BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Những bí ẩn đằng sau tờ 1 đô la Mỹ

Tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton.


Những bí ẩn đằng sau tờ 1 đô la Mỹ
Đồng 1 đô la trị giá bao nhiêu?
 
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc đô la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ. 

Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra.
 
Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy được in trên mặt. Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra.
 
Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào?
 
Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.
 
Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, Va., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.
 
nhung-bi-an-dang-sau-to-1-do-la-my
 
Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối. 

Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc, Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ.
 
nhung-bi-an-dang-sau-to-1-do-la-my
 
Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh. Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta

Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM –Một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời.
 
Ở bên đối diện, vòng tròn bên phải có nhiều chi tiết giống với ấn tín của nước Mỹ – con đại bàng đầu trọc, biểu tượng của chiến thắng. Thứ nhất, nó không sợ bão tố vì đủ sức mạnh và trí thông minh để vượt qua bão tố. Thứ 2, nó không đội vương miện vì nước Mỹ lúc đó vừa đập tan quyền lực của Vua nước Anh George III. 

Vì vậy, cái lá chắn trước ngực con đại bàng không có dây đeo. Điều đó có nghĩa là quốc gia này từ đây hoàn toàn tự lập. Phía trên lá chắn có một loạt vạch trắng song song: với ý nghĩa: Chúng tôi liên kết với nhau thành một quốc gia.
 
nhung-bi-an-dang-sau-to-1-do-la-my
 
Trước mỏ đại bàng có dòng chữ vắt ngang: E PLURIBUS UNUM, nghĩa là: một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc. Trên đầu đại bàng là 13 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang mới ra đời. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của một ngôi sao 6 cánh. Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng (66), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa.
 
nhung-bi-an-dang-sau-to-1-do-la-my
 
Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ô liu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
 
Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự xuất hiện của con số 13 trên tờ 1 Đô :
 
1. 13 thuộc địa đầu tiên
2. 13 người ký Tuyên ngôn độc lập
3. 13 sọc trên lá cờ
4. Phiên bản cuối cùng của Đại Ấn được đệ trình vào ngày 13 tháng 6
5. Kim tự Tháp có 13 bậc
6. 13 chữ cái trong các dòng chữ Latin
7. 13 ngôi sao trên đầu con Đại bàng
8. 13 vạch trên chiếc khiên
9. 13 chiếc lá trên cành ô liu
10. 13 quả ô liu (nhìn kỹ) và 13 mũi tên
11.  Và ít được biết hơn là Lần sửa đổi thứ 13
 
Theo Genk/Aquiziam

Chúa đảo Tuần Châu: "Người khôn tìm việc, người thông minh xây hệ thống"

Doanh nhân không kiếm tiền bằng cách tìm việc mà chọn cách xây dựng cho mình một hệ thống sinh lợi.

Chúa đảo Tuần Châu: "Người khôn tìm việc, người thông minh xây hệ thống"
Cách đây dăm năm, trong một lần ngồi café sáng với chúa đảo Tuần Châu bên bờ vịnh Hạ Long, tôi hỏi ông: Với mỗi người, mỗi ngày đều chỉ có 24 giờ, vậy bằng cách nào anh kiếm tiền được nhiều thế mà trông vẫn thảnh thơi.
 
Ông nói đại ý: Với người khôn ngoan thường tìm cho mình một công việc, với người thông minh sẽ xây cho mình một hệ thống. Hệ thống đó tạo ra dòng tiền.
Để dòng tiền luôn tuôn chảy
Câu chuyện này rồi dần trôi đi cho tới một hôm tình cờ tôi được đọc một câu chuyện ngụ ngôn của người Italia như sau:
"Ở một ngôi làng nhỏ có hai người bạn trẻ tên là Bruno & Pablo, họ thường trao đổi với nhau để làm sao trở thành những người thành đạt nhất trong làng. Và rồi một ngày cơ hội đã đến với họ. Già làng đã thuê họ xách nước từ hồ nước trên núi cao về cho dân làng sử dụng. Hàng ngày họ làm việc chăm chỉ và tối đến nhận được tiền công của mình.
Bruno có thân hình to khỏe thì  nghĩ rằng anh ta có thể sử dụng những thùng xách nước to hơn để được nhiểu tiền hơn. Còn Pablo thì gầy yếu hơn nên cảm thấy bất ổn. Vì vậy, anh nghĩ ra một cách làm thông minh hơn, để làm sao tiết kiệm sức lực và có nhiều tiền hơn.
Pablo nẩy ra ý tưởng và lập kế hoạch "Master plan" xây dựng đường ống để dẫn nước từ hồ trên núi chảy về làng. Anh đã trao đổi ý tưởng đó với Bruno và mời anh ta cùng cộng tác xây dựng đường ống. Bruno cho là viển vông và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập hàng ngày của anh ta nên đã không đồng ý hợp tác.
Pablo đành phải thực hiện kế hoạch một mình. Hàng ngày anh vẫn đi xách nước với số lượng vừa phải để giữ sức. Anh dành sức lực còn lại để ngày thứ 7 và Chủ nhật xây dựng đường ống. Nhiều người cho rằng Pablo "điên rồ" và cười nhạo anh. Nhưng Pablo đã bỏ qua những lời chế nhạo đó và kiên trì kế hoạch của mình đã vạch ra.
Bruno với sức khỏe vượt trội đã xách những thùng nước to hơn và được nhiều tiền hơn. Anh đã có tiền để mua nhà và một con bò. Sau giờ đi làm anh thường đến các quán bar để uống bia, xả hơi.
 
Nhưng thời gian trôi đi, Bruno cảm thấy sức lực ngày càng yếu hơn và mệt mỏi hơn. Anh buộc phải xách những thùng nước nhỏ hơn trước, vì vậy mà thu nhập cũng giảm dần theo thời gian. Cơ thể Bruno già đi trông thấy vì phải làm thêm nhiều giờ và tăng khối lượng công việc.
 
Còn Pablo thì sau 2 năm kiên trì  kế hoạch đã xây dựng xong đường ống dẫn nước từ trên núi về làng. Khi đường ống được xây dựng xong, Pablo không phải đi gánh nước nữa mà ngồi tại nhà thu tiền. Tiền chảy về túi của anh ngay cả khi anh đang ngủ hoặc đi chơi...".

 
Chúa đảo Tuần Châu:
Liên tưởng đến quan niệm của Chúa đảo, có thể thấy, Bruno là người khôn ngoan. Anh ta đã tìm thấy cho mình một công việc. Tuy nhiên, đó chỉ thuần túy là việc đổ mồ hôi đổi lấy tiền. Khi ráo mồ hôi, dòng tiền ngừng chảy. Bằng cách đó thì chúng ta thường phải đánh đổi sức khỏe, sắc đẹp, tuổi thanh xuân và sự tự do để lấy tiền.
Nhưng khi cơ thể xuống dốc, theo đó bệnh tật ập đến và chúng ta lại phải bỏ tiền ra để mua lại sức khỏe. Nhưng liệu tiền có mua lại được tuổi thanh xuân và sức khỏe không? Có những căn bệnh mà dẫu có nhiều tiền mà ta cũng không thể đánh đổi.
Còn trường hợp của Pablo, anh ta mới là người thông minh. Anh ta đã sáng tạo cho mình cả một hệ thống tạo ra thu nhập ổn định, dài hạn và nhàn nhã khi về già.
Với đời sống có muôn hình vạn trạng cách kiếm ra tiền, nhưng suy cho cùng cũng chỉ có hai cách cơ bản. Cách thứ nhất, dùng sức lực, kinh nghiệm để đổi lấy tiền bạc và cách thứ hai là xây dựng hệ thống tạo tiền.
 
Với doanh nhân thường họ không kiếm tiền theo cách thứ nhất mà thường là chọn cho mình cách thứ hai tức là xây dựng cho mình một hệ thống sinh lợi. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống tạo tiền thế nào có thể sinh lợi theo tỷ lệ nào lại là chuyện đáng bàn.
Liên tục đổi mới hệ thống?
Có doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường, đầu tư vốn liếng, xây dựng nhà máy, làm ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Dây chuyền sản xuất cũng chính là hệ thống tạo tiền cho doanh nhân. Vấn đề còn lại là anh chọn sản phẩm nào, được sản xuất với quy trình công nghệ ra sao và làm thế nào để tồn tại và chiến thắng trước các đối thủ cùng ngành hàng.
Chuyện nhà máy sản xuất đèn hình Orion Hanel, một doanh nghiệp có vốn đầu tư  vài trăm triệu USD, sau hơn chục năm tồn tại đã nộp đơn xin phá sản cho thấy, chỉ cần chậm đổi mới đã có thể bị người tiêu dùng quay lưng lại và tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi.
Doanh nghiệp làm ăn theo kiểu "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào"  mà không phân tích kỹ nhu cầu thị trường, lợi thế cạnh tranh và quản lý hệ thống một cách khoa học, khi thị trường êm thuận thì không sao, gặp sóng to gió lớn như cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra đã không chống đỡ nổi. Hàng ngàn doanh nghiệp phá sản và đóng cửa trong thời gian qua có nguyên nhân đó.
Điều đáng nói là, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như một cơn lốc, cuốn phăng hàng trăm ngàn doanh nghiệp thì vẫn còn đó những tên tuổi, những thương hiệu không những bán trụ, giữ vững thị trường, mà còn đạt mức tăng trưởng ngoạn mục.
 
Một quần thể vui chơi giải trí Tuần Châu độc đáo bên bờ vịnh di sản thế giới 6 tháng đầu năm vẫn đón ngót nửa triệu khách du lịch và đạt doanh số hàng trăm tỷ đồng. Một café Trung Nguyên vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng, Thực phẩm mang nhãn hiệu Kinh Đô vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường...
 
Để có một hệ thống tạo tiền vững chắc, không có cách nào khác phải biết cách thiết kế hệ thống độc đáo, bền vững. Hơn thế là việc bảo dưỡng nâng cấp hệ thống thường xuyên. Đừng tưởng rằng, khi anh đã có hệ thống tạo tiền là có thể kê cao gối mà ngủ trong chiến thắng. Bất cứ hệ thống nào khi vận hành sẽ bộc lộ những khiếm khuyết, những bất cập.
 
 Với các doanh nhân thông minh là người biết khắc phục thường xuyên những khuyết tật đó. Không những thế phải nắm bắt những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật để nâng cấp hệ thống, có như thế mới nắm chắc phần thắng trong cuộc cạnh tranh.
 
Nhân ngày doanh nhân, khi đọc tài liệu về Network 21, trong đó gặp lại câu nói: Người khôn ngoan, tìm cho mình một công việc, người thông minh, xây dựng cho mình một hệ thống".
 
Theo
VEF

Nhận diện những kiểu sếp phổ biến

Mỗi người sếp đều có nét đặc trưng với điểm mạnh và yếu của riêng mình. Dưới đây là 11 kiểu sếp phổ biến nhất. Bạn có nhận thấy bản thân mình trong số này?


Nhận diện những kiểu sếp phổ biến
1. Sếp nhìn xa trông rộng
Đặc điểm: Bạn nắm rõ các xu hướng của tương lai và chèo lái công ty đi đúng hướng. Bạn có phong cách lãnh đạo như Steve Jobs.
Điểm mạnh: Bạn tạo ra một môi trường làm việc đầy sáng tạo, nơi mà các nhân viên của bạn tin rằng họ hoàn toàn có thể làm được những điều tưởng như không thể.
Điểm yếu: Bạn dễ mất kiên nhẫn với những người không thể giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực.
2. Sếp nguyên tắc
Đặc điểm: Bạn tin rằng việc chấp hành các quy định, nguyên tắc sẽ dẫn tới thành công
Điểm mạnh: Bạn là người thắng thắn và dễ làm việc
Điểm yếu: Bạn có xu hướng chú ý quá mức đến những điều vụn vặn và quên đi bức tranh tổng thể 
3. Sếp hiếu chiến
Đặc điểm: Bạn chỉ quan tâm đến thành công và cố gắng dành chiến thằng bằng mọi cách.
Điểm mạnh: Bạn là người hấp dẫn và nhóm của bạn luôn luôn dành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Điểm yếu: Bạn sẵn sàng “đâm sau lưng” nhân viên và đồng nghiệp từ phía sau nếu cần để đạt mục đích của mình.
4. Sếp đam mê kỹ thuật
Đặc điểm: Bạn là một kỹ sư giỏi trước khi được thăng chức. Bạn có phong cách lãnh đạo giống Bill Gates.
Điểm mạnh: Bạn có kỹ năng thuyết trình tốt, đặc biết trong các buổi giới thiệu sản phẩm vì đơn giản, bạn rất hiếu về sản phẩm của mình.
Điểm yếu: Trong các cuộc thảo luận kinh doanh, bạn thường xoay quanh những chủ đề mà quen thuộc với mình. 
5. Sếp cổ hủ
Đặc điểm: Bạn là người lớn tuổi nhất trong công ty
Điểm mạnh: Bạn từng trải và hiểu rõ cách vận hành của công ty.
Điểm yếu: Bạn luôn kể những câu chuyện “ngày xưa xa lắm”, khiến nhân viên nhàm chán và coi bạn là người đi ngược thời đại.
6. Sếp giỏi xã giao
Đặc điểm: Bạn nhận được sự yêu quý của nhân viên và tạo ra một mạng lưới ủng hộ mình mạnh mẽ.
Điểm mạnh: Bạn nhận sự đồng ý của tất cả mọi người trước mỗi quyết định.
Điểm yếu: Bạn thường thiếu quyết đoán khi có một số ít nhân viên không hài lòng với quyết định của bạn.
7. Sếp bán hàng siêu đẳng
Đặc điểm: Khi còn là nhân viên sales, bạn đã phá tất các kỉ lục bán hàng.
Điểm mạnh: Bạn biết cách chinh phục khách hàng, kể cả người khó tính nhất và không ngần ngại chia sẽ ý kiến của mình
Điểm yếu: Bạn muốn tự tay kết thúc các hợp đồng làm ăn thay vì để cấp dưới thực hiện.
8. Sếp độc tài
Mô tả: Bạn hoàn toàn tin rằng quản lý đồng nghĩa với chỉ huy và kiểm soát. Bạn có phong cách lãnh đạo như độc tài Benito Mussolini.
Điểm mạnh: Không ai phải chờ đợi bạn ra quyết định
Điểm yếu: Bạn luôn xa cách với nhân viên vì sợ nếu gần gũi họ, quyết định của bạn sẽ bị ảnh hưởng 
9. Sếp nóng tính
Đặc điểm:  Bạn giống như ngọn núi lửa chực chờ để bùng nổ.
Điểm mạnh: Bạn là người phóng khoáng và thẳng thắn.
Điểm yếu: Nhân viên khó lòng làm việc hiệu quả khi phải luôi phải lo sợ “cơn bốc hỏa” của bạn.
10. Sếp thiếu năng lượng
Đặc điểm: Bạn đã ở vị trí cao và không biết nên làm gì tiếp theo
Điểm mạnh: Bạn lắng nghe ý kiến của nhân viên và sẵn sàng phụ thuộc vào lời khuyên của họ
Điểm yếu: Bạn nhanh chóng mất đi sự tôn trọng của mọi người trong nhóm 
11. Sếp anh hùng
Đặc điểm: Bạn có thẩm quyền và kiến thức tốt, dễ làm việc với nhân viên ở mọi trình độ.
Điểm mạnh: Bạn giúp nhân viên và công ty thành công giống như bạn đã làm cho mình thành công
Điểm yếu: Thật hiếm có một người sếp hoàn hảo như vậy.


Dân trí/Inc

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

English Tenses

 

Let's look at an example; the verb to study.


Present Past Future
Simple I study I studied I will study
Progressive I am (I'm) studying I was studying I will (I'll) be studying
Perfect I have (I've) studied I had (I'd) studied I will (I'll) have studied
Perfect progressive I have (I've) been studying I had (I'd) been studying I will (I'll) have been studying
Now, let's look at each tense in more detail.
Present simple
We use the present simple to describe general truths and habits; eg I like football, they drive to work, he smokes. We also use it to describe 'timetabled' future events; eg the train leaves at 1847.
Questions: eg Do you like horror movies? Where do you work?
Negative sentences: eg I don't work in an office.
Present progressive (continuous)
This is used for things which are happening now, eg Albert's cooking dinner; things happening around now (but not right at the moment), eg I'm reading a really great book; and short-term situations, eg I'm living in London at the moment. It's also used to talk about personal plans for the future; eg I'm meeting Yukiko on Saturday.
Questions: eg Is Frank studying Japanese? What are you reading?
Negative sentences: eg She isn't wearing a coat.
Present perfect
The present perfect is used to describe experience (without saying when), eg I've been to Hong Kong; things which happened in the past but have results in the present, eg she's written six letters (here they are); and things which started in the past but are still continuing, eg they've lived there for twenty-nine years.
Questions: eg Has Ted seen Austin Powers? How long have you worked here? Have you ever been to Kyoto?
Negative sentences: eg I haven't done my homework. He's never been to America.
note We use 'ever' in questions and 'never' in negative sentences to show we are talking about the person's whole life.
Present perfect progressive
This is used in a similar way (and is sometimes interchangeable with) the present progressive, it describes repeated activities or those continuing over a period of time explaining a present situation, eg I'm tired because I've been running; current short-term situations, eg he's been living in Belgium for 6 months; and activites taking place in the current time period, eg they've been writing letters this afternoon.
Questions: eg Have you been running? What have you been doing today?
Negative sentences: eg I haven't been sleeping well.
Past simple
This is used for things which have finished; eg I wrote to my mother last week.
Questions: eg Did you play golf yesterday? Who did you go to Kyoto with?
Negative sentences: eg I didn't see the game last night.
Past progressive
This is used for describing what was happening at a particular time in the past; eg Arthur was eating dinner when I called.
Questions: eg What were you doing at 7pm last night?
Negative sentences: eg Jack wasn't working in the garden when the rain started.
Past perfect
We use this when we are talking about the past and want to talk about an earlier past (it's often used to give a reason); eg she was angry because she'd been sacked from her job. It's also used in reported speech when the original speech used past simple or present perfect; eg she said she'd lived in Brighton for ten years.
Questions: eg Why had she been sacked? Had she been late very often?
Negative sentences: eg She hadn't been rude to the customers.
Past perfect progressive This is used to give a reason for something in the past where the reason is of a repeated or continuing nature; eg I was very tired because I'd been studying hard all day.
Questions: eg Had you been drinking? Who had he been drinking with?
Negative sentences: eg She hadn't been working there long.
Future simple
This is used for things we've just decided, eg the phone's ringing, stay there, I'll answer it; predictions based on opinion, eg I think England will win 2-0; and giving general information about the future, eg you'll need your passports for the trip tomorrow.
Questions: eg Will I need my passport? Who'll be at the party?
Negative sentences: eg He won't be back until Friday.
Future progressive
We use this to say what will be happening at some future time; eg this time next week I'll be flying to Singapore.
Questions: eg What will you be doing at 7am tomorrow morning? Who will you be working with tomorrow?
Negative sentences: eg Lily won't be playing golf tomorrow.
Future perfect
This is used to say that something will be completed by a given future time; eg we'll have visited seven countries by next Thursday.
Questions: eg How many letters will you have written by noon?
Negative sentences: eg I won't have finished the essay until next Tuesday.
Future perfect progressive
We use this to describe the duration of something at some future time; eg by 9pm I'll have been working for thirteen hours.
Questions: eg How long will you have been driving by midnight?
Negative sentences: eg I won't have been working too hard (so I'll be able to come to your party).

 

 

Thì hiện tại đơn

 

Cách dùng
Thì hiện tại đơn (The simple present) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thường xuyên để diễn tả :
Thói quen hằng ngày:
  • They drive to the office every day.
  Hằng ngày họ lái xe đi làm.
  • She doesn't come here very often.
 Cô ấy không đến đây thường xuyên.
  • The news usually starts at 6.00 every evening.
  Bản tin thường bắt đầu vào lúc 6 giờ.
  • Do you usually have bacon and eggs for breakfast?
 Họ thường ăn sáng với bánh mì và trứng phải không?
Sự việc hay sự thật hiển nhiên:
  • We have two children.
        Chúng tôi có 2 đứa con.
  • Water freezes at 0° C or 32° F.
        Nước đóng băng ở 0° C hoặc 32° F.
  • What does this expression mean?
        Cụm từ này có nghĩa là gì?
  • The Thames flows through London.
        Sông Thames chảy qua London.
Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình:
  • Christmas Day falls on a Monday this year.
        Năm nay giáng sinh rơi vào ngày thứ Hai.
  • The plane leaves at 5.00 tomorrow morning.
        Máy bay cất cánh vào lúc 5 giờ sáng ngày mai.
  • Ramadan doesn't start for another 3 weeks.
        Ramadan sẽ không bắt đầu trong 3 tuần tới.
  • Does the class begin at 10 or 11 this week?
        Lớp học sẽ bắt đầu sẽ ngày 10 hay 11 tuần này vậy?
Suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói:
Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài chúng ta vẫn dùng thì hiện tại đơn chứ không dùng hiện tại tiếp diễn.
  • They don't ever agree with us.
 Họ chưa bao giờ đồng ý với chúng ta.
  • I think you are right.
 Tôi nghĩ anh đúng.
  • She doesn't want you to do it.
 Cô ấy không muốn anh làm điều đó.
Do you understand what I am trying to say?
 Anh có hiểu tôi đang muốn nói gì không thế?
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
* Chú ý:
Nếu chủ ngữ của của câu thuộc ngôi thứ 3 số ít thì chúng ta
thêm 's' hay 'es' vào sau động từ.
Ví dụ:
  • They drive to the office every day.
  • Water freezes at 0° C or 32° F.
Câu phủ định
- S + do not/don't + V + (O)
- S + does not/doen't + V + (O)
Ví dụ:
  • They don't ever agree with us.
  • She doesn't want you to do it.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)?
- (Từ để hỏi +) Don't/doesn't + S + V + (O)?
- (Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Ví dụ:
  • Do you understand what I am trying to say?
  • What does this expression mean?


Thì hiện tại tiếp diễn

 

Cách dùng
Thì hiện tại tiếp diễn (The present continuous) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thường xuyên để diễn tả :
 Sự việc đang xảy ra ở thời điểm chúng ta nói:
  • It's raining
Trời đang mưa
  • Who is Kate talking to on the phone?
Kate đang nói chuyện với ai qua điện thoại vậy?
  • Look, somebody is trying to steal that man's wallet.
Nhìn kìa, có người đang cố gắng trộm cái ví của người đàn ông đó.
  • I'm not looking. My eyes are closed tightly.
Tôi không có nhìn đâu. Mắt của tôi đang nhắm chặt nè.
Sự việc đúng ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ không còn đúng về lâu dài:
  • I'm looking for a new apartment.
Tôi đang tìm một căn hộ mới.
  • He's thinking about leaving his job.
Anh ấy đang nghĩ đến việc rời bỏ công việc của mình.
  • They're considering making an appeal against the judgment.
Họ đang cân nhắc việc kêu gọi chống lại bản án.
  • Are you getting enough sleep?
Anh ngủ có đủ giấc không?
Sự việc diễn ra ở một thời điểm xác định trong tương lai và được lên lịch và sắp xếp sẵn:
  • I'm meeting her at 6.30.
Tôi sẽ gặp cô ấy lúc 6:30.
  • They aren't arriving until Tuesday.
 Họ sẽ không đến cho đến thứ Ba.
  • We are having a special dinner at a top restaurant for all the senior managers.
Họ sẽ có một buổi ăn tối đặc biệt cho tất cả các quản lý cấp cao ở
  một nhà hàng hàng đầu.
  • Isn't he coming to the dinner?
Anh ta sẽ không đến ăn tối phải không?

Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + be (am/is/are) + V-ing + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
Ví dụ:
  • He's thinking about leaving his job.
  • They're considering making an appeal against the judgment.
Câu phủ định
- S + be-not + V-ing + (O)
Ví dụ:
  • I'm not looking. My eyes are closed tightly.
  • They aren't arriving until Tuesday.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + Be + S + V-ing + (O)?
Ví dụ:
  • Who is Kate talking to on the phone?
  • Isn't he coming to the dinner?

 

Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả:

Các hành động hay sự việc mang tính chất thường xuyên:
  • He plays tennis most weekends.
Hầu hết mỗi cuối tuần, anh ấy đều chơi tennis.
Sự thật hiển nhiên:
  • The sun rises in the east.
Mặt trời mọc ở hướng đông.
Các sự việc được lên kế hoạch trong tương lai:
  • We leave at 8.30 next Monday.
Chúng tôi sẽ đi vào 8 giờ 30 thứ Hai tuần tới.
Suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện tại thời điểm chúng ta nói:
  • I don't feel very well.
Tôi thấy không được khỏe lắm.
Thì hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn tả:
Sự việc đang diễn ra tại thời điểm chúng ta nói:
  • Shh, I'm trying to hear what they are saying.
Shh, tôi đang cố gắng nghe họ nói.
Sự việc là sự thật ở thời điểm hiện tại nhưng không kéo dài:
  • We're looking for a new flat.
Chúng tôi đang tìm một căn hộ mới.
Kế hoạch trong tương lai:
  • We're having dinner with them next week.
Tuần tới chúng ta sẽ ăn tối với họ.
Hãy xem những ví dụ dưới đây:
- I don't usually have cereals for breakfast but I'm having some this morning because there is nothing else.
Bình thường tôi không ăn ngũ cốc cho buổi sáng nhưng sáng nay tôi lại ăn một món này vì ngoài nó ra không còn món nào khác.
- I often cycle to work but I'm taking the car this morning because it's raining very hard.
Tôi thường đi xe đạp đến công ty nhưng sáng nay tôi đi ô tô vì hôm nay trời mưa rất to.
- I'm thinking about having my hair cut short but I don't think my husband will be very happy about it.
Tôi đang tính cắt tóc ngắn nhưng tôi không nghĩ là chồng tôi sẽ vui về việc này.
- My parents live in Washington but I'm just visiting.
Bố mẹ tôi sống ở Washington còn tôi chỉ đến thăm họ thôi.
Từ những ví dụ ở trên, các bạn có thể thấy, chúng ta dùng thì hiện tại tiếp diễn để chỉ đến những sự vật sự việc mang tính chất tạm thời và có giới hạn về thời gian, còn thì hiện tại đơn để chỉ thói quen hay sự việc mang tính chất lâu dài.


Thì quá khứ đơn 

 

Cách dùng
Thì quá khứ đơn (The simple past) được dùng thường xuyên để diễn tả :
Sự việc diễn ra trong một thời gian cụ thể trong quá khứ và đã kết thúc ở hiện tại:
  • She came back last Friday.
Cô ấy đã trở lại từ thứ Sáu tuần trước.
  • I saw her in the street.
Tôi đã gặp cô ấy trên đường.
  • They didn't agree to the deal.
Họ đã không đồng ý giao dịch đó.
Sự việc diễn ra trong một khoảng thời gian trong quá khứ và đã kết thúc ở hiện tại:
  • She lived in Tokyo for seven years.
Cô ấy đã sống ở Tokyo trong 7 năm.
  • They were in London from Monday to Thursday of last week.
Tuần vừa rồi họ ở London từ thứ Hai đến thứ Năm.
  • When I was living in New York, I went to all the art exhibitions I could.
Lúc tôi còn sống ở New York, tôi đã đi xem tất cả các cuộc triển lãm nghệ thuật mà tôi có thể.
Các cụm từ thường dùng với thì quá khứ đơn:
• Yesterday
• (two days, three weeks) ago
• last (year, month, week)
• in (2002, June)
• from (March) to (June)
• in the (2000, 1980s)
• in the last century
• in the past
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + V-ed/P2 (+ O)
* Ghi chú:
S: chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
Ví dụ:
  • She came back last Friday.
  • They were in London from Monday to Thursday of last week.
Câu phủ định
- S + did not/didn't + V (+ O)
Ví dụ:
  • She didn't come back last Friday
  • They were not in London from Monday to Thursday of last week.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + did not/didn't + V + (O)
- (Từ để hỏi) + did + V + not + (O)
Ví dụ:
  • When did she come back?
  • Were they in London from Monday to Thursday of last week?

Thì quá khứ tiếp diễn

 

Cách dùng
Chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn khi muốn nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật hay sự việc hoăc thời gian sự vật hay sự việc đó diễn ra (Nếu chúng ta chỉ muốn nói về một sự việc nào đó trong quá khứ thì chúng ta có thể sử dụng thì quá khứ đơn).
  • While I was driving home, Peter was trying desperately to contact me.
Peter đã cố gắng liên lạc với tôi trong lúc tôi đang lái xe về nhà.
  • Were you expecting any visitors?
Anh có mong đợi người khách nào không?
  • Sorry, were you sleeping?
Xin lỗi, anh đang ngủ à?
  • I was just making some coffee.
Tôi đang pha cà phê.
  • I was thinking about him last night.
Tối qua, tôi đã nghĩ về anh ấy.
  • In the 1990s few people were using mobile phones.
Vào những năm 1990, rất ít người sử dụng điện thoại di động.
Chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để diễn tả 1 hành động đang diễn ra trong quá khứ thì có hành động khác xen vào.
  • I was walking in the street when I suddenly fell over.
Khi tôi đang đi trên đường thì bỗng nhiên tôi bị vấp ngã.
  • She was talking to me on the phone and it suddenly went dead.
Khi cô ấy đang nói chuyện điện thoại với tôi thì bỗng nhiên nó bị mất liên lạc.
  • They were still waiting for the plane when I spoke to them.
Khi tôi nói chuyện với họ thì họ vẫn đang chờ máy bay.
  • The company was declining rapidly before he took charge.
Trước khi anh ấy nhận công việc thì công ty đó đang đi xuống.
  • We were just talking about it before you arrived.
Chúng tôi vừa nhắc về điều đó trước khi anh đến.
  • I was making a presentation in front of 500 people when the microphone stopped working.
Khi tôi đang trình bày trước 500 người thì cái micro đột nhiên bị hỏng.
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + was/were + V-ing (+ O)
* Ghi chú:
S: chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
Ví dụ:
  • I was thinking about him last night.
  • We were just talking about it before you arrived.
Câu phủ định
- S + was/were + not + V-ing (+ O)
Ví dụ:
  • I wasn't thinking about him last night.
  • We were not talking about it before you arrived.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + was/were + S + V-ing (+ O)?
Ví dụ:
  • Were you thinking about him last night?
  • What were you just talking about before I arrived?

Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn 

 

Cả hai thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn đều được dùng để chỉ những sự vật sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
Thông thường khi nói về sự việc trong quá khứ chúng ta hay dùng thì quá khứ đơn. Đây là cách dùng phổ biến nhất khi nói đến các sự việc trong quá khứ.
  • I lived there for 6 years.
Tôi đã sống ở đó trong 6 năm.
  • I only found out a few moments ago.
Tôi chỉ mới tìm ra cách đây vài phút.
  • I asked her but she didn't know anything.
Tôi đã hỏi cô ấy nhưng cô ấy không biết gì cả.
  • The company made 100 people redundant last year.
Năm ngoái công ty đó đã sa thải 100 nhân viên.
Chúng ta chỉ sử dụng thì quá khứ tiếp diễn khi chúng ta muốn nhận mạnh diễn biến hay quá trình của sự việc.
  • Everybody was talking about it all evening.
Mọi người đã nói về việc đó cả đêm.
  • They were really trying hard but couldn't do it.
Họ đã thật sự cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể thực hiện được điều đó.
  • I was thinking about you the other day.
Mấy ngày gần đây tôi đã nghĩ về anh.
  • Were you expecting that to happen?
Anh đã mong điều gì sẽ xảy ra?
Khi chúng ta dùng cả hai thì này trong cùng một câu thì chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để chỉ hành động hay sự việc nền và thì quá khứ đơn để chỉ hành động hay sự việc xảy ra và kết thúc trong thời gian ngắn hơn.
  • It was raining hard when we left the building.
Khi họ ra khỏi tòa nhà thì trời đang mưa rất to.
  • I was reading the report when you rang.
Tôi đang xem báo cáo thì anh gọi.
  • He was going out to lunch when I saw him.
Khi tôi gặp anh ấy thì anh ấy đang ra ngoài để ăn trưa.
  • The company was doing well when I last visited it.
Lần cuối cùng tôi đến thăm công ty đó thì lúc đó nó đang làm ăn rất tốt.

 

Tương lai với 'will' 

 

Chúng ta thường cho rằng, trong tiếng Anh 'will' gắn liền với 'tương lai'. Tuy nhiên qua niệm này không hoàn toàn chính xác. Đôi khi chúng ta nói về tương lai nhưng không nhất thiết phải dùng 'will'. Có khi chúng ta dùng 'will' cũng không nhất định nói về tương lai.
Cách dùng
Chúng ta dùng 'will' để diễn tả những sự việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
  • The sun will rise over there tomorrow morning.
Sáng mai mặt trời sẽ mọc ở đằng ấy.
  • Next year, I'll be 50.
Năm tới tôi sẽ bước sang tuổi 50.
  • That plane will be late. It always is.
Chuyến bay đó sẽ đến trễ. Nó lúc nào cũng vậy.
  • There won't be any snow. I'm certain. It's too warm.
Sẽ không còn tuyết rơi nữa. Tôi chắc chắn. Trời ấm quá.
'Perhaps', 'maybe', 'probably', 'possibly' thường được thêm vào để giảm đi sự chắc chắn của sự việc.
  • I'll probably come back later.
Có lẻ tôi sẽ trở lại sau.
  • He'll possibly find out when he sees Jenny.
Có thể anh ấy sẽ biết rõ khi anh ấy gặp Jenny.
  • Maybe it will be OK.
Có thể sự việc sẽ tốt.
  • Perhaps we'll meet again some day.
Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau.
Chúng ta thường dùng 'will' với 'I think' hoặc 'I hope'.
  • I think I'll go to bed now.
Tôi nghĩ bây giờ tôi sẽ đi ngủ.
  • I think she'll do well in the job.
Tôi nghĩ cô ấy sẽ làm tốt công việc đó.
  • I hope you'll enjoy your stay.
Tôi hy vọng anh hài lòng khi ở lại.
  • I hope you won't make too much noise.
Tôi hy vọng anh sẽ không gây quá nhiều tiếng ồn.
Chúng ta cùng 'will' tại thời điểm ra quyết định hay kế hoạch mới.
  • Bye. I'll phone you when I get there.
Tạm biệt. Tôi sẽ gọi cho anh khi tôi đến đó.
  • I'll answer that.
Tôi sẽ trả lời vấn đề đó.
  • I'll go.
Tôi sẽ đi.
  • I won't tell him. I promise.
Tôi sẽ không nói cho anh ta. Tôi hứa.
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + will + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
Ví dụ:
  • The sun will rise over there tomorrow morning.
  • Next year, I'll be 50.
Câu phủ định
- S + will not/won't + V + (O)
Ví dụ:
  • I won't tell him. I promise.
  • There won't be any snow. I'm certain. It's too warm.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi +) will/won't + S + V + (O)?
Ví dụ:
  • How old will you be next year?
  • Won't you tell him?


Tương lai với 'Going to'

 

Cách dùng
Chúng ta dùng 'going to' khi chúng ta nói về kế hoạch hay dự định trong tương lai.
  • I'm going to see him later today.
Tôi định gặp anh ta trong ngày hôm nay.
  • They're going to launch it next month.
Họ sẽ triển khai nó vào tháng tới.
  • We're going to have lunch first.
Chúng ta sẽ đi ăn trưa trước.
  • She's going to see what she can do.
Cô ấy sẽ xem xét những gì cô ấy có thể làm.
  • I'm not going to talk for very long.
Tôi sẽ không nói nhiều.
Chú ý rằng kế hoạch hay dự định hày không nhất định phải là tương lai gần.
  • When I retire I'm going to go back to Barbados to live.
Khi tôi về hưu tôi sẽ quay lại sống ở Barbados.
  • In ten years time, I'm going to be boss of my own successful company.
Trong vòng 10 năm, tôi sẽ trở thành ông chủ của công ty rất thành công của riêng tôi.
Chúng ta dùng 'going to' khi chúng ta muốn dự báo dựa vào các dấu hiệu chúng ta có thể thấy ở hiện tại.
  • Look out! That cup is going to fall off.
Nhìn kìa, cái cúp kia sắp rơi xuống rồi.
  • Look at those black clouds. It's going to rain soon.
Nhìn những đám mây đen đó kìa. Trời sắp mưa rồi.
  • These figures are really bad. We're going to make a loss.
Những số liệu này thật tệ. Chúng ta sẽ thua lỗ mất thôi.
  • You look very tired. You're going to need to stop soon.
Anh trông thật mệt mỏi. Anh cần phải dừng lại thôi.
Chúng ta có thể thay thế 'going to go' bằng 'going'.
  • I'm going out later.
Tôi sẽ ra ngoài sau.
  • She's going to the exhibition tomorrow.
Ngày mai cô ấy sẽ đến buổi triển lãm.
Cấu trúc
Câu khẳng định
-  S + be + going to + V (+O)
Ví dụ:
  • They're going to launch it next month.
  • Look out! That cup is going to fall off.
Câu phủ định
S + be not + going to + V (+O)
Ví dụ:
  • They aren't going to launch it next month.
  • I'm not going to talk for very long.
Câu nghi vấn
(Từ để hỏi +) be + S + going to + V (+O)?
Ví dụ:
  • Are they going to launch it next month?
  • Is she going to the exhibition tomorrow?

'Going to' hay 'will' 

 Khi chúng ta nói về các sự việc hay sự vật mang tính chất tương lai hoặc những việc chúng ta tin rằng sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta sử dụng 'will'.

  • The President will serve for four years.
Vị tổng thống đó sẽ tại vị trong 4 năm.
  • The boss won't be very happy.
Ông chủ sẽ không hài lòng đâu.
  • I'm sure you'll like her.
Tôi tin anh sẽ thích cô ấy.
  • I'm certain he'll do a good job.
Tôi chắc chắn anh ta sẽ làm tốt.
Nếu chúng ta không chắc chắn về tương lai, chúng ta dùng 'will' cùng với các cụm từ như 'probably', 'possibly', 'I think', 'I hope'.
  • I hope you'll visit me in my home one day.
Tôi hy vọng một ngày nào đó anh sẽ ghé thăm nhà tôi.
  • She'll probably be a great success.
Có thể cô ấy sẽ rất thành công.
  • I'll possibly come but I may not get back in time.
Tôi sẽ đến những tôi sẽ không trở lại đúng giờ.
  • I think we'll get on well.
Tôi nghĩ chúng ta sẽ hòa hợp với nhau.
Nếu chúng ta dự báo về tương lai dựa trên các dấu hiệu ở hiện tại, chúng ta dùng 'going to'.
  • Not a cloud in the sky. It's going to be another warm day.
Bầu trời không một đám mây. Hôm nay lại là một ngày nắng ấm.
  • Look at the queue. We're not going to get in for hours.
Nhìn dòng người đang xếp hàng kia. Chúng ta sẽ không thể vào bên trong trong vòng vài giờ đâu.
  • The traffic is terrible. We're going to miss our flight.
Giao thông thật tệ. Chúng ta sẽ nhỡ chuyến bay mất thôi.
  • Be careful! You're going to spill your coffee.
Coi chừng! Anh sắp làm đổ cà phê của anh kìa.
Ở thời điểm ra quyết định, chúng ta sử dụng 'will'. Một khi chúng ta đã ra quyết định, chúng ta sẽ dùng 'going to' để nói về quyết định đó.
  • I'll call Jenny to let her know. Sarah, I need Jenny's number. I'm going to call her about the meeting.
Tôi sẽ gọi Jeeny để báo cho cô ấy. Sarah, tôi cần số điện thoại của Jenny.
Tôi sẽ gọi để báo cho cô ấy về cuộc họp.
  • I'll come and have a drink with you but I must let Harry know. Harry, I'm going to have a drink with Simon.
Tôi sẽ đến và uống vài ly với anh nhưng tôi phải báo cho Harry biết.
Harry, tôi sẽ đi uống vài ly với Simon.

Tương lai với cách dùng ở hiện tại 

Chúng ta dùng cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn để nói về những việc chúng ta dự định làm trong tương lai.
  • I've got my ticket. I'm leaving on Thursday.
 Tôi đã mua vé. Tôi sẽ đi vào thứ Năm.
  •  I'm seeing Julie at 5 and then I'm having dinner with Simon.
 Tôi sẽ gặp Julie vào lúc 5 giờ và sau đó tôi sẽ ăn tối với Simon.
  •  He's picking me up at the airport.
 Anh ấy sẽ đón tôi ở sân bay.
  •  The company is giving everyone a bonus for Christmas.
 Công ty đó sẽ thưởng cho tất cả nhân viên vào lễ Giáng sinh.
 Trong nhiều trường hợp khi chúng ta nói về các kế hoạch hay dự định trong tương lai chúng ta có thể dùng cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn hoặc "going to". Tuy nhiên khi chúng ta dùng cấu trúc của hiện tại tiếp diễn thì có nghĩa là sự việc hay hành động đó đã được lên kế hoạch.
  •  I'm going to see him./I'm seeing him.
 Tôi sẽ gặp anh ta.
  •  I'm going to do it./I'm doing it.
 Tôi sẽ làm việc đó.
 Chúng ta dùng cấu trúc của thì hiện tại đơn để chỉ các sự việc đã được lên lịch hay sắp xếp trong tương lai.
  •  My plane leaves at 6 in the morning.
 Máy bay của tôi sẽ cất cánh vào lúc 6 giớ sang.
  •  The shop opens at 9.30.
 Cửa hàng đó mở cửa lúc 9:30.
  •  The sun rises a minute earlier tomorrow.
 Ngày mai mọc trời sẽ mọc sớm hơn 1 phút.
  •  My plane is leaving at 8.30.
 Máy bay của tôi sẽ cất cánh lúc 8:30.
  •  The shop is closing at 7.00.
 Cửa hàng đó sẽ đóng cửa lúc 7 giờ.
  •  The sun is rising at 6.32 tomorrow.
 Ngày mai mặt trời sẽ mọc vào lúc 6:32.

 

Những cách dùng khác của 'will' 

 

Chúng ta cần nhớ rằng, khi nói về tương lai, chúng ta không nhất định phải dùng 'will' và khi chúng ta dùng 'will' cũng không có nghĩa là chúng ta đang nói về tương lai.
Các tài liệu cũ thường gắn 'will' cùng với 'thì tương lai' và quan niệm này đã làm cho nhiều học viên bị nhầm lẫn.
Trong những ví dụ sau, 'will' được dùng để chỉ tương lai:
  • If I speak to her, I'll tell her about it.
Nếu tôi nói chuyện với cô ấy. Tôi sẽ kể với cô ấy về chuyện đó.
  • I'll probably visit Sue when I go to Oxford.
Có thể tôi sẽ ghé thăm Sue khi tôi đến Oxford.
  • Next birthday she'll be 32.
Sinh nhật tới, cô ấy sẽ sang tuổi 32.
Trong những ví dụ bên dưới, 'will' được dùng để chỉ các sự kiện đang xảy ra ở hiện tại:
  • The car won't start.
Chiếc xe không khởi động được.
  • If that's the phone, I'll get it.
Nếu đó là cuộc điện thoại đó. Tôi sẽ nghe.
  • Will you have another cup of coffee?
Anh có muốn uống thêm 1 ly cà phê nữa không?
Khi chúng ta sử dụng ‘will’ để nói về sự việc ở hiện tại, có nghĩa là chúng ta đang biểu thị sự mong muốn hoặc bắt buộc:
  • My baby won't stop crying. I've tried everything and I'm really exhausted.
Con của tôi không chịu nín khóc. Tôi đã thử hết mọi cách rồi. Tôi thật mệt mỏi.
  • I am the boss. You will do as I say.
Tôi là ông chủ. Anh phải làm theo lệnh của tôi.
  • I need quiet to write this but he will keep on talking to me. I wish he would leave me alone.
Tôi cần yên tĩnh để viết cái này nhưng anh ta cứ nói chuyện với tôi. Tôi ước gì anh ta để tôi được yên.
Chúng ta sử dụng 'will' để truyền đạt yêu cầu, mệnh lệnh, lời mời hoặc lời đề nghị:
  • Will you give me a hand?
Anh giúp tôi một tay được không?
  • Will you please take a seat?
Anh ngồi đi.
  • Will you have some cake?
Anh có muốn ăn bánh không?
  • I'll help you.
Tôi sẽ giúp anh.
Chúng ta dùng 'will' để biểu đạt sự hứa hẹn hoặc đe dọa:
  • I'll do it at once.
Tôi sẽ làm việc đó ngay.
  • I'll phone him back immediately.
Tôi sẽ gọi lại cho anh ta ngay.
  • I won't forget this.
Tôi sẽ không quên điều này.
  • I'll get my own back some day.
Một ngày nào đó tôi sẽ lấy lại tất cả những gì của tôi.
Chúng ta dùng 'will' để chỉ thói quen:
  • A cat will always find a warm place to sleep.
Mèo luôn luôn tìm một nơi ấm áp để ngủ.
  • My car won't go any faster than this.
Xe của tôi không thể chạy nhanh hơn tốc độ này đâu.
Chúng ta dùng 'will' để biểu đạt ý suy luận:
  • I expect he'll want us to get on with it.
Tôi nghĩ anh ta muốn chúng ta xoay sở việc đó.
  • The phone's ringing. That will be Mark.
Có điện thoại. Chắc là Mark gọi đó.

 

 

Trợ động từ 'Shall' 

 

Cách dùng
Ngày nay, chúng ta không thường xuyên sử dụng trợ động từ 'Shall', đặt biệt trong tiếng Anh của người Mỹ. 'Shall' được sử dụng để đưa ra đề nghị hoặc xin lời khuyên.
  • What time shall we meet?
Chúng ta sẽ gặp vào lúc mấy giờ?
  • Shall we vote on it now?
Bây giờ chúng ta có nên biểu quyết vấn đề đó không?
  • What dress shall I wear?
Tôi nên mặc gì đây?
  • Shall I open the window?
Tôi mở cửa sổ được không?
Thực sự, các bạn chỉ cần biết cách sử dụng trợ động từ 'Shall' trong tiếng Anh hiện đại ở trên là đủ. Phần nội dung bên dưới là để giới thiệu thêm cho các bạn biết về cách sử dụng 'shall' trong tiếng Anh trước đây.
Trước đây, trong ngữ pháp cũ, 'Shall' có thể được dùng để thay thế 'Will' khi đi chung với 'I' và 'we'. Ngày nay 'Will' thường được sử dụng hơn. Khi chúng ta sử dụng 'Shall', nó mang ý nghĩa cá nhân và chủ quan hơn.
  • I shall go to see the boss and I shall ask him to explain this decision.
Tôi sẽ đến gặp sếp và yêu cầu ông ta giải thích quyết định này.
Chú ý, thể phủ định của 'shall' có thể là 'shall not' hoặc 'shan't', mặc dù 'shan't' ngày nay rất hiếm thấy trong tiếng Anh của người Mỹ.
  • I don't like these people and I shall not go to their party.
Tôi không thích những người này và tôi sẽ không đến bữa tiệc của họ.
  • I shan't object if you go without me.
Tôi không phản đối nếu bạn đi với tôi.
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S+ shall + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
  • I shall go to see the boss and I shall ask him to explain this decision.
  • You shall wear the red one.
Câu phủ định
- S+ shall not + V + (O)
Ví dụ:
  • I don't like these people and I shall not go to their party.
  • I shan't object if you go without me.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + shall + S + V + (O)?
Ví dụ:
  • What time shall we meet?
  • Shall we vote on it now?

 

 

 

 

Hình thức –ing của động từ 

 Hình thức –ing của động từ có thể được dùng như một danh từ, tính từ hay động từ.

  • Smoking is forbidden.
Cấm hút thuốc.
  • I have a long working day.
Tôi có một ngày làm việc thật dài.
  • I don't like dancing.
Tôi không thích khiêu vũ.
Khi được dùng như một danh từ, chúng ta có thể dùng hoặc không dùng mạo từ đi kèm với nó.
  • Marketing is a very inexact science.
Marketing là một khoa học không chính xác.
  • The marketing of the product will continue for a few months yet.
Chiến dịch marketing cho sản phẩm này sẽ tiếp tục trong vài tháng nữa.
Hình thức –ing này cũng có thể là một phần của 'cụm danh từ'
  • Speaking to an audience is always stressful.
Nói chuyện trước khán giả lúc nào cũng căng thẳng.
  • Swimming after work is very relaxing.
Đi bơi sau giờ làm việc rất thư giản.
Trong tiếng Anh trang trọng, chúng ta phải dùng tính từ sở hữu trước danh từ là hình thức –ing của động từ.
  • I'm angry about his missing the meeting.
Tôi rất giận vì sự vắng mặt của anh ta ở buổi họp.
  • Do you mind my coming?
Anh có phiền khi tôi đến không?
Khi dùng như một tính từ, hình thức –ing của động từ có thể đi cùng với một danh từ.
  • I was met by a welcoming party at the airport.
Tôi được đón chào với một buổi tiệc chào mừng ở sân bay.
  • Let's go to the meeting room.
Hãy đến phòng họp nào.
Hình thức –ing của đồng từ được dùng sau giới từ.
  • Before leaving, you need to speak to Sarah.
Trước khi đi, anh nên nói chuyện với Sarah.
  • After discussing it with her, I've changed my mind.
Sau khi thảo luận với cô ấy về việc đó, tôi đã thay đổi quyết định.
  • Instead of feeling sorry for yourself, do some work for charity.
Thay vì tự trách bản thân, anh hãy làm từ thiện.
Chú ý rằng, khi 'to' được dùng như một giới từ, theo sau nó sẽ là động từ ở hình thức –ing.
  • I don't object to working this Sunday.
Tôi không phản đối làm việc vào Chủ Nhật này.
  • I'm looking forward to seeing him again.
Tôi mong có thể gặp lại anh ấy.
  • I'm used to working long hours.
Tôi quen làm việc trong nhiều giờ liền.
Có rất nhiều động từ được theo sau bởi động từ ở hình thức –ing.
  • I admit telling her.
Tôi thừa nhận đã nói cho cô ấy.
  • I appreciate having the raise.
Tôi rất vui nếu được tăng lương.
  • I avoid speaking to him.
Tôi tránh nói chuyện với anh ta.
  • I consider blowing your nose in public to be wrong.
Tôi xem việc hỉ mũi ở nơi công cộng là không đúng.
  • I delayed coming until the last possible moment.
Tôi đã lần lữa đi đến đó cho đến phút cuối.
  • He denied telling her.
Anh ta từ chối nói cho cô ta.
  • I detest going to parties.
Tôi ghét tiệc tùng.
  • I enjoy dancing.
Tôi thích khiêu vũ.
  • I feel like having a party.
Tôi thích tham gia các buổi tiệc.
  • I've finished writing the report.
Tôi đã hoàn thành báo cáo.
  • I've given up going to the gym.
Tôi không đến lớp thể dục thẩm mỹ nữa.
  • I can't help thinking about it.
Tôi không thể không nghĩ đến đều đó.
  • I can't imagine ever leaving this company.
Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc rời bỏ công ty này.
  • I don't mind doing that.
Tôi không phiền khi làm điều đó.
  • He put off talking to her as long as he could.
Anh ấy cố gắng hết sức tránh nói chuyện với cô ấy.
  • I can't stand drinking beer.
Tôi không thể uống bia.
Một số động từ có thể theo sau bởi động từ nguyên mẫu hoặc động từ thêm –ing với nghĩa khác nhau. Sau đây là những động từ hay gặp:
  • I stopped smoking last month. (I no longer smoke.)
Tôi đã ngừng hút thuốc. (Tôi không còn hút thuốc nữa.)
  • I stopped to smoke a cigarette. (I stopped what I was doing and had a cigarette.)
Tôi đã dừng để hút một điếu thuốc. (Tôi ngừng công việc đang làm và hút một điếu thuốc.)
  • I remember telling him. (A memory of the past.)
Tôi nhớ đã nói với anh ta rồi. (Nhớ đã làm gì trong quá khứ.)
  • I must remember to tell him. (Something to remember for the future.)
Tôi phải nhớ nói cho anh ta. (Nhớ phải làm gì trong tương lai.)
  • I'm interested in finding out more details. (Interested about the future.)
Tôi muốn tìm hiểu thêm chi tiết (Muốn làm gì trong tương lai.)
  • I was interested to read his report. (Interested in the past.)
Tôi đã rất thích đọc phóng sự của anh ấy. (Sở thích trong quá khứ.)
Một số động từ có thể theo sau bởi động từ nguyên mẫu hoặc động từ thêm –ing với nghĩa giống nhau. Sau đây là những động từ hay gặp:
  • I love to go shopping.
Tôi thích đi mua sắm.
  • I love going shopping.
Tôi thích đi mua sắm.
  • I'm afraid to fly.
Tôi sợ bay.
  • I'm afraid of flying.
Tôi sợ bay.
  • I started to learn English 5 years ago.
Tôi đã bắt đầu học tiếng Anh cách đây 5 năm.
  • I started learning English 5 years ago.
Tôi đã bắt đầu học tiếng Anh cách đây 5 năm.

Thì hiện tại hoàn thành 

 Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect tense) để diễn tả sự việc đã xảy ra ở một thời điểm không xác định trong quá khứ. Ở đây thời gian cụ thể không còn quan trọng nữa. Chúng ta không thể sử dụng thì hiện tại hoàn thành chung với những cụm từ chỉ thời gian cụ thể như: yesterday, one year ago, last week, when I was a child, when I lived in Japan, at that moment, that day, one day, v.v. Chúng ta có thể sử dụng thì hiện tại hoàn thành chung với những cụm từ mang nghĩa thời gian không xác định như: ever, never, once, many times, several times, before, so far, already, yet, v.v.

Cách dùng
Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành để nói về các sự việc vừa mới xảy ra và hậu quả của nó vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại:
  • I've broken my watch so I don't know what time it is.
Tôi đã làm vỡ đồng hồ nên tôi không biết bây giờ là mấy giờ.
  • They have cancelled the meeting.
Họ đã hủy buổi họp.
  • She's taken my copy. I don't have one.
Cô ấy đã lấy bản của tôi. Tôi không có cái nào.
  • The sales team has doubled its turnover.
Phòng kinh doanh đã tăng doanh số bán hàng lên gấp đôi.
Khi chúng ta nói về sự việc mới diễn ra gần đây, chúng ta thường dùng các từ như 'just' 'already' hay 'yet'.
  • We've already talked about that.
Chúng ta đã nói về việc đó.
  • She hasn't arrived yet.
Cô ấy vẫn chưa đến.
  • I've just done it.
Tôi vừa làm việc đó.
  • They've already met.
Họ đã gặp nhau.
  • They haven't known yet.
Họ vẫn chưa biết.
  • Have you spoken to him yet?
Anh đã nói chuyện với anh ta chưa?
  • Have they got back to you yet?
Họ đã trả lời cho anh chưa?
Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành để nói về sự việc xảy ra trong quá khứ và vẫn còn tiếp diễn ở hiện tại. Với cách dùng này, chúng ta sử dụng 'since' và 'for' để cho biết sự việc đã kéo dài bao lâu.
  • I have been a teacher for more than ten years.
Tôi dạy học đã hơn 10 năm.
  • We haven't seen Janine since Friday.
Chúng tôi đã không gặp Janine từ thứ Sáu.
  • - How long have you been at this school?
    - For 10 years/Since 2002.
- Anh công tác ở trường này bao lâu rồi?
- Được 10 năm rồi/Từ năm 2002.
Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành khi nói về trải nghiệm hay kinh nghiệm. Chúng ta thường dùng 'ever' và 'never' khi nói về kinh nghiệm.
  • Have you ever been to Argentina?
Anh đã từng đến Argentina chưa?
  • I think I have seen that movie before.
Tôi nghĩ trước đây tôi đã xem bộ phim đó.
  • Has he ever talked to you about the problem?
Anh ấy có nói với anh về vấn đề này chưa?
  • I've never met Jim and Sally.
Tôi chưa bao giờ gặp Jim và Sally.
  • We've never considered investing in Mexico.
Chúng tôi chưa bao giờ xem xét việc đầu tư ở Mexico.
Chúng ta cũng có thể dùng thì hiện tại hoàn thành để nói về sự việc xảy ra và lặp lại nhiều lần trong quá khứ:
  • We've been to Singapore a lot over the last few years.
Những năm vừa qua, chúng tôi đi Singapre rất nhiều lần.
  • She's done this type of project many times before.
Cô ấy đã làm loại dự án này rát nhiều lần.
  • We've mentioned it to them on several occasions over the last six months.
Trong 6 tháng vừa rồi,, chúng tôi đã nhắc việc này với họ rất nhiều lần rồi.
  • The army has attacked that city five times.
Quân đội đã tấn công thành phố đó 5 lần.
  • I have had four quizzes and five tests so far this semester.
Tôi đã làm 4 bài kiểm tra và 5 bài thi trong học kỳ này.
  • She has talked to several specialists about her problem, but nobody knows why she is sick.
Bà ấy đã nói với nhiều chuyên gia về vấn đề của bà, nhưng chưa ai tìm ra được nguyên nhân bà bị bệnh.
Cấu trúc
Câu khẳng định
-  S+ have/has + V3 + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
  • I have spoken to him.
  • I've been at this school for 10 years.
Câu phủ định
- S+ have not/has not + V3 + (O)
- S+ haven't/hasn't+ V3 + (O)
Ví dụ:
  • I haven't spoken to him yet.
  • I haven't ever been to Argentina.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + have/has + S+ V3 + (O)?
Ví dụ:
  • Have you spoken to him yet?
  • How long have you been at this school?





Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn 

 

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect continuous) được sử dụng để chỉ sự việc xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn tiếp tục ở hiện tại và có thể vẫn còn tiếp diễn trong tương lai.
Cách dùng
Chúng ta sử dụng thì này để nói về sự việc đã kết thúc nhưng chúng ta vẫn còn thấy ảnh hưởng hay dấu vết về nó.
  • Oh, the kitchen is a mess. Who has been cooking?
Oh, nhà bếp thật lộn xộn. Ai vừa nấu ăn đấy?
  • You look tired. Have you been sleeping properly?
Anh trông có vẻ mệt mỏi. Anh ngủ không đủ giấc à?
  • I've got a stiff neck. I've been working too long on computer.
Tôi bị chứng cứng cổ. Tôi làm việc trên máy vi tính trong thời gian dài.
Thì này cũng có thể được sử dụng để nói về các sự việc xảy ra ở quá khứ và vẫn chưa kết thúc ở hiện tại.
  • I've been learning Spanish for 20 years and I still don't know very much.
Tôi đã học tiếng Tây Ban Nha được 20 năm nhưng tôi vẫn không biết nhiều lắm.
  • I've been waiting for him for 30 minutes and he still hasn't arrived.
Tôi đã chờ anh ta 30 phút rồi nhưng anh ta vẫn chưa đến.
  • He's been telling me about it for days. I wish he would stop.
Anh ta đã nói với tôi về chuyện đó mấy ngày nay rồi. Tôi ước gì anh ta đừng nói nữa.
Thì này cũng có thể được sử dụng để chỉ sự việc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và vẫn còn tiếp tục ở hiện tại.
  • She's been writing to her regularly for a couple of years.
Trong mấy năm nay cô ấy thường xuyên viết thư cho bà ấy.
  • He's been phoning me all week for an answer.
Anh ta đã gọi điên cho tôi cả tuần này chỉ để có được câu trả lời.
  • The university has been sending students here for over twenty years to do work experience.
Trường đại học đó đã gởi sinh viên đến đây để thực tập trong hơn 20 năm.
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn thường được dùng chung với các cụm từ như: 'since', 'for', 'all week', 'for days', 'lately', 'recently', 'over the last few months'.
  • I've been wanting to do that for ten years.
Tôi đã muốn làm việc đó suốt 10 năm nay.
  • You haven't been getting good results over the last few months.
Trong mấy tháng vừa qua, bạn đã đạt được kết quả rất tốt.
  • They haven't been working all week. They're on strike.
Họ đã không làm việc cả tuần nay. Họ đang đình công.
  • He hasn't been talking to me for weeks.
Anh ấy đã không nói chuyện với tôi mấy tuần nay rồi.
  • We've been working hard on it for ages.
Chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức cho nó trong nhiều năm.
  • I've been looking at other options recently.
Gần đây tôi đang xem xét các phương án khác.
  • Have you been exercising lately?
Gần đây anh có tập thể dục không?
  • He's been working here since 2001.
Anh ấy làm việc ở đây từ năm 2001.
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S+ have/has + been+ V-ing + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
  • He's been phoning me all week for an answer.
  • I have been exercising hard recently.
Câu phủ định
- S+ have not/has not + been+ V-ing + (O)
- S+ haven't/hasn't + been+ V-ing + (O)
Ví dụ:
  • He hasn't been talking to me for weeks
  • I have not been exercising recently.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi) + have/has + S + been+ V-ing + (O)?
Ví dụ:
  • Oh, the kitchen is a mess. Who has been cooking?
  • Have you been exercising lately?

 

Thì hiên tại hoàn thành và hiên tại hoàn thành tiếp diễn 

 http://gymglish.vn/goc-tieng-anh/ngu-phap/114-hien-tai-hoan-thanh-hien-tai-hoan-thanh-tiep-dien

 Hầu như không có nhiều khác biệt giữa hai thì hiện tại hoàn thànhthì hiện tại hoàn thành tiếp diễn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể sử dụng hoặc thì hiện tại hoàn thành hoặc thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn đều được.

  • They've been working here for a long time but Andy has worked here for even longer.
Tôi làm việc ở đây cũng khá lâu rồi, nhưng Andy làm ở đây còn lâu hơn.
  • I've lived here for 10 years and she has been living here for 12 years.
Tôi sống ở đây được 10 năm, còn cô ấy sống ở đây đươc 12 năm rồi.
Để nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự việc, chúng ta dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
  • We've been working really hard for a couple of months.
Chúng tôi đã làm việc cật lực trong mấy tháng nay.
  • She's been having a hard time.
Cô ấy đang trong thời kỳ khó khăn.
Để nhấn mạnh kết quả của sự việc, chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành.
  • I've made fifteen phone calls this morning.
Sáng nay, tôi đã gọi 15 cuộc gọi.
  • He's written a very good report.
Anh ấy đã có một bài phóng sự rất tốt.
Hãy nhìn những ví dụ sau:
  • I've been reading this book for two months but I've only read half of it. It's very difficult to read.
Tôi đã đọc quyển sách này trong 2 tháng nhưng tôi chỉ mới đọc được một nữa. Nó thật khó đọc.
  • She's been trying to convince him for 20 minutes but she hasn't managed to yet.
Cô ấy đã cố gắng thuyết phục anh ta trong 20 phút nhưng vẫn chưa có kết quả gì.
  • They've been talking about this for month and they still haven't found a solution.
Họ đã thảo luận vấn đề này trong một tháng rồi nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp nào.
Khi một sự việc đã kết thúc, và chúng ta có thể thấy kết quả, chúng ta dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
  • The phone bill is enormous. You've been calling your boyfriend in Australia, haven't you?
Hóa đơn điện thoại này thật kinh khủng. Cậu đã gọi điện cho bạn trai của cậu ở Úc phải không?
  • You're red in the face. Have you been running?
Mặt của anh thật đỏ. Anh vừa chạy xong à?
Khi trong câu có 'ever' or 'never', chúng ta dùng hiện tại hoàn thành.
  • I don't know them. I've never met them.
Tôi không biết họ. Tôi chưa bao giờ gặp họ.
  • Have you ever heard anything so strange in your life?
Trong cuộc đời của mình, anh đã từng nghe chuyện gì lạ chưa?

 




Mạo Từ 

 Trong tiếng Anh, người ta chia mạo từ (article) ra làm 2 loại: mạo từ xác định (definite article) "the" và mạo từ không xác định (indefinite article) "a, an". Mạo từ xác định được dùng để chỉ một sự vật hay sự việc cụ thể và cả người nghe và nói đều biết về sự vật hay sự việc đó. Mạo từ không xác định dùng để chỉ một sự vật hay sự việc bất kỳ.

Mạo từ không xác (A, An)
Tổng quát
1. Đầu tiên các bạn hãy so sánh hai ví dụ sau đây:
  • I'd like to buy a travel guide for our trip.
Tôi muốn mua một quyển cẩm nang du lịch cho chuyến đi của chúng ta.
Ở câu trên, chúng ta không xác định "travel guide" cụ thể nào. Chúng ta chỉ muốn một 'travel guide', bất kỳ 'travel guide' nào cũng được.
  • Do you have the Fodor's guide? That's the travel guide I want.
Anh có cẩm nang du lịch của Fodor không? Đó là quyển tôi đang cần.
Ở ví dụ này chúng ta viết rõ chúng ta đang nhắc đến 'travel guide' nào, vì vậy chúng ta dùng 'the'.
2. 'A, an' được sử dụng để nói về công việc của một người nào đó, công dụng của vật, tính chất của vật hay tính cách của con người.
  • Julia is a lawyer.
Julia là một luật sư.
  • This car is a station wagon.
Chiếc xe này là loại xe station wagon.
  • She's a generous person.
Cô ấy là người rộng rãi.
3. 'A, an' được sử dụng để nói chung chung về một việc hay vật nào đó.
  • A scarf makes any outfit look a little more interesting.
Một cái khăn quàng có thể làm cho bất kỳ bộ quần áo nào đều trông đẹp hơn.
  • An unpaid parking ticket can lead to many problems.
Một hóa đơn đậu xe chưa thanh toán có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
4. 'A, an' được dùng đề mô tả khái quát một người nào đó (nếu chúng ta không biết người đó hoặc đặc điểm của họ không quan trọng).
  • A woman knocked on the door while you were at the store.
Trong khi anh đang ở ngoài cửa hàng thì có một người phụ nữ gõ cửa nhà anh.
(Ở đây chúng ta chỉ biết là có một người phụ nữ chứ chúng ta không biết người phụ nữ đó là ai.)
  • Jeff is dating a lawyer.
Jeff đang hẹn hò với một luật sư.
(Người luật sư đó là ai? Chúng ta không biết cũng không quan tâm. Điều quan trọng là người đó là một luật sư.)
5. 'A, an' được sử dụng trong mô tả. Cấu trúc mô tả sẽ là 'a, an + tính từ + danh từ'
  • Tom has a long commute.
Tom phải đi một đoạn đường dài để đến công ty.
  • Susan has a lovely smile.
Susan có một nụ cười thật đẹp.
Khi nào chúng ta dùng 'a' và khi nào dùng 'an'
Chúng ta sử dụng 'a' trước danh từ hay tính từ bắt đầu bằng phụ âm (ví dụ: a car, a large order). Chúng ta cũng dùng 'a' trước danh từ hay tính từ bắt đầu bằng âm 'u' hoặc 'eu' nếu từ đó phát âm với âm 'y' (ví dụ: a uniform, a European country)
Chúng ta dùng 'an' trước danh từ hay tính từ bắt đầu bằng nguyên sâm (ví dụ: an adorable dog, an unusual request), trừ 'u' và 'eu' được nêu ở trên.
1. Với danh từ số nhiều, chúng ta mạo từ 'some'
Ví dụ:
Số ít: Please bring a chair.
Số nhiều: Please bring some chairs.
2. Với danh từ không đếm được chúng ta dùng mạo từ 'some'
Ví dụ:
  • Would you like some coffee? (BUT: Would you like a cup of coffee?)
Anh có muốn dùng cà phê không?
  • Please pick up some sugar at the store. (BUT: Please pick up a bag of sugar at the store).
Làm ơn đi cửa hàng mua một ít đường.
Mạo từ xác định (The)
Tổng quát
1. Chúng ta sử dụng 'the' khi muốn chỉ đến sự việc hay sự vật cụ thể hoặc duy nhất.
  • The stars are out tonight.
Tối nay trời vắng sao.
  • The plane ride to France will take about 8 hours.
Chuyến bay đến Pháp sẽ mất khoảng 8 giờ.
  • The White House
Nhà Trắng
  • The Internet
Internet
2. Chúng ta sử dụng 'the' khi chúng ta và người nghe đều biết người, vật hay nơi chốn mà chúng ta đang nhắc đến.
  • Please open the window. (Your listener knows which window).
Làm ơn mở giúp cái cửa sổ (Người nghe biết chúng ta đang nói đến cái cửa sổ nào.)
  • The plot of this movie is weak. (Your listener knows which plot).
Nội dung của phim này thật chẳng có gì. (Người nghe biết chúng ta đang nói đến nội dung của phim nào.)
  • The tomatoes from your garden are delicious. (Your listener knows which tomatoes).
Cà chua từ vườn của anh ăn thật ngon. (Người nghe biết chúng ta đang nói đến những quả cà chua nào.)
Khi nào sử dụng 'the' và khi nào không cần sử dụng mạo từ
1. Chúng ta không sử dụng 'the' khi danh từ được sử dụng chỉ sự khái quát hay chỉ những sự việc chung chung và danh từ này ở dạng số nhiều hoặc không đếm được.
  • I like coffee in the mornings (not the coffee).
Tôi thích uống cà phê vào buổi sáng.
  • We're having hamburgers for dinner (not the dinner).
Họ ăn bánh mì kẹp cho buổi tối.
  • Russian is a difficult language (not the Russian).
Tiếng Nga là một ngôn ngữ khó.
  • Creativity is difficult to teach (not the creativity).
Sự sáng tạo rất khó truyền đạt.
  • Pandas are very popular animals (not the pandas).
Gấu trúc là một loại động vật rất nổi tiếng.
Chú ý: Khi danh từ ở dạng số ít và chúng ta đang nói đến sự khái quát hay chung chung, chúng ta thường dùng 'the', như: The panda is a much studied animal.
2. Hầu hết khi nói đến tên quốc gia, chúng ta không dùng 'the', như: France, Australia, South Africa. Tuy nhiên, một số tên quốc gia lại phải dùng 'the', đặc biệt là những tên có hơn một từ, như: The United States, The Netherlands, The Czech Republic, The United Arab Emirites, The Dominican Republic.
3. Tên tiểu bang, thành phố, thị trấn sẽ không có 'the', ngoại trừ "The Hague". Ví dụ: California, Paris, New Haven.
4. Tên của hầu hết các ao hồ, núi, núi lửa, hòn đảo sẽ không có 'the'. Ví dụ: Lake George, Mount St. Helens.
5. Nhiều cụm từ sẽ không có 'the'.
• at night (nhưng: in the morning, in the afternoon)
• at/to college, school, work
• phương tiện di chuyển: by car, by foot, by plane, by train
• Các ngày trong tuần & các tháng trong năm đi kèm với 'on' hoặc 'in': on Monday, on Tuesday, in December
• Chức vụ hay chức danh: He was elected President, she was named vice president.
Sử dụng 'the' trong những trường hợp sau:
1. Các tọa độ của trái đất. Ví dụ: the South Pole, the Equator.
2. Hầu hết những khu vực địa lý: the Midwest, the Middle East
3. Tên của các đại dương, biển, kên đào và sông. Ví dụ: the Missisissippi River, the Atlantic Ocean, the Panama Canal.
4. Tên của rừng, sa mạc, vịnh và bán đảo. Ví dụ: the Gulf of Mexico, the Black Forest.

 

Should 

 

Cách dùng
Chúng ta sử dụng 'should' để cho lời khuyên.
  • You should speak to him about it.
Bạn nên nói với anh ta về điều đó.
  • He should see a doctor.
Anh ấy nên đi khám bệnh.
  • We should ask a lawyer.
Chúng ta nên hỏi luật sư.
Chúng ta sử dụng 'should' để đưa ra ý kiến hoặc đề nghị.
  • He should resign now.
Lúc này ông ấy nên từ chức.
  • We should invest more in Asia.
Chúng ta nên đầu tư thêm vào châu Á.
  • They should do something about this terrible train service.
Họ nên làm gì đó với dịch vụ xe lửa tồi tệ này.
'Should' thể hiện một ý kiến cá nhân; mang nghĩa nhẹ hơn và chủ quan hơn so với 'must' hoặc 'have to'. Nó thường được đi trước bởi 'I think'.
  • I think they should replace him.
Tôi nghĩ họ nên thay anh ta.
  • I don't think they should keep the contract.
Tôi không nghĩ họ sẽ giữ hợp đồng.
  • Do you think we should tell her?
Bạn có nghĩ là chúng ta nên nói với cô ấy không?

Cấu trúc
Câu khẳng định
S+ should + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
  • I think we should tell her.
  • He should resign now.
Câu phủ định
S+ should not + V + (O)
Ví dụ:
  • I think we shouldn't tell her.
  • He should not resign now.
Câu nghi vấn
(Từ để hỏi) + should + S + V + (O)?
Ví dụ:
  • Do you think we should tell her?
  • Why should he resign now?

 

Should 2 

 Chúng ta sử dụng 'should' sau những động từ tường thuật như demand, insist, propose, recommend, suggest.

  • He demanded that we should pay for the repair.
Anh ta yêu cầu chúng ta trả tiền sửa chữa.
  • She insisted that she should pay for the meal.
Cô ấy khăng khăng giành trả tiền cho bữa ăn.
  • I have proposed that he should take charge of the organization.
Tôi đã đề nghị là anh ta nên lãnh đạo tổ chức.
  • The committee recommends that Jane should be appointed.
Ủy ban đề nghị Jane nên được bổ nhiệm.
  • We have suggested that Michael should be given a reward for his hard work.
Chúng tôi đã đề nghị Michael nên được khen thưởng vì đã làm việc chăm chỉ.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể diễn đạt chính xác điều muốn nói bằng cách bỏ 'should'và sử dụng thể nguyên mẫu không 'to' của động từ. Cách dùng này được gọi là Bàng thái cách.
  • He demanded that we pay for the repair.
  • She insisted that she pay for the meal.
  • I have proposed that he take charge of the organization.
  • The committee recommends that Jane be appointed.
  • We have suggested that Michael be given a reward for his hard work.
Chúng ta có thể sử dụng 'should' sau nhiều tính từ. Tiêu biểu như là: funny, interesting, natural, odd, strange, surprised, surprising, typical.
  • It's funny that you should say that. I was thinking exactly the same thing.
Thật là thú vị khi anh nói như vậy .Tôi cũng có cùng suy nghĩ với anh.
  • It's interesting that they should offer him the job. Not an obvious choice.
Thật thú vị khi họ giao cho anh ta công việc ấy. Đúng là một lựa chọn không rõ ràng.
  • It's natural that you should be anxious. Nobody likes speaking in public.
Việc anh cảm thấy lo lắng là điều hiển nhiên. Không ai thích nói trước đám đông.
  • Isn't it odd that he should be going to the same tiny hotel? What a coincidence.
Việc anh ta cũng đến ở cùng một khách sạn nhỏ không kỳ quặc tí nào à? Thật là trùng hợp làm sao!
  • It's strange that you should think so. Nobody else does.
Thật lạ khi bạn nghĩ như vậy.Chẳng có ai có suy nghĩ như thế.
Chúng ta có thể sử dụng 'should' trong mệnh đề 'if' khi chúng ta tin rằng khả năng sự việc đó xảy ra là thấp.
  • If you should happen to see him before I do, can you tell him that I want to speak to him urgently?
Nếu anh gặp anh ấy trước tôi thì hãy nhắn giúp tôi rằng tôi muốn nói chuyện với anh ấy gấp.
  • If there should be a problem, just give me a call and I'll sort it out.
Nếu có vấn đề gì thì hãy gọi cho tôi và tôi sẽ tìm cách giải quyết.
  • If anyone should ask where I am, say I'm in a meeting.
Nếu có ai hỏi tôi đang ở đâu thì hãy nói là tôi đang họp.
'Should' còn được sử dụng trong các tình huống sau:
Bày tỏ sự đồng ý
  • - They're paying you compensation?
    - I should think so.
- Họ sẽ bồi thường cho anh chứ?
- Tôi cũng nghĩ vậy.
Thể hiện sự vui thích khi bạn được nhận quà
  • What a fantastic present. You really shouldn't have.
Món quà thật tuyệt làm sao. Thực sự bạn không nên làm như vậy.
Nhấn mạnh cảm xúc bề ngoài
  • You should have seen the look on her face when she found out that she had got the promotion
Cậu nên thấy biểu hiện của cô ta khi cô ta biết mình đã được thăng chức.

 

Should have 

 

Cách dùng
Chúng ta có thể sử dụng 'should have' để nói về những sự việc đã không diễn ra ở quá khứ.
  • I should have let her know what was happening but I forgot.
Lẽ ra tôi nên cho cô ấy biết chuyện gì đã xảy ra nhưng tôi lại quên mất.
  • He should have sent everybody a reminder by email.
Lẽ ra anh ấy nên gửi cho mọi người lời nhắc nhở qua email.
  • They should have remembered that their guests don't eat pork.
Lẽ ra họ phải nhớ là khách của họ không ăn thịt heo.
Chúng ta còn có thể sử dụng 'should have' để suy đoán những sự việc đã có thể hoặc không thể xảy ra.
  • She should have got the letter this morning. I expect she'll give us a call about it later.
Sáng nay có lẽ cô ấy đã nhận được thư. Tôi nghĩ cô ấy sẽ gọi cho chúng ta về nó sau.
  • He should have arrived at his office by now. Let's try ringing him.
Lẽ ra giờ này anh ta đã có mặt ở văn phòng. Hãy thử gọi cho anh ta xem sao.
  • They should have all read that first email by this stage. It's time to send the next one.
Bây giờ có lẽ họ đã đọc email đầu tiên rồi. Gửi cái tiếp theo thôi.
Chúng ta có thể sử dụng ' should not have' để suy đoán một cách tiêu cực về việc đã có thể hoặc không thể xảy ra.
  • She shouldn't have left work yet. I'll call her office.
Có lẽ cô ấy chưa rới công ty. Tôi sẽ gọi cho văn phòng của cô ấy.
  • He shouldn't have boarded his plane yet. We can probably still get hold of him.
Có lẽ hắn ta chưa lên máy bay. Chúng ta vẫn còn có thể bắt được hắn.
  • They shouldn't have sent the report off for printing yet. There is still time to make changes.
Có lẽ họ chưa in báo cáo ra. Vẫn còn đủ thời gian để thay đổi.
Chúng ra có thể sử dụng 'should not have' để bày tỏ sự hối tiết cho một hành động trong quá khứ.
  • I shouldn't have shouted at you. I apologise.
Tôi xin lỗi. Lẽ ra tôi không nên mắn bạn.
  • We shouldn't have left the office so late. We should have anticipated this bad traffic.
Lẽ ra chúng ta không nên rời văn phòng trễ như thế này. Chúng ta có thể tránh được tình trạng giao thông tồi tệ này.
  • They shouldn't have sacked him. He was the most creative person on their team.
Đáng lý ra họ không nên sa thải anh ấy. Anh ấy là người có nhiều ý tưởng nhất trong đội của họ.

Cấu trúc
Câu khẳng định
S+ should have + V3 + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: Động từ
O: Tân ngữ
Ví dụ:
  • She should have left work . Don't call her office.
  • I should have let her know what was happening but I forgot.
Câu phủ định
S+ should not have + V3 + (O)
Ví dụ:
  • She shouldn't have left work yet. I'll call her office.
  • I should not have let her know what was happening.
Câu nghi vấn
(Từ để hỏi) + should + S + have + V3 + (O)?
Ví dụ:
  • Should she have left work at this time?
  • Should I have let her know?