BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

A. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
I. HỐI PHIẾU
1. Khái niệm:
Hối phiếu (Bill of exchange/Draft): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.
2. Các bên tham gia hối phiếu:
 Người ký phát hối phiếu (drawer): là người xuất khẩu.
 Người bị ký phát (người trả tiền) (drawee): là người nhập khẩu hàng hay có trách nhiệm trả tiền.
 Người hưởng lợi (bereficiary): là người nhận thanh toán số tiền đó.
 Người chấp nhận (acceptor): là khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
 Người chuyển nhượng (endorser): là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
 Người cầm phiếu (holder or bearer): là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
3. Nội dung của hối phiếu:
 Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).
 Ðịa điểm kí phát hối phiếu.
 Ðịa điểm trả tiền.
 Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...).
 Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
 Chú ý: Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
 Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At ... sight of first (second) Bill of Exchange).
+ Trả tiền sau:
o Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At ..30 days after sight).
o Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả 30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date).
o Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At…30…days after Bill of Exchange date).
 Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi.
 Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền.
 Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình.
4. Các loại hối phiếu:
 Hối phiếu đích danh (Nominal bill): Tên của người được hưởng lợi ghi trên mặt trước tờ hối phiếu đó.
 Hối phiếu vô danh (Bearer bill): Bất kỳ người nào cầm phiếu đó đều là người hưởng lợi.
 Hối phiếu theo lệnh (To order bill): Người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
 Hối phiếu trả tiền ngay (Sight draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
 Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định (Time draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này ký chấp nhận trả tiền và sau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả tiền hối phiếu đó.
 Hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill): Sau một thời hạn nhất định (thường lớn hơn 7 ngày) kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền phải thanh toán tiền trên hối phiếu.
 Hối phiếu trơn (Clean bill of exchange): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại.
 Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ thương mại đến người phải trả tiền.
 Hối phiếu thương mại (Commercial bill): Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu.
 Hối phiếu Ngân hàng (Bank draft): Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên hối phiếu .
5. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) :
 Chấp nhận hối phiếu là một thủ tục pháp lý nhằm xác nhận việc đồng ý (đảm bảo) thanh toán của người trả tiền hối phiếu.
 Hình thức chấp nhận (accepted) ký góc dưới bên trái, mặt sau, đóng dấu ngay giữa, chấp nhận bằng tờ giấy rời.
6. Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
 Đây là thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
 Người ký hậu chỉ cần ký vào chỗ quy định để ký hậu và trao hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
 Hình thức ký hậu chuyển nhượng:
+ Ký hậu để trắng (Blank endorsement): Là việc ký hậu không chỉ định người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu.
+ Ký hậu theo lệnh (To order endorsement): Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu.
+ Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): Là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ là người này.
+ Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): Là loại ký hậu khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy đòi.
7. Bảo lãnh hối phiếu (Aval):
 Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ 3 (thông thường các tổ chức tài chính) nhằm đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi nếu như đến kỳ hạn mà người trả tiền không thanh toán; thường là một Ngân hàng lớn có uy tín.
 Thủ tục bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi “Bảo lãnh” (aval) vào mặt trước hay mặt sau tờ hối phiếu và ký tên.
 Hình thức: Bảo lãnh bí mật hay bảo lãnh công khai.
8. Chiết khấu hối phiếu (Discount):
Là nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng thương mại. Người xuất khẩu hoặc người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho Ngân hàng để nhận trước một khoản tiền thấp hơn số tiền ghi trên hối phiếu.
9. Kháng nghị (Protest):
Là khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật.
 Ví dụ:
Sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ
BILL OF EXCHANGE
No. YCL .9010 Tapei, Taiwan.
For: USD 9,801xxx April, 13th, 1995.
At xxx Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of The Farmers Bank of China the sum of US dollars nine thousand eight hundred one only value received.
Drawn under: Asia Commercial Bank, Ho Chi Minh city, Viet Nam.
Irrevocable L/C No.1910, dated 01/April/ 1995.
To: Asia Commercial Bank, YEAFUL Co., Ltd.
Ho Chi Minh city, Viet Nam. (Signed)

BILL OF EXCHANGE
No. 04/95.DT Ho Chi Minh city,
For: USD 34,560.00 -- July, 08th , 1995.
At xxx Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Export-Import Bank, HCM city, Viet Nam the sum of US dollars thirty four thousand five hundred and sixty only.
Value received as per our invoice(s) No. 35, dated June, 29th, 1995.
Drawn under: United Overseas Bank, Singapore.
Confirmed Irrevocable Without recourse L/C No. 01 CM 212 dated June, 30th, 1995.
To: United Overseas Bank, IMEXCO,Viet Nam.
Singapore. (Signed).
10. So sánh hối phiếu trong thanh toán nhờ thu và thanh toán trong L/C:
10.1. Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu:
 Ví dụ:
BILL OF EXCHANGE
No.:___________ Place:________
For :___________ Date:_________
At _____sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of_____the sum of____
To: (the Drawee) The Drawer,
(Signed)
10.2. Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu trả chậm:
 Ví dụ 1:
BILL OF EXCHANGE
No. 01/TH. Seoul, Korea.
For: USD 31,878.00 -- 30/8/1995.
At D/A 90 days from B/L date sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Korea First Bank the sum of US dollars thirty one thousand eight hundred seventy eight only.
(Value received and Charge the same to account of Bimexco, Da Nang city.)
To: Bimexco, 259 Hoang Dieu st. The Drawer,
Da nang city, Viet Nam. (Signed)
 Ví dụ 2:
BILL OF EXCHANGE
No._________ Place :______
For:________ Date :______
At________Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of_______the sum of ___________
Value received as per our Invoice(s) No(s) __________________
Dated__________
Drawn under______________________________
(Confirmed) Irrevocable (Without recourse) L/C No_______ dated/wired ________
To: (the issuing bank) The Drawer,
(Signed)
10.3. Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ:
 Ví dụ 1:
BILL OF EXCHANGE
No. YCL .9010 Tapei,Taiwan
For:USD 9,801xxx April, 13th, 1995.
At xxx Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of The Farmers Bank of China the sum of US dollars nine thousand eight hundred one only value received.
Drawn under: Asia Commercial Bank, Ho Chi Minh city, Viet Nam.
Irrevocable L/C No.1910, dated 01/April/ 1995.
To: Asia Commercial Bank, YEAFUL Co., Ltd.
Ho Chi Minh city, Viet Nam. (Signed)
 Ví dụ 2:
BILL OF EXCHANGE
No. 0495.DT Ho Chi Minh city.
For: USD 34,560.00 -- July, 08th , 1995.
At xxx Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Export-Import Bank, HCM city, Viet Nam the sum of US dollars thirty four thousand five hundred and sixty only.
Value received as per our invoice(s) No. 35, dated June, 29th, 1995.
Drawn under: United Overseas Bank, Singapore.
Confirmed Irrevocable Without recourse L/C No. 01 CM 212 dated June, 30th, 1995.
To: United Overseas Bank, IMEXCO,Viet Nam.
Singapore. (Signed);
 Giống nhau: Ngân hàng hoặc nhà nhập khẩu đều ký chấp nhận kì hạn; Đều do nhà xuất khẩu ký phát.
 Khác nhau:
 Đối với B/E trong phương thức nhờ thu: Mục "Drawn under..." và mục "To:..." - Người nhập khẩu.
 Đối với B/E trong phương thức thanh toán bằng L/C: Mục "Drawn under..." và mục "To:.. " - Ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên nếu 2 mục đều điền cùng 1 thông tin thì hơi bị thừa nên tại mục "Drawn under..." người ta hay điền thêm thông tin chi tiết về L/C hay Invoice để người nhận dễ xử lý.
 Trên B/E theo L/C có ghi số, ngày L/C; B/E nhờ thu thì không có.
 B/E theo L/C ký phát đòi tiền Ngân hàng phát hành; B/E nhờ thu ký phát đòi tiền nhà nhập khẩu.
 B/E nhờ thu tính lưu thông kém hơn B/E ký phát đòi tiền Ngân hàng.
 Thời hạn B/E nhờ thu ngắn hơn thời hạn thanh toán B/E trong L/C.
 Giá trị B/E trong nhờ thu nhỏ hơn giá trị B/E trong L/C.
II. SÉC
III. KỲ PHIẾU
B. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.
Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi.
Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro.
 Ví dụ:
Chẳng hạn như mới đây hãng Acama, một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Acama đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua Ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng Ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế Acama còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn.
Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.
I. Phương thức chuyển tiền:
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của Ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
 Chuyển tiền bằng điện;
 Chuyển tiền bằng thư.
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: Chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba.
Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp này người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…
II. Phương thức nhờ thu:
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
 Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
 Người xuất khẩu,
 Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu,
 Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là Ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu),
 Người nhập khẩu.
 Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
 Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua Ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
 Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này Ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
+ Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho Ngân hàng để uỷ thác cho Ngân hàng việc thu đòi tiền.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho Ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
+ Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở Ngân hàng, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì Ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
III. Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được.
Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó Ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, Ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
Các loại thư tín dụng chủ yếu là:
 Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.
 Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được Ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
 Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một Ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng mở thư tín dụng.
 Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của Ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
IV. Phương thức COD & CAD:
CAD: Cash against documents, hay COD: Cash on delivery là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương sẽ yêu cầu Ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
Qui trình thanh toán như sau:
 Nhà nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài khỏa bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và Ngân hàng .
 Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết .
 Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng .
 Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho Ngân hàng.
 Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ, nếu phù hợp thì thanh toán cho nhà xuất khẩu.
 Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét