BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

INFP – THE IDEALISTS – NHÀ LÝ TƯỞNG HOÁ

INFP – THE IDEALISTS – NHÀ LÝ TƯỞNG HOÁ

Những người thuộc nhóm INFP có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng nội, ở đó họ xử lý công việc theo cách họ cảm nhận về việc đó, hoặc theo cách mà việc đó phù hợp với hệ thống giá trị cá nhân của họ. Ngoài ra, INFP còn có một lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, ở đó họ tiếp nhận mọi việc dựa vào trực giác của mình.
INFP - The Idealist - Nhà lý tưởng hóa
Hơn các loại tính cách cảm nhận bằng trực giác khác, INFP tập trung vào làm cho thế giới ngày một tốt hơn. Mục tiêu chính của họ là tìm kiếm ý nghĩa của họ trong cuộc sống. Mục đích của họ là gì? Làm thế nào họ có thể phục vụ nhân loại một cách tốt nhất trong cuộc sống của họ? Họ là những người lý tưởng hóa và cầu toàn, là những người làm việc không mệt mỏi trên con đường chinh phục mục tiêu mà họ đã chọn cho mình.
INFP có trực giác rất tốt về con người. Họ phụ thuộc rất nhiều vào trực giác của mình và sử dụng những khám phá của mình để liên tục tìm kiếm giá trị trong cuộc sống. Họ tìm kiếm sự thật và ý nghĩa đằng sau sự việc. Mỗi cuộc chạm trán và mỗi kiến thức thu nhặt được đều được chuyển đổi qua hệ thống giá trị của INFP và được đánh giá để xem liệu điều đó có tiềm năng giúp INFP xác định hoặc tinh chỉnh đường đi riêng của họ trong cuộc sống hay không. Mục tiêu ở cuối đoạn đường đó luôn không đổi – động lực của INFP là để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
INFP nhìn chung rất chu đáo và tận tình, là người chịu khó lắng nghe và làm người khác cảm thấy thoải mái. Mặc dù họ có thể dè dặt trong biểu lộ cảm xúc, họ là người rất sâu sắc trong việc chăm sóc và đặc biệt quan tâm đến việc thấu hiểu con người. Sự chân thành này được cảm nhận bởi mọi người làm cho INFP trở thành người bạn giá trị và đáng tin cậy. INFP có thể khá niềm nở với những người mà họ đã thân thiết.
INFP không thích xung đột và tìm mọi cách có thể để tránh xảy ra xung đột. Nếu họ phải đối mặt với việc này, họ sẽ luôn tiếp cận sự xung đột từ góc độ cảm xúc của mình. Trong tình huống xung đột, INFP ít quan trọng việc ai đúng ai sai. Họ tập trung vào những cảm nhận mà xung đột đó mang đến cho họ, và thật sự thì họ không quan tâm liệu họ có đúng hay không. Họ không muốn cảm thấy khó xử. Đặc điểm này đôi khi làm cho họ biểu hiện không hợp lý và thiếu logic trong các tình huống mâu thuẫn. Mặt khác, INFP làm trung gian rất tốt và thường giải quyết tốt các xung đột của người khác vì trực giác của họ hiểu được cảm xúc và quan điểm của người khác, và họ thật sự muốn giúp đỡ những người đó.
INFP rất linh hoạt và thoải mái, cho đến khi một trong những nguyên tắc của họ bị vi phạm. Trước nguy cơ hệ thống nguyên tắc của mình bị đe dọa, INFP có thể trở nên hung hăng tự vệ, chiến đấu ngoan cường cho chính họ. Khi một INFP đã tiếp nhận một công việc hoặc dự án họ quan tâm, nó thường trở thành “sự nghiệp” cho họ. Mặc dù họ không phải là những cá nhân thiên về chi tiết nhưng họ sẽ bao trùm mọi chi tiết có thể với sự quyết tâm và mãnh liệt khi làm việc cho “sự nghiệp” của mình.
Khi nói đến những chi tiết đời thường về cuộc sống, INFP thường hoàn toàn không để ý gì về những điều này. Họ có thể đi những quãng dài trên thảm mà không để ý thấy một vết bẩn nhưng họ lại rất cẩn thận và tỉ mỉ quét từng hạt bụi ra khỏi tập sách dự án của mình.
INFP không thích làm việc với những công việc logic và dữ liệu khô khan. Việc tập trung lên cảm xúc và con người gây trở ngại cho họ khi đối mặt với các phán quyết khách quan. Họ không hiểu hoặc không tin vào hiệu lực của sự phán xét khách quan, điều này khiến họ khá kém hiệu quả trong việc sử dụng những phán xét này. Hầu hết INFP tránh phân tích khách quan, mặc dù một số INFP đã phát triển được khả năng này và có thể sử dụng khá hợp lý. Khi bị căng thẳng, INFP thường lạm dụng lý luận phức tạp trong cơn nóng giận, tung ra dẫn chứng này (thường là không chính xác) đến dẫn chứng khác trong cơn giận không kiểm soát.
INFP có tiêu chuẩn rất cao và rất cầu toàn. Do vậy, họ thường nghiêm khắc đối với bản thân và thường không tự khen ngợi chính mình. INFP có thể gặp khó khăn khi làm việc nhóm trong các dự án bởi vì tiêu chuẩn của họ thường cao hơn những thành viên khác trong nhóm. Trong một số trường hợp, họ có thể có vấn đề về “kiểm soát”. INFP cần phải nỗ lực để cân bằng giữa lý tưởng cao xa của họ với những yêu cầu của sinh hoạt thường ngày. Nếu không giải quyết được sự mâu thuẫn này, họ sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với chính mình và có thể trở nên bối rối và không biết làm gì với cuộc sống của họ.
INFP thường là các nhà văn tài năng. Họ có thể vụng về và không thoải mái khi thể hiện bản thân bằng lời nói nhưng lại có một khả năng tuyệt vời để xác định và thể hiện những gì họ cảm thấy trên giấy viết. INFP cũng thường xuất hiện trong các ngành nghề dịch vụ xã hội như tư vấn hoặc giảng dạy. Họ thể hiện mình tốt nhất trong trường hợp họ làm việc hướng tới cộng đồng tốt đẹp và trong đó họ không cần phải dùng đến những lý luận phức tạp.
Những INFP có thể đem lại những điều to lớn và tuyệt vời khi làm việc trong lĩnh vực mà họ đươc đào tạo kỹ. Tuy vậy, họ thường không nhận công lao đó về mình. Một số INFP được xem như những nhân tố kích thích lòng nhân đạo vĩ đại trên thế giới.
Các INFP nổi tiếng
Đức Mẹ
Thánh John – Tổng đồ được chúa Jesus yêu mến nhất
William Shakespeare –Nhà soạn kịch lỗi lạc người Anh
Julia Roberts – Diễn viên nổi tiếng
John F. Kennedy, Jr. – Tổng thống nước Mỹ

INFP VÀ SỰ NGHIỆP

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.
Các INFP có một số nét đặc trưng sau:
  • Có hệ thống giá trị sống mạnh mẽ.
  • Quan tâm đến mọi người.
  • Thiên hướng phục vụ, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình.
  • Trung thành và công hiến cho con người và chính nghĩa.
  • Hướng về tương lai.
  • Luôn muốn được phát triển theo hướng tích cực.
  • Sáng tạo và gây cảm hứng cho người khác.
  • Dễ chịu và thoải mái, trừ phi có một nguyên tắc sống bị xâm phạm.
  • Nhạy cảm và phức tạp.
  • Không thích làm việc chi tiết và theo thủ tục.
  • Lập dị và cá nhân – “tách rời khỏi đám đông”.
  • Xuất sắc trong giao tiếp bằng văn bản.
  • Thích làm việc một mình và có thể gặp khó khăn khi làm việc trong nhóm.
  • Đánh giá cao các mối quan hệ sâu sắc và đích thực.
  • Muốn được công nhận và đánh giá cao cho việc họ là ai.
INFP là một cá nhân đặc biệt, nhạy cảm và cần một sự nghiệp hơn là chỉ đơn giản một việc làm. INFP cần cảm thấy mọi thứ họ làm trong cuộc sống là theo đúng với hệ thống giá trị cảm tính mạnh mẽ của mình và những việc đó cũng đang mang họ và/hoặc những người khác theo hướng phát triển tích cực. INFP sẽ cảm thấy hài lòng nhất trong các nghề cho phép họ sống cuộc sống hằng ngày theo đúng các giá trị của mình cũng như trong các ngành nghề mang lại những điều tốt đẹp cho nhân loại. Có một điều rất đáng nói đó là hầu như tất cả những nhà văn vĩ đại trên thế giới là những INFP.
Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một INFP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với INFP
  • Nhà văn.
  • Cố vấn / Nhân Viên Xã Hội.
  • Giáo viên / Giáo sư.
  • Nhà tâm lý học.
  • Nhà tâm thần học.
  • Nhạc sĩ.
  • Tăng lữ / Người hoạt động tôn giáo.

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA INFP
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG

1. Trau dồi ưu điểm của mình! Khuyến khích khả năng nghệ thuật và sáng tạo của bạn. Nuôi dưỡng đời sống tinh thần của bạn. Cho bạn cơ hội để giúp những người nghèo khổ hoặc không may.
2. Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình! Nhận ra và chấp nhận rằng một số đặc điểm là điểm mạnh và một số là điểm yếu. Đối mặt và giải quyết những yếu điểm của mình không có nghĩa là bạn phải thay đổi bản thân, mà đó có nghĩa là bạn muốn trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể. Bằng cách đối mặt với chúng, bạn đang thể hiện sự kính trọng đối với bản thân chứ không phải là đang tự trách chính mình.
3. Thể hiện cảm xúc của mình. Đừng để những cảm xúc không được biểu lộ dâng trào trong bạn. Nếu bạn có những cảm xúc mạnh mẽ, hãy biểu lộ ra bên ngoài. Đừng để chúng dâng trào bên trong bạn đến một lúc bạn không thể kiểm soát được chúng.
4. Hãy biết lắng nghe. Đừng gạt bỏ bất cứ điều gì ngay lập tức. Hãy để mọi thứ lắng xuống một lúc rồi mới đưa ra phán xét.
5. Mỉm cười trước những lời phê bình. Nên nhớ rằng người ta không phải lúc nào cũng đồng ý hoặc hiểu bạn, ngay cả khi họ đánh giá bạn rất cao. Hãy cố xem những bất đồng và lời phê bình là cơ hội để hoàn thiện mình. Trong thực tế, đó mới chính là ý nghĩa của sự phê bình.
6. Hãy cố gắng hiểu người khác. Nên nhớ rằng có đến mười lăm nhóm tính cách khác, những người có cái nhìn khác so với bạn. Hãy cố gắng tìm hiểu họ thuộc nhóm người nào và hãy cố hiểu quan điểm của họ.
7. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Nên nhớ rằng BẠN là người kiểm soát cuộc sống của bạn tốt hơn bất kỳ ai khác.
8. Hãy biết chấp nhận. Bạn sẽ luôn thất vọng với người khác nếu bạn đòi hỏi quá nhiều từ họ. Tỏ vẻ thất vọng với một người cũng là cách nhanh nhất làm cho họ tránh xa bạn. Đối xử với người khác hòa nhã như là cách mà bạn muốn người khác đối xử với bạn.
9. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng tự gây phiền muộn cho bạn bằng cách giả sử điều tồi tệ nhất. Hãy nhớ rằng thái độ tích cực thường mang lại hoàn cảnh tích cực.
10. Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại! Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những thông tin phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi nhưng chưa nhận được, hãy mạnh dạn yêu cầu phản hồi.

INFP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

INFP thể hiện một phong thái bình tĩnh, hiền hòa đối với cuộc sống. Họ xuất hiện để đem lại sự yên tĩnh và thanh bình cho người khác, với những ước vọng đơn giản. Trên thực tế, INFP cảm nhận cuộc sống của mình một cách mạnh mẽ. Trong quan hệ, điều này đã khiến họ có đầy cảm xúc sâu lắng cho yêu thương và quan tâm, điều không thường thấy ở các loại tính cách khác. INFP không dành trọn tất cả tình cảm mãnh liệt của họ cho chỉ một ai và tương đối dè dặt trong việc biểu lộ cảm xúc sâu lắng nhất của mình. Họ dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc nhất cho một vài người thân nhất với họ. INFP nhìn chung thoải mái, thích hỗ trợ và nuôi dưỡng những mối quan hệ gần gũi. Với cảm xúc nội tâm làm chủ tính cách, họ rất nhạy cảm và dễ đồng điệu với cảm giác của người khác, và cảm thấy thật sự quan tâm và lo lắng cho người khác. Không dễ tin tưởng người khác và thận trọng trong khi khởi đầu một mối quan hệ, nhưng INFP sẽ hết mực trung thành một khi họ đặt ra một lời cam kết. Với những giá trị cốt lõi mạnh mẽ, họ là những cá nhân đánh giá cao chiều sâu và sự chân thật trong các mối quan hệ và coi trọng những người bạn có thể hiểu và chấp nhận quan điểm của INFP. Họ thường dễ hòa nhập và thông cảm, trừ phi một trong những nguyên tắc sống của họ bị vi phạm thì khi đó họ không tiếp tục hòa nhập và trở nên bảo thủ cho những nguyên tắc của họ. Họ sẽ trở nên khắc nghiệt và cứng nhắc trong tình huống như vậy.
Điểm mạnh của INFP
Những thế mạnh của INFP sẽ được biểu lộ ra thông qua những vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế:
  • Quan tâm và lo lắng cho người khác.
  • Nhạy cảm và mẫn cảm về những gì người khác cảm thấy.
  • Trung thành và cam kết – họ muốn có mối quan hệ bền lâu.
  • Dồi dào tình cảm yêu thương và quan tâm.
  • Có xu hướng đáp ứng nhu cầu của người khác.
  • Luôn phấn đấu để đôi bên cùng có lợi.
  • Nuôi dưỡng, ủng hộ và khuyến khích mối quan hệ.
  • Thường dễ nhận biết và thông cảm nhu cầu cần không gian riêng của người khác.
  • Có thể bày tỏ cảm xúc tốt.
  • Linh hoạt và đa dạng.
Điểm cần khắc phục của INFP
Những điểm yếu của INFP sẽ được biểu lộ ra thông qua những vấn đề liên quan tới đối nhân xử thế:
  • Có thể có xu hướng nhút nhát và kín đáo.
  • Không muốn người khác xâm phạm “thế giới riêng” của họ.
  • Cực kỳ không thích xung đột.
  • Cực kỳ không thích sự chỉ trích.
  • Rất cần có sự khen ngợi và khẳng định tích cực.
  • Có thể phản ứng rất mãnh liệt trong những tình huống căng thẳng.
  • Cảm thấy khó khăn từ bỏ một mối quan hệ xấu.
  • Cảm thấy khó khăn khi khiển trách hay trừng phạt người khác.
  • Có xu hướng dè dặt trong biểu lộ cảm xúc của họ.
  • Xu hướng cầu toàn có thể khiến họ không tự khen ngợi bản thân.
  • Có xu hướng tự khiển trách mình về những việc xảy ra và nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm về mình.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét