BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Phong Thủy mang tài lộc cho người mệnh Mộc

Phong Thủy mang tài lộc cho người mệnh Mộc

Trong những quan niệm cổ về phong thuỷ, Mộc đem đến những phương cách hỗ trợ cho sự giàu có và thịnh vượng, khỏe mạnh và đầy sức sống.

Mạng Mộc gồm có các tuổi:

Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943;
Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951;
Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959;
Nhâm Tý1972 & Quý Sửu 1973;
Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981;
Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.

Mộc biểu tượng của mùa xuân, cũng là biểu hiện sáng tạo, nuôi dưỡng và nảy nở, tượng trưng cho cạnh tranh, năng động.
Người mệnh Mộc luôn tươi tắn, khoẻ khoắn, những yếu tố phong thuỷ Mộc luôn đem đến những nguồn năng lượng mới đến cho sức khoẻ, sự sống và sự sinh trưởng.





Hướng phong thủy của mệnh Mộc là Đông, Nam và Đông Nam, bạn nên mở cửa chính theo những hướng này.

Sử dụng màu sắc cho người mệnh Mộc có thể dùng màu tương hợp thuộc hành Mộc, hoặc màu tương sinh thuộc hành Thủy.

Các màu như xanh lá, nâu, xanh lam, vàng nhạt, đen thường được dùng trong không gian của gia chủ mệnh Mộc, tuy nhiên có hai màu nhiều ưu điểm nhất là nâu và xanh lá.



 


Màu nâu - màu của gỗ, tốt cho các cung Tài Lộc, cung Gia Đạo, cung Danh Vọng, chỉ riêng dùng màu sắc đã mang đến tài lộc cho bạn rồi. Bạn nên chọn màu nâu cho phòng bếp, cửa ra vào, cho mảng tường áp gỗ ở phòng khách và phòng ngủ. Nâu là màu rất tốt nhưng quá nhiều lại làm giảm tham vọng và mục đích sống của gia chủ, vì thế hạn chế sử dụng toàn màu nâu trong nhà, nhất là phòng của trẻ nhỏ và ở hướng Tây Nam (cung tình yêu và hôn nhân nằm ở hướng này, cung này thuộc Thổ và khắc Mộc nên không tốt).

Do Thủy sinh Mộc, vì thế bạn có thể dùng màu nâu socola kết hợp với xanh lơ (màu sắc này hiện đại và đang là xu hướng nội thất hiện nay) để trang trí nhà cho người mệnh Mộc. Ngoài ra các gam màu socola, café, cũng trẻ trung và thuộc hành Mộc.



 


Xanh lá là màu rất tốt cho mệnh Mộc, mang đến cảm giác thư thái trong lành, là tượng trưng cho khởi đầu mới, ảnh hướng tốt đến sức khỏe, đẩy lùi lo lắng và lấy lại cân bằng. Màu xanh còn chỉ cây rừng và cũng là màu tượng trưng cho mùa xuân, hy vọng. Dùng màu xanh lá trong nội thất dễ nhất chính là cây xanh. Ngoài ra ghế salon hay bàn ăn, tủ, rèm cửa dùng màu xanh lá cũng rất đẹp.

Chất liệu trang trí phù hợp với mệnh Mộc là các loại đồ gỗ, tre, giấy, các loại cây hoa cảnh, vật dụng có hoa văn cây lá, hay đường uốn lượn. Bạn có dùng những đồ điêu khắc tinh xảo bằng gỗ, sử dụng bình hoa giấy hay hoa gỗ…



 


Thông thường, các vật liệu thuộc mộc được xem có thể tạo cảm giác ấm cúng cho căn phòng không chỉ bởi màu sắc nồng ấm của nó mà còn do cảm giác gần gũi, thân thiện của chất liệu tạo ra. Đồ nội thất bằng gỗ hấp dẫn vì sự sang trọng, tính đàn hồi và độ bền của nó, dễ bảo quản, dễ sữa chữa và thay thế nếu bị hư hại.



 


Người thuộc mạng Mộc thường thích thám hiểm, ngay thẳng, nhiệt tình, chủ động, thích bận rộn và có mục đích, ghét lẩn tránh, cần tránh những nơi có gió. Người mạng Mộc sống trong một không gian có nhiều đồ mộc thường hiền lành hơn, có lẽ do các vật liệu thuộc mộc là vật liệu có tính chất âm cao nhất, kết hợp với màu sắc nhẹ nhàng tạo nên một làn sóng thụ động nhưng yên bình, thư giãn hơn.

Những căn phòng ở xa so với phương ánh nắng mặt trời chiếu thẳng thì không nên chọn các loại đồ dùng vật liệu mộc có màu sắc nhạt, sáng, thay vào đó nên chọn các loại vật liệu có tông ấm hơn. Các vật dụng kim loại quá sáng và phản chiếu hết toàn bộ ánh sáng làm hoa mắt thì thật bất tiện, hơn nữa Kim khắc Mộc, không tốt cho gia chủ. Những căn phòng nằm theo hướng ánh sáng mặt trời sẽ thu hút sức nóng vào mùa hè thì rất có lợi cho những vật dụng thuộc mộc có màu tối.



 



 


Cung học vấn đóng giữa hành Thủy và hành Mộc của lá bùa bát quái, do đó màu xanh lá và màu xanh thẫm (hành Thủy) rất tốt cho phòng trẻ dưới độ tuổi hai mươi, giúp hỗ trợ cho việc học hành. Màu này rất hợp cho những đứa trẻ hiếu động, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển năng khiếu của trẻ.

Với phòng bếp, Mộc sinh Hỏa vì thế chọn những màu hành Mộc như bàn ăn bằng gỗ nâu, gỗ vàng, hoặc gỗ sơn màu xanh tươi mát rất tốt cho gia chủ.



 



 


Phòng ngủ nên tạo không gian ấm cúng, riêng tư với gam màu dịu mát như xanh lá, nhẹ nhàng thanh thản, là nơi nghỉ ngơi, màu xanh lá sẽ giúp giải phóng mọi lo toan hàng ngày. Khi kê giường ngủ nên chọn hướng Bắc vì Bắc là Thủy, Thủy sinh Mộc rất tốt cho gia chủ. Màu xanh cũng là màu giúp gia chủ mệnh Mộc năng động, nhiều sức sống, mang lại may mắn.



 


Sử dụng gam màu xanh thẫm trong phòng tắm là cách đem thiên nhiên vào nhà và cũng dễ dàng lau rửa vì tông màu này sạch sẽ.

Không nên trang trí vật nhọn, góc cạnh trong nhà vì tất cả các vật sắc nhọn, góc canh là thuộc hành Hỏa, Hỏa khắc Mộc, không hề tốt cho bạn.



 


Ngoài việc trang trí nhà cửa, nội thất, các pháp khí, vật phẩm phong thủy cũng nên được sử dụng theo mục đích của bạn. Quan trọng nhất bạn nên kích hoạt thủy khí của gia đình.

Để kích hoạt thủy khí, bạn có thể sử dụng lối đi quanh co, bàn ghế đồ vật nên có hoa văn trang trí lượn sóng. Dùng bể cá, phong thủy luân hoặc chậu thủy tinh thả hoa tươi ở phòng khách. Trong phòng ngủ nên có gương để Thủy dưỡng Mộc. Có thể ốp trần thạch cao, hoặc gỗ hình uốn lượn, hoặc hàng rào gỗ, sắt có những bông hoa bằng sắt.




 


Nếu nhà bạn rộng rãi hoặc ở nhà chung cư, sử dụng vách ngăn, nên chọn vách ngăn bằng kính mờ hoặc vách ngăn có kết hợp thác nước. Trồng nhiều cây xanh hoặc làm hòn non bộ.
Tuy nhiên cái gì quá cũng không tốt, quá nhiều Thủy thì sẽ úng Mộc (đa Thủy úng Mộc).




 


Ở các cung bát quái như Tài Lộc, Hôn Nhân, Quý Nhân...nên đặt các vật phẩm phong thủy phù hợp để tăng thêm hiệu quả phong thủy theo từng mục đích.


Theo XZone

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Xây dựng KPIs cho doanh nghiệp

KPIs và việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc
1. KPIs (trong đánh giá thực hiện công việc) là gì?
KPI -Key Performance Indicators, là một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. KPI là 1 công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân. Trong bài này, nhóm sử dụng KPI như một công cụ để các nhà quản lý cũng như cá nhân đánh giá kết quả thực hiện công việc của mình.
Sử dụng trong ĐGTHCV, hệ thống KPIs được hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc. Hay nói cách khác KPIs chính là mục tiêu công việc mà cá nhân, tổ/nhóm, phòng/ban, tổ chức… cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.
Thông thường mỗi vị trí chức danh sẽ có bản mô tả công việc trong đó nêu rõ những trách nhiệm của vị trí chức danh đó phải thực hiện. Dựa trên cơ sở những trách nhiệm công việc đó Nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số (mục tiêu) để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí chức danh đó.
Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng nhân viên.
2. Mục đích của việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc
Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích:
Thứ nhất, đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.
Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.
Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…
3. Mục tiêu khi xây dựng KPIs
Là 1 công cụ dùng trong ĐGTHCV, nên khi xây dựng hệ thống KPIs những nhà quản lý cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART:
1. S – Specific: Cụ thể
2. M – Measurable: Đo lường được
3. A – Achiveable: Có thể đạt được
4. R - Realistics:Thực tế
5. T – Timbound: Có thời hạn cụ thể
Không phải là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng KPIs, tuy nhiên nếu hệ thống KPIs cuả tổ chức đảm đạt được tiêu chí SMART thì hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc sẽ rất cao.
4. Ưu điểm khi sử dụng KPIs trong ĐGTHCV
- Nó có thể là một cách rất nhanh cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược.
- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo.
- Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, phòng/ban hoặc một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên.
- Một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.
- Đưa ra các chỉ tiêu có thể đo lường được, từ đó việc ĐGTHCV sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng.
5. Nhược điểm khi sử dụng hệ thống KPIs
- Nếu các chỉ số KPIs xây dựng không đạt được tiêu chí SMART thì nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống ĐGTHCV mà còn gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị của tổ chức nói chung.
- Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
- Các chỉ số không đạt tiêu chí measuarable (đo lường được): Như vậy khi đưa ra các tiêu chí không còn ý nghĩa đo lường kết quả THCV.
- Các chỉ số KPIs không đạt được tiêu chí Achievable (có thể đạt được) và Realistics (thực tế):…: Mục tiêu xây dựng quá xa vời so với thực tế, nhân viên không thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng hết mình. Điều này dẫn đến tâm lý thất vọng, chán nản và không muốn làm việc.
- Các chỉ số KPIs không có hạn định cụ thể: người lao động không biết công việc này phải làm trong thời gian bao lâu hay khi nào phải hoàn thành. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc
- Khi sử dụng các tiêu chí KPIs làm mục tiêu thì phải thay đổi theo mục tiêu của tổ chức, nó không có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.


2.6. Quy trình xây dựng KPIs cho một bộ phận, chức danh công việc


Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPIs
Các bộ phận/phòng/ban tự xây dựng KPIs: có thể do các bộ phận/phòng/ban chức năng trực tiếp xây dựng hệ thống KPIs cho các vị trí chức danh trong bộ phận/phòng/ban đó dựa trên sự hướng dẫn, trợ giúp về mặt phương pháp của những người có chuyên môn (bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, các nhà chuyên môn).
- Người xây dựng KPIs thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban – người hiểu rõ và tổng quan nhất về các nhiệm vụ, yêu cầu của các vị trí chức danh trong bộ phận. Trong trường hợp bộ phận/phòng/ban quá lớn thì việc xây dựng KPIs nên được đảm nhận bởi những quản lý cấp thấp hơn.
- Ưu điểm của phương pháp này: các chỉ số KPIs do các bộ phận/phòng/ban tự xây dựng cho bộ phận mình sẽ có tính khả thi cao và mang thể hiện được rõ nét chức năng, nhiệm vụ của bộ phận.
- Nhược điểm của phương pháp này: có thể dẫn đến việc thiếu khách quan trong việc xây dựng hệ thống KPIs như: đặt mục tiêu quá thấp. Do đó, nếu xây dựng KPIs theo phương pháp này thì cần có sự kiểm định, đánh giá của hội đồng những nhà chuyên môn, am hiểu về công việc của bộ phận/phòng/ban.
Bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, các nhà chuyên môn: khác với phương pháp trên, phương pháp này đảm bảo được tính khách quan, khoa học về phương pháp. Tuy nhiên các chỉ số KPIs đưa ra có thể không thực tế, không thể hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận/phòng/ban.
- Để khắc phục vấn đề này, hệ thống KPIs sau khi được xây dựng cần có sự góp ý, thẩm định, đánh giá của bộ phận chức năng.
Bước 2: Xác định các KRAs (Keys Result Area) của bộ phận (các chức năng/nhiệm vụ của Phòng).
Mỗi bộ phận trong tổ chức có những chức năng/trách nhiệm cụ thể đặc trưng cho bộ phận/phòng/ban và hệ thống các KPIs được xây dựng phải thể hiện, gắn liền với đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận.
Bước 3: Xác định vị trí chức danh và các trách nhiệm chính của vị trí chức danh.
- Với mỗi vị trí chức danh thì người xây dựng KPIs cần chỉ ra một số trách nhiệm chính mà người đảm nhận vị trí công việc này phải thực hiện (mô tả công việc). Các trách nhiệm chính này là cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ số KPIs do đó, các trách nhiệm nêu ra phải rõ ràng, cụ thể và có thể thực hiện được,
Bước 4: Xác định các chỉ số KPIs (chỉ số đánh giá)
a. KPIs của bộ phận: dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận/phòng/ban người xây dựng hệ thống KPIs sẽ xây dựng những chỉ số KPIs chung đặc trưng cho cả bộ phận. Những chỉ số KPIs này là cơ sở để xây dựng KPIs của từng vị trí chức danh.
b. KPIs cho từng vị trí chức danh:
- Vây dựng KPIs để cho người lao động thực hiện đúng mô tả và yêu cầu công việc. Do đó, các chỉ số KPIs được xây dựng trên cơ sở những trách nhiệm chính của vị trí chức danh nêu trên và các chỉ số KPIs của từng bộ phận.
- Các chỉ số KPIs phải đảm bảo tiêu chí SMART và phải có nguồn thu thập thông tin mà doanh nghiệp đang áp dụng hoặc sẽ áp dụng trong tương lai gần.
- Kỳ đánh giá: Kỳ đánh giá thường áp dụng là tháng, quý, năm. Tùy vào từng chỉ số KPIs, nội dung của các từng chỉ số mà người
Bước 5: Xác định mức độ điểm số cho các kết quả đạt được
- Thông thường điểm số được chia ra thành 2 – 5 mức độ điểm số tương ứng với mức độ hoàn thành công việc theo kết quả.
- Càng nhiều mức độ điểm số thì việc đánh giá càng khách quan. Tuy nhiên, nếu quá chia nhỏ các mức độ điểm số thì việc đánh giá cuối cùng và xác định tổng điểm cuối cùng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định điểm số.
Bước 6: Liên hệ giữa kết quả đánh giá KPIs và lương, thưởng
Với mỗi khung điểm số cụ thể người xây dựng hệ thống KPIs sẽ xác định mỗi liên hệ giữa kết quả đánh giá và các mức đãi ngộ cụ thể.
Tùy thuộc vào từng bộ phận chức danh, lĩnh vực hoạt động… mà các nhà quản lý thực hiện việc xây dựng KPIs linh hoạt trong các bước và nên thuê các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm kết hợp với nhân viên trong Công ty để chỉ tiêu đưa ra đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao và phù hợp với mục tiêu quản lý chung của Công ty, đặc biệt là mục tiêu trong quản lý nhân sự.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn

Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn


Sau khi vượt qua khâu thẩm định hồ sơ và bằng cấp, thì phỏng vấn chính là thử thách quyết định kết quả xin việc của bạn. Nhưng thành công hay thất bại thì không ai có thể nói trước được, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy để có thể vượt qua vòng phỏng vấn các bạn cần làm gì, hay chỉ trông chờ vào sự “hên xui may rủi”. Xin chia sẽ một số kinh nghiệm hay có thể giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn, và tìm được cho mình một công việc tốt nhất.

Phỏng vấn “chơi” nhưng làm thật
Có nhiều người thắc mắc tại sao họ không coi trọng cuộc phỏng vấn đó, họ không chuẩn bị gì nhiều, thậm chí họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại, họ chỉ xem đi phỏng vấn cũng như một cuộc dạo chơi nhưng cuối cùng lại được nhận. Ngược lại đứng trước một công ty mình yêu thích, họ đã chẩn bị nghiêm túc cho cuộc phỏng vấn nhưng cuối cùng vẫn bị loại. Mấu chốt chính là vấn đề tâm lý, vì đi phỏng vấn với tâm lý “không có gì để mất” nên họ không bị áp lực, không cảm thấy căng thẳng, và buổi phỏng vấn sẽ trở nên cởi mở hơn. Chính vì tâm lý thoải mái sẽ làm cho họ trở nên tự tin, từng trải… và việc “vô tình” ghi điểm này giúp họ vượt qua vòng phỏng vấn cũng không có gì là khó hiểu.

Ngược lại có một số người quá tập trung vào kết quả phỏng vấn nên tâm lý căng thẳng, áp lực dẫn đến việc trả lời không tự tin, rơi vào tình thế bị động…chính điều đó là làm cho họ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, và việc bị loại cũng là điều tất yếu. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng, thì hãy luôn tạo cho mình tâm lý thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ giúp cho bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách nhẹ nhàng, và công việc là trong tầm tay bạn.

Tham gia phỏng vấn càng nhiều càng tốt
Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, thì hãy cố gắng để được càng nhiều công ty phỏng vấn càng tốt, cho dù là công ty lớn hay nhỏ thì cũng có cái hay riêng của họ. Thông qua các buổi phỏng vấn đôi khi bạn còn được nhà tuyển dụng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng bổ ích, bạn sẽ biết được phỏng vấn là như thế nào, từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu và nó càng trở nên hữu ích cho những cuộc phỏng vấn quan trọng về sau.

Tập trung vào công việc mà mình ứng tuyển
Thay vì tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình, các bạn hãy chú trọng vào công việc mà mình ứng tuyển, hãy hỏi nhà tuyển dụng nội dung, cách thức và quy trình làm việc. Từ đó vô tình tạo cảm giác bạn là người đến đây là để nắm bắt tình hình và tiếp nhận công việc này chứ không phải là đi phỏng vấn, sau quá trình trao đổi đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi khi nào bạn có thể bắt tay vào công việc, câu hỏi này của nhà tuyển dụng cũng chính là thông điệp báo hiệu bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn thành công.

Không nên tỏ ra quá tài giỏi
Bước vào cuộc phỏng vấn bạn nên mạnh dạn tìm hiểu vai trò của người tuyển dụng, nếu đó là lãnh đạo thì bạn có thể tha hồ chứng tỏ năng lực của bản thân, vì những người lãnh đạo luôn mong muốn tìm được những nhân viên tài giỏi giúp sức cho mình. Nhưng nếu đó là một người ở vị trí “nhạy cảm” so với vị trí ứng tuyển của bạn, thì một lời khuyên chân thành là bạn đừng tỏ ra quá tài giỏi, mà hãy chứng tỏ mình là người có thể làm tốt công việc đó là đủ. Vì nếu lỡ bạn giỏi hơn họ thì họ sẽ bị lu mờ, và hơn nữa trong cuộc sống và công việc có ai mà không muốn hơn người khác! vì vậy nếu họ nhận ra bạn là một đối thủ nguy hiểm thì liệu họ có dám tuyển bạn vào làm không? Dĩ nhiên không phải người tuyển dụng nào cũng vậy, vẫn có những người rất thích làm việc với người giỏi giang, nhưng cũng không thiếu những kẻ luôn muốn hơn người. Vì vậy đôi khi hãy biết khiêm tốn, điều đó không khiến bạn lu mờ, mà đó là tiền đề để bạn tỏa sáng về sau.

Yêu cầu được giao một công việc nào đó
Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra không tin tưởng vào năng lực của bạn, hoặc họ phân vân không biết làm gì với bạn thì hãy mạnh dạn đề nghị họ giao cho mình một công việc nào đó. Đừng để họ cầm hồ sơ của bạn và hứa hện có gì sẽ liên lạc lại sau, vì đa phần những trường hợp này đều bị “chìm xuồng”. Hơn nữa khi được giao một công việc nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, trong quá trình làm bạn có thể trao đổi với họ, từ đó tạo được mối quan hệ và cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực của mình. Đây chính là cách gián tiếp để bạn vượt qua vòng phỏng vấn nếu như cuộc phỏng vấn giai đoạn đầu không được suôn sẽ.