INTP – THE THINKERS – NHÀ TƯ DUY
Những người thuộc nhóm INTP có lối sống chủ đạo là tư duy hướng nội, tức là họ giải quyết vấn đề một cách lý trí và logic. Ngoài ra, INTP còn có môt lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, họ nắm bắt mọi thứ thông qua trực giác của mình.
Người thuộc nhóm INTP quý trọng kiến thức hơn tất cả mọi thứ. Tâm trí họ liên tục tạo ra những giả thiết mới, hay chứng minh hoặc bác bỏ những giả thiết đã có sẵn. Họ tiếp cận với những vấn đề và giả thiết với lòng nhiệt tình và luôn đặt nghi vấn, họ lờ đi những quy luật và ý kiến sẵn có và tự đưa ra hướng tiếp cận của riêng mình cho giải pháp đó. Họ tìm kiếm những mô thức và sự giải thích hợp lý trong bất kỳ vấn đề nào mà họ có hứng thú. Họ thường rất sáng suốt, và có khả năng khách quan phê bình trong những phân tích của chính mình. Họ thích những ý tưởng mới, và cực kỳ hứng thú với những quan điểm trừu tượng và những giả thuyết. Họ thích thảo luận những khái niệm này với người khác. Trong mắt mọi người thì họ dường như hay mơ mộng và hay tạo khoảng cách với người khác, bởi họ dành rất nhiều thời gian đắm mình trong những giả thiết. Người thuộc nhóm INTP ghét làm những việc thường nhật – họ thích xây dựng những hướng giải quyết mang tính lý thuyết phức tạp, và để việc thực hiện chúng lại cho người khác. Họ vô cùng hứng thú với giả thuyết, và sẽ dành phần lớn thời gian và sức lực để tìm kiếm lời giải cho vấn đề đã khơi gợi cho họ sự hứng thú.
Người thuộc nhóm INTP không thích lãnh đạo hoặc điều khiển người khác. Họ rất dễ chấp nhận và linh hoạt trong hầu hết mọi trường hợp, trừ khi một trong những niềm tin mãnh liệt của họ bị xúc phạm hoặc bị nghi ngờ, trong những trường hợp này thì họ sẽ giữ một lập trường cứng nhắc. Người thuộc nhóm INTP thường khép mình khi tiếp xúc với người lạ. Mặt khác, họ rất tự tin khi tiếp xúc với người mà họ đã hiểu rõ, hoặc khi thảo luận những vấn đề mà họ có sự hiểu biết thấu đáo về vấn đề đó.
Người thuộc nhóm INTP thường không có sự cảm thông hoặc coi trọng những quyết định dựa trên cảm xúc và sự chủ quan cá nhân. Họ luôn cố gắng có được những kết luận logic trong mọi vấn đề, và họ cũng không hiểu được tầm quan trọng hoặc sự chính đáng của việc áp dụng những suy xét dựa trên cảm xúc cá nhân để ra quyết định. Vì lí do này nên người thuộc nhóm INTP thường không thể đồng điệu với cảm xúc của người khác, và họ cũng không được tạo hóa trang bị cho khả năng cảm nhận được những nhu cầu cảm xúc của mọi người.
Người thuộc nhóm INTP có thể gặp vấn đề với việc tự đề cao bản thân và chống lại mọi người, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng sáng tạo của họ. Vì mặt cảm xúc của họ là phần ít phát triển hơn cả nên người thuộc nhóm INTP có thể gặp phải khó khăn trong việc mang lại sự ấm áp và chỗ dựa cho người khác, điều mà đôi khi rất cần thiết trong những mối quan hệ thân mật. Nếu họ không nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý đến cảm xúc của mọi người, họ có thể phê bình và mỉa mai người khác một cách thái quá. Nếu INTP không thể tìm ra nơi hỗ trợ cho việc phát triển những khả năng tốt nhất của mình, họ thường sẽ trở nên tiêu cực và hay hoài nghi. Nếu INTP chưa phát triển mặt nhận thức một cách đầy đủ, họ có thể trở nên không ý thức về môi trường xung quanh, và sẽ để lộ ra những điểm yếu khi làm những công việc mang tính thường nhật, ví dụ như trả hóa đơn hàng tháng hoặc phải ăn mặc thích hợp.
Đối với người thuộc nhóm INTP, việc những ý tưởng và vấn đề được trình bày một cách chính xác và súc tích là vô cùng quan trọng. Họ thường bày tỏ suy nghĩ của mình về những việc mà họ tin rằng điều đó thật sự đúng. Đôi khi, những suy nghĩ của họ về một ý tưởng thường khó hiểu đối với người khác, nhưng INTP lại thường không biến đổi ý tưởng đó theo cách dễ hiểu để giải thích cho mọi người. INTP thường có xu hướng bỏ dở một đề án khi họ đã có lời giải đáp cho nó, và tiếp tục làm việc kế tiếp. INTP cần phải hiểu rằng việc thể hiện những giả thuyết tiến bộ của họ một cách dễ hiểu là rất quan trọng. Suy cho cùng, một sự khám phá đáng ngạc nhiên sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn là người duy nhất có thể hiểu nó.
INTP thường rất độc lập, khác thường và lập dị. Họ thường không đặt nặng những mục tiêu phổ biến như sự yêu mến và sự bảo đảm. Họ thường có tính cách phức tạp, có xu hướng hiếu động và không kiên định. Họ rất mưu trí và có những mô thức suy nghĩ rất độc đáo, điều này giúp họ phân tích ý tưởng bằng nhiều cách mới mẻ. Vì vậy mà nhiều thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học trên toàn thế giới thường được tạo ra bởi người thuộc nhóm INTP.
INTP có thể phát huy khả năng tối đa khi có thể độc lập làm việc với những giả thuyết của họ. Khi được làm việc trong môi trường hỗ trợ cho khả năng sáng tạo thiên tài và phát huy tính cách khác thường của mình, INTP có thể tạo ra những sự khác biệt to lớn. Họ là những người tiên phong với những ý tưởng mới trong xã hội của chúng ta.
Các INTP nổi tiếng:
Socrates – Triết gia Hy Lạp cổ đại
Rene Descartes – Triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp
Blaise Pascal – Nhà toán học, vật lý học, triết gia người Pháp
Sir Isaac Newton – Nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà toán học vĩ đại người Anh
C. G. Jung – Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Điển
Albert Einstein – Nhà bác học thiên tài người Do Thái
Tiger Woods – Vận động viên golf chuyên nghiệp nổi tiếng
Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.INTP VÀ SỰ NGHIỆP
Các INTP thường có một số nét đặc trưng sau:
- Yêu thích lý thuyết và những ý tưởng trừu tượng.
- Người tìm kiếm sự thật – Họ luôn muốn hiểu rõ vấn đề bằng cách phân tích những nguyên tắc và cấu trúc tiềm ẩn bên trong.
- Coi trọng kiến thức và năng lực hơn những thứ còn lại.
- Có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc – điều mà họ luôn áp dụng cho chính mình.
- Độc lập và lập dị, có thể gọi là khác người.
- Hiệu quả tốt nhất khi làm việc một mình, và rất coi trọng sự tự do.
- Không có mong muốn lãnh đạo hoặc đi theo người khác.
- Không thích những chi tiết nhàm chán.
- Đặc biệt không quan tâm đến những ứng dụng thực tế của những sáng tạo của họ.
- Sáng tạo và sâu sắc.
- Luôn hướng tới tương lai.
- Thường thông minh và mưu trí.
- Tin tưởng vào sự sáng suốt và ý kiến của chính mình trên hết.
- Sống chủ yếu bên trong tâm trí mình, dường như tách biệt và không muốn liên can tới những người xung quanh.
Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một INTP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với INTP:
- Nhà khoa học – đặc biệt trong nghiên cứu Vật Lí, Hóa Học.
- Nhiếp ảnh gia.
- Chiến lược gia.
- Nhà Toán học.
- Giáo sư đại học.
- Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, người vẽ hoạt hình máy tính và chuyên gia máy tính.
- Chuyên viên thiết lập kỹ thuật.
- Kỹ sư.
- Luật sư.
- Thẩm phán.
- Chuyên viên khám nghiệm hiện trường.
- Người bảo vệ pháp lý và viên kiểm lâm.
1. Trau dồi ưu điểm của mình! Hãy hiểu rằng món quà mà tự nhiên ban cho bạn là sự thành thạo trong việc phân tích những vấn đề và tình huống một cách logic. Vì thế, hãy tạo cho mình cơ hội để luyện tập tài năng này. Bạn sẽ tìm được hạnh phúc thông qua những trải nghiệm đó.PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA INTP
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG
2. Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình! Không ai là hoàn hảo cả. Chấp nhận điểm yếu của mình (mà không tự trách cứ bản thân) sẽ cho bạn sức mạnh để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.
3. Nói về những suy nghĩ của bạn. Thảo luận những ý tưởng và nhận thức của mình với người khác sẽ giúp bạn phát triển được trực giác hướng ngoại của mình, và cả sự nhận thức về thế giới. Việc bạn sử dụng những tính cách bổ trợ tốt đến đâu rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc toàn diện của bạn.
4. Lắng nghe mọi thứ. Cố gắng đừng gạt bỏ mọi thứ ngay lập tức. Cứ để nó ngấm từ từ vào bạn, rồi từ đó hẵng bắt đầu phán xét. Cố gắng đừng loại bỏ những thứ ngoài tầm hiểu biết – chúng không phải là những thứ phi logic.
5. Hãy cố gắng hiểu người khác. Hãy hiểu rằng mỗi người đều có cuộc sống và quan điểm của riêng mình. Họ có quyền được bày tỏ mong muốn. Hãy tìm hiểu xem họ thuộc nhóm người nào.
6. Hãy chấp nhận những nguyên tắc của xã hội. Bạn nên chấp nhận rằng xã hội của chúng ta được bao hàm bởi những nguyên tắc cơ bản, và xã hội sẽ không phát triển nếu những nguyên tắc đó không được công nhận và ủng hộ. Trong chế độ dân chủ, người ta bỏ phiếu. Khi đèn đỏ, người ta ngừng xe. Nếu họ ngừng bỏ phiếu bầu vì đối với họ điều đó không quan trọng, ai sẽ là người nắm quyền? Nếu họ không dừng lại khi gặp đèn đỏ bởi điều đó không nằm trong kế hoạch, thì làm sao chúng ta có thể lái xe an toàn? Những ưu tiên và kế hoạch của bạn rất quan trọng, nhưng bạn phải thừa nhận rằng những vấn đề của thế giới bên ngoài cũng quan trọng không kém. Đừng gạt bỏ tầm quan trọng của những nguyên tắc, dù cho chúng không có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn.
7. Hãy rời khỏi vùng an toàn của bạn! Hãy hiểu rằng cách duy nhất để vươn lên là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái với một ý tưởng hay một trường hợp nào đó vì bạn không chắc chắn làm thế nào để phản ứng, đó là điều tốt! Đó là một cơ hội cho phép bản thân bạn trưởng thành hơn.
8. Hiểu rõ và bày tỏ cảm xúc của mình. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu cảm giác của bạn về một người khác. Việc thấu hiểu cảm giác đó rất quan trọng. Đừng lừa dối người khác với sự mâu thuẫn đó của bạn. Nếu chắc rằng bạn quí trọng một người, hãy nói cho họ biết mỗi lần bạn nghĩ đến điều này. Đây là cách tốt nhất để họ cảm thấy an toàn khi ở trong phạm vi tác động của bạn, và cũng là một cơ hội để phát triển một mối quan hệ bền vững.
9. Hãy chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Luôn nhớ rằng không ai có thể điểu khiển cuộc sống của bạn ngoài chính bạn. Đừng biến mình thành nạn nhân của hoàn cảnh.
10. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất! Đừng tự hạ gục mình bằng những nối lo lắng sợ hãi và bi quan. Hãy nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ luôn tạo dựng được những hoàn cảnh tích cực.
INTP sống cuộc sống bên trong tâm trí của mình, nơi tràn ngập sự tưởng tượng và náo động. Vì vậy mà thế giới bên ngoài dường như lu mờ đối với họ. Điều này dẫn đến việc thiếu đi động cơ để hình thành và duy trì những mối quan hệ. Trong cuộc sống của mình, INTP thường không giao thiệp rộng rãi. Họ thích có một vài mối quan hệ thân thiết hơn, những mối quan hệ mà họ thật sự quý trọng và có nhiều ảnh hưởng tới họ. Bởi trọng tâm sự chú ý của INTP chủ yếu là hướng nội, với mục đích là tìm kiếm sự rõ ràng trong từng ý tưởng trừu tượng, nên họ thường không thể đồng điệu với những cảm xúc và nhu cầu của người khác. Họ có xu hướng cảm thấy khó khăn để biết rõ về người khác, và thường thu mình cho tới khi đối phương chứng tỏ rằng họ đáng được lắng nghe những suy nghĩ của INTP. Luôn đặt việc làm chủ kiến thức và sức mạnh của não bộ lên trên hết, INTP sẽ chọn làm việc với những người mà họ cho là thông minh. Một khi INTP chịu bắt đầu một mối quan hệ nào đó, họ rất thành thật và chung thủy, từ đó hình thành nên sự gắn bó về mặt tình cảm thuần khiết và minh bạch rõ ràng. INTP thường không hứng thú hoặc không hiểu biết nhiều về những trò tán tỉnh liên quan tới những mối quan hệ. Tuy nghiên, nếu có vấn đề xảy ra mà INTP cho là không thể hòa giải được, họ sẽ từ bỏ mối quan hệ và không bao giờ quay lại nữa.INTP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
Điểm mạnh của INTP
- Họ rất yêu quí những người xung quanh.
- Thường thoải mái và dễ dãi, luôn chiều theo ý mọi người.
- Hăng say làm những công việc họ có hứng thú.
- Giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
- Thường không lo sợ trước những xung đột hoặc những lời chỉ trích.
- Thường không quá đòi hỏi trước những nhu cầu cá nhân căn bản hàng ngày.
- Không đồng cảm được với người khác một cách tự nhiên; phản ứng chậm trước những nhu cầu cảm xúc.
- Không giỏi bày tỏ cảm xúc tự nhiên.
- Hay có xu hướng hoài nghi và không tin tưởng người khác.
- Không thành thạo những công việc thực tế, ví dụ như quản lí tiền bạc, trừ khi họ làm việc ở những mảng này.
- Gặp khó khăn trong việc rời bỏ những mối quan hệ không tốt đẹp.
- Có xu hướng bỏ qua những tình huống xung đột bằng cách lờ chúng đi, hoặc sẽ nổi nóng với chúng trong cơn giận dữ.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét