Tại sao David Thái bán Highlands Coffee?
Để đổi lại số cổ phần trong VTI, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. |
Đang ăn nên làm ra như vậy, tại sao David Thái chấp nhận bán Highlands Coffee?
Thương vụ Jollibee mua nửa bộ phận kinh doanh của Viet Thai International (VTI), chủ sở hữu thương hiệu Highlands Coffee, nằm trong kế hoạch đầy tham vọng của họ.
Theo đó, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.
Đây là một thương vụ được Jollibee đánh giá cao, bởi vì ngay trước khi đặt bút ký với VTI, họ đã quyết định bán chuỗi cà phê Ti-Amo của Hàn Quốc mới sở hữu được hơn một năm. Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước).
Sức quyến rũ của Highlands Coffee
Ông chủ David Thái của Highlands Coffee lớn lên ở Seattle (Mỹ), quê hương của cửa hàng Starbucks đầu tiên. Có lẽ vì vậy mà người ta có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa Starbucks và chuỗi Highlands Coffee.
Với hai gam màu chủ đạo là đỏ-đen, từ đồng phục nhân viên đến cách bài trí không gian nội thất, Highlands Coffee tạo ấn tượng hiện đại, năng động nhưng vẫn gần gũi và dễ nhớ đối với khách hàng. Nền nhạc Jazz chủ đạo trong các quán Highlands Coffee tạo cảm giác thư giãn và sang trọng.
Đặc trưng hơn, Highlands Coffee phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng của thế giới cho đến món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam. Vấn đề đồng nhất chất lượng toàn hệ thống rất được xem trọng và họ kiên quyết không nhượng quyền. Starbucks cũng ít khi nhượng quyền. Trong nhiều trường hợp, chính tập đoàn này đã mua lại cửa hàng của đối tác để tự tay quản lý và phát triển.
Highlands Coffee chọn phân khúc doanh nhân để phục vụ. Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một thương hiệu cà phê sang trọng, sành điệu.
Nhờ vậy, Highlands Coffee trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn thứ hai Việt Nam với 54 chi nhánh. Đồng thời ấn tượng thương hiệu được ghi dấu khá chắc chắn. Thừa thắng xông lên, VTI tiếp tục đưa những thương hiệu nổi tiếng về Việt Nam như Hard Rock Café, Emporio Armani Caffé hay Nike.
Tại sao bán?
Đang ăn nên làm ra như vậy, tại sao David Thái chấp nhận bán?
Tìm hiểu lại những thông tin liên quan đến thương vụ này, có thể thấy rằng để đổi lại số cổ phần trong VTI, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.
Nhưng liệu mọi chuyện chỉ có thế? Hay vì cả David Thái lẫn Jollibee đều đã nhìn thấy được viễn cảnh Starbucks sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam trong tương lai gần?
Tên tuổi cũng như những thành công của Starbucks ở các thị trường khác là một mối đe dọa cho Highlands Coffee. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự hiện diện nhưng lớp trẻ hầu như ai cũng đều đã từng nghe nói đến thương hiệu cà phê chuỗi lớn nhất thế giới này rồi.
Nhiều khả năng ông lớn đến từ Mỹ sẽ là đối thủ cạnh tranh thực tiếp ở phân khúc doanh nhân mà Highlands Coffee đang chiếm ưu thế. Trong bối cảnh đó, việc Jollibee tiếp cận và ngỏ lời tham gia vào VTI có vẻ như khá đúng lúc.
Jollibee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.
Xem chừng cuộc chiến cà phê giữa Starbucks và Highlands Coffee tại Việt Nam, nếu xảy ra, sẽ vô cùng thú vị. Bởi vì Starbucks có thừa kinh nghiệm chinh chiến quốc tế, còn Jollibee lần này lại đang được sở hữu lợi thế địa phương rất lớn… của người Việt.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Thương vụ Jollibee mua nửa bộ phận kinh doanh của Viet Thai International (VTI), chủ sở hữu thương hiệu Highlands Coffee, nằm trong kế hoạch đầy tham vọng của họ.
Theo đó, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.
Đây là một thương vụ được Jollibee đánh giá cao, bởi vì ngay trước khi đặt bút ký với VTI, họ đã quyết định bán chuỗi cà phê Ti-Amo của Hàn Quốc mới sở hữu được hơn một năm. Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước).
Sức quyến rũ của Highlands Coffee
Ông chủ David Thái của Highlands Coffee lớn lên ở Seattle (Mỹ), quê hương của cửa hàng Starbucks đầu tiên. Có lẽ vì vậy mà người ta có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa Starbucks và chuỗi Highlands Coffee.
Với hai gam màu chủ đạo là đỏ-đen, từ đồng phục nhân viên đến cách bài trí không gian nội thất, Highlands Coffee tạo ấn tượng hiện đại, năng động nhưng vẫn gần gũi và dễ nhớ đối với khách hàng. Nền nhạc Jazz chủ đạo trong các quán Highlands Coffee tạo cảm giác thư giãn và sang trọng.
Đặc trưng hơn, Highlands Coffee phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng của thế giới cho đến món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam. Vấn đề đồng nhất chất lượng toàn hệ thống rất được xem trọng và họ kiên quyết không nhượng quyền. Starbucks cũng ít khi nhượng quyền. Trong nhiều trường hợp, chính tập đoàn này đã mua lại cửa hàng của đối tác để tự tay quản lý và phát triển.
Highlands Coffee chọn phân khúc doanh nhân để phục vụ. Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một thương hiệu cà phê sang trọng, sành điệu.
Nhờ vậy, Highlands Coffee trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn thứ hai Việt Nam với 54 chi nhánh. Đồng thời ấn tượng thương hiệu được ghi dấu khá chắc chắn. Thừa thắng xông lên, VTI tiếp tục đưa những thương hiệu nổi tiếng về Việt Nam như Hard Rock Café, Emporio Armani Caffé hay Nike.
Tại sao bán?
Đang ăn nên làm ra như vậy, tại sao David Thái chấp nhận bán?
Tìm hiểu lại những thông tin liên quan đến thương vụ này, có thể thấy rằng để đổi lại số cổ phần trong VTI, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.
Nhưng liệu mọi chuyện chỉ có thế? Hay vì cả David Thái lẫn Jollibee đều đã nhìn thấy được viễn cảnh Starbucks sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam trong tương lai gần?
Tên tuổi cũng như những thành công của Starbucks ở các thị trường khác là một mối đe dọa cho Highlands Coffee. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự hiện diện nhưng lớp trẻ hầu như ai cũng đều đã từng nghe nói đến thương hiệu cà phê chuỗi lớn nhất thế giới này rồi.
Nhiều khả năng ông lớn đến từ Mỹ sẽ là đối thủ cạnh tranh thực tiếp ở phân khúc doanh nhân mà Highlands Coffee đang chiếm ưu thế. Trong bối cảnh đó, việc Jollibee tiếp cận và ngỏ lời tham gia vào VTI có vẻ như khá đúng lúc.
Jollibee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.
Xem chừng cuộc chiến cà phê giữa Starbucks và Highlands Coffee tại Việt Nam, nếu xảy ra, sẽ vô cùng thú vị. Bởi vì Starbucks có thừa kinh nghiệm chinh chiến quốc tế, còn Jollibee lần này lại đang được sở hữu lợi thế địa phương rất lớn… của người Việt.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét