ESTP – THE DOERS – NGƯỜI NĂNG ĐỘNG
Những người thuộc nhóm ESTP có lối sống chủ đạo là giác quan hướng ngoại, họ cảm thụ thế giới thông qua năm giác quan một cách cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, ESTP còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng nội, họ biết suy nghĩ một cách lý trí và hợp lý.
ESTP có khả năng đặc biệt trong việc nắm bắt thái độ và động cơ của người khác. Họ thu nhặt các thông tin mà đa số những người khác không để ý đến, điển hình là nét mặt và thái độ. Họ thường đi trước những người đang tiếp xúc với họ và ESTP sử dụng khả năng này của họ để có được cái họ muốn. Quy tắc và luật lệ được họ xem như nguyên tắc để tham khảo trong ứng xử hơn là một điều bắt buộc. Nếu một ESTP đã quyết định làm điều gì đó thì họ sẽ theo nó đến cùng, kể cả khi phải vượt qua luật lệ. Tuy nhiên, ESTP có niềm tin mạnh mẽ vào việc đúng sai của vấn đề, và họ sẽ kiên trì làm theo nguyên tắc của mình. ESTP không quan tâm lắm đến những luật lệ xã hội, bởi vì bản tính trung thực của họ sẽ không cho phép họ làm điều gì sai trái trong mọi tình huống.
ESTP có năng lực đặc biệt trong việc tạo năng lượng tích cực. Họ là những người năng động, hoạt bát và luôn mong muốn có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Họ có thể là kẻ thích đánh cược hoặc một người tiêu xài hoang phí. Họ thường kể chuyện rất hay mà không cần chuẩn bị trước. Họ thích vừa làm việc theo tiến độ hơn là lập kế hoạch trước. Họ thích đùa và là những người rất hài hước. Tuy nhiên, đôi lúc họ có thể gây tổn thương cho người khác mà không biết điều đó, vì họ thường không biết hoặc không quan tâm đến ảnh hưởng từ lời nói của họ đến người khác. Nhưng không phải vì vậy mà họ không quan tâm đến con người, chỉ là vì quá trình ra quyết định của họ không bao gồm cảm xúc của người khác mà chỉ dựa trên lập luận và sự thật mà thôi.
Phần ít được phát triển nhất của ESTP là trực giác. Họ thường mất kiên nhẫn với các lý thuyết và cảm thấy chúng không giúp ích gì nhiều để hoàn thành công việc. ESTP thỉnh thoảng có trực giác mạnh mẽ nhưng lại thường không chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng rất sáng suốt và rõ ràng. ESTP không tin vào bản năng của mình, và cũng nghi ngờ trực giác của những người khác.
ESTP thường gặp vấn đề trong học tập, đặc biệt là các chương trình học cao hơn có liên quan nhiều đến lý thuyết. ESTP cảm thấy chán những môn học không có tính thực tế. ESTP có thể rất thông minh nhưng việc học tập sẽ là một khó khăn cho họ.
ESTP luôn cần sự hoạt động, do đó họ làm rất tốt trong các công việc không bị ràng buộc và giới hạn. ESTP là những người bán hàng rất giỏi. Họ sẽ cảm thấy ngột ngạt và buồn chán nếu phải làm các công việc thường nhật. ESTP có nguồn năng lượng tự nhiên và cảm hứng dồi dào khiến họ tự nhiên có tố chất của những nhà kinh doanh. Họ rất hào hứng làm việc và có thể truyền sự hào hứng đó cho những người xung quanh. Họ có thể thuyết phục bất kỳ ai làm theo bất kỳ ý tưởng nào. Họ là những người năng động, ra quyết định rất nhanh. Tóm lại, họ có khả năng tuyệt vời để bắt đầu một công việc nhưng họ thường không giỏi trong việc theo suốt quá trình công việc và có thể để lại phần công việc đó cho người khác làm. Học cách theo sát công việc đến khi kết thúc là điều mà ESTP cần phải chú ý đến.
ESTP là những người thực tế, có óc quan sát, thích đùa, thích mạo hiểm với khả năng phản ứng nhanh xuất sắc và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Họ là những người hào hứng và vui tính, là những người truyền lửa rất tốt. Nếu ESTP nhận ra khả năng thiên phú của họ và phát huy nó, họ có thể làm được những điều thực sự đặc biệt.
Các ESTP nổi tiếng
James Buchanan – Tổng thống Mỹ
Ernest Hemingway – Nhà văn nổi tiếng
Eddie Murphy – Diễn viên nổi tiếng
Jimmy Conners – Vận động viên tennis nổi tiếng
Madonna – Ca sĩ nổi tiếng
Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.ESTP VÀ SỰ NGHIỆP
Các ESTP thường có một số nét đặc trưng sau:
- Năng động.
- Sống với hiện tại.
- Không thích các lý thuyết trừu tượng mà không có ứng dụng thực tế.
- Thích thấy kết quả do công việc mình làm ngay lập tức.
- Nhanh nhẹn và nhiều năng lượng.
- Linh hoạt và thích ứng nhanh.
- Có khả năng độc lập ra quyết định.
- Ít khi làm việc theo kế hoạch – tới đâu hay tới đó.
- Vui tính.
- Quan sát tốt.
- Rất giỏi nhớ những chi tiết.
- Giỏi đối nhân xử thế.
- Tự nhiên.
- Khả năng nhìn thấy vấn đề cấp bách và ra quyết định nhanh chóng.
- Thích phiêu lưu mạo hiểm.
- Có thể thích chứng tỏ hoặc phô trương.
- Thích bắt đầu công việc nhưng lại không nhất thiết phải theo đến cùng.
Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ESTP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ESTP:
- Nhân viên đại diện bán hàng.
- Cảnh sát/thám tử.
- Y tá/ Nhân viên cấp cứu.
- Kỹ sư máy tính.
- Hỗ trợ kĩ thuật máy tính.
- Doanh nhân.
1. Trau dồi ưu điểm của mình! Tự cho phép mình có cơ hội thể hiện những khả năng bẩm sinh của bạn. Nếu bạn không làm việc ở lĩnh vực thể hiện được điều này, có lẽ đã đến lúc tìm cách để thay đổi hoàn cảnh hiện tại rồi đấy. Hãy nhớ, bạn có thế mạnh trong việc hoàn thành công việc và vượt qua khó khăn.PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA ESTP
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG
2. Đối mặt với điểm yếu của mình! Hãy thẳng thắn với bản thân. Những hạn chế của bạn có thể là điểm mạnh của người khác. Vậy thì đã sao? Bạn gặp khó khăn khi nói về cảm xúc hoặc xác định những nhận thức của bản thân, nhưng bạn không cần phải sợ hãi vì điều đó. Hãy cho phép bản thân là người bạn muốn và hãy cho phép người khác giúp bạn hiểu rõ hơn những giới hạn của mình.
3. Nói về những suy nghĩ của mình. Thảo luận ý tưởng và nhận định của mình với những người khác sẽ giúp bạn phát triển thế giới nội tâm của bạn khiến cho bạn trở nên “người” hơn mà không cần phải nhờ các hoạt động bên ngoài. Bạn sử dụng khả năng suy nghĩ nội tâm của mình càng tốt thì bạn càng có nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
4. Đừng sợ phải thể hiện cảm xúc. Trực giác muốn bạn luôn là một đứa trẻ bên trong tâm hồn, và điều đó khiến bạn trốn chạy, khiến bạn muốn chứng tỏ mình hơn nữa. Bạn không cần phải chứng tỏ bất kỳ điều gì với bất kỳ ai. Ai cũng có cảm xúc và ai cũng có một chút yếu đuối trong người. Hãy tìm những người mà bạn có cảm giác có thể sẻ chia và nói với họ về cảm giác bên trong cảu mình.
5. Tôn trọng nhu cầu hành động của mình. Hãy nhớ rằng bạn cần phải làm việc một cách tích cực để theo kịp tiến độ với những người khác. Đừng tự trách mình khi không thuộc kiểu người thích ngồi yên một chỗ và làm những việc nhàn rỗi. Chọn một người đánh giá cao cuộc sống năng động, nhưng hãy dành thời gian để xem việc có người đó trong cuộc sống của mình có làm thay đổi lối sống của bạn hay không. Đừng quá hấp tấp bởi vì cuộc sống không phải chỉ là những cuộc vui thâu đêm suốt sáng hay những cuộc thám hiểm.
6. Hiểu được điểm khác biệt của mỗi người. Hiểu được rằng mỗi người đều thật sự rất khác nhau. Mỗi người có vị trí và giá trị riêng của mình, và bạn cần nhận ra chúng. Bạn có thể học hỏi từ họ vì họ có những khả năng bạn có thể sử dụng được, những khả năng đến từ chính con người họ. Cố gắng hiểu được loại tính cách của họ và quan sát các loại tính cách có thể đưa bạn ra khỏi cảm xúc tiêu cực bởi vì bạn sẽ hiểu rằng mỗi người đều có điểm đặc biệt riêng.
7. Hãy tự tin thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn. Hiểu được rằng cách duy nhất để trưởng thành là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu bạn không thấy thoải mái với các ý tưởng hay giải pháp vì bạn không biết phải hành động thế nào, càng tốt! Đó là cơ hội để phát triển.
8. Xác định và bày tỏ cảm xúc của mình. Bạn có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu chính xác cảm giác của mình khi tiếp xúc với người khác. Bạn cần phải biết rõ cái cảm giác đó là gì. Đừng bắt người khác phải làm theo ý mình. Nếu bạn đánh giá cao ai đó, hãy nói ngay với họ mỗi khi bạn nghĩ về điều đó. Đây là cách tốt nhất để họ cảm thấy an toàn trong tầm ảnh hưởng của bạn và để phát triển một mối quan hệ lâu dài.
9. Biết rằng sẽ có lúc mình thất bại, tốt thôi! Không phải ngọn núi nào cũng có thể bị chinh phục, không phải khách hàng nào cũng có thể được thoả mãn, cho dù bạn có cố gắng đến mức nào đi nữa. Bị hạ gục là cơ hội phản ánh lại những gì thật sự quan trọng trong cuộc sống. Lần tới bạn sẽ nhận thách thức đáng giá với khả năng của mình, và có giá trị với những người khác. Bạn có thể là người chiến thắng, và thành quả bạn đạt được sẽ là của bạn. Hãy biến nó thành trò chơi cuộc sống, hãy giúp mọi người cùng thắng.
10. Mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Đừng lo lắng về những gì tồi tệ có thể xảy ra. Hãy mong muốn những điều tốt đẹp nhất, và chúng sẽ tự động đến với bạn.
ESTP là những người thích giao tiếp và vui tính luôn mong muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Họ thích hành động và luôn luôn mong muốn làm việc. Cảm hứng này lan truyền đến những mối quan hệ của họ, và họ khát khao trong việc tận dụng các mối quan hệ mỗi ngày. Họ mau chán và thấy đau khổ khi thay đổi mối quan hệ thường xuyên trừ khi họ tìm thấy một người thích hợp. Họ sống ở hiện tại, do đó những cam kết dài hạn thường không thích hợp với ESTP. Họ có thể cảm thấy cực kì tận tâm, và họ muốn thực hiện những cam kết của mình hằng ngày.ESTP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
Điểm mạnh của ESTP
- Có thể rất cuốn hút.
- Vui tính, khéo léo và được yêu thích.
- Mộc mạc và gợi cảm.
- Không cảm thấy bị đe doạ bởi xung đột hay chỉ trích.
- Xuất sắc và sáng suốt trong việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp.
- Hào hứng và vui tính, họ thích làm mọi thứ thật hài hước.
- Sẵn sàng chơi với trẻ em với vai trò của một đứa “trẻ lớn”.
- Có xu hướng chứng tỏ tình yêu bằng những món quà đắt tiền (vừa là ưu điểm và khuyết điểm).
Điểm cần khắc phục của ESTP
- Không có khả năng tự nhiên trong việc đồng cảm với người khác.
- Không giỏi bày tỏ cảm xúc và cảm giác.
- Có thể vô tình làm tổn thương người khác bằng ngôn ngữ.
- Có khả năng quản lý tiền bạc nhưng cũng rất mạo hiểm.
- Sống với hiện tại, không phải là người xây dựng kế hoạch lâu dài.
- Có thể rơi vào thói quen lờ đi những xung đột hơn là giải quyết nó.
- Thực hiện những cam kết dài hạn không phải bản tính của họ.
- Dễ rơi vào trạng thái chán nản.
- Nhanh chóng từ bỏ một mối quan hệ khi cảm thấy chán.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét