“Cú đấm thép” Becamex
Becamex hoạt động theo kiểu công ty mẹ-con (28 công ty con và công ty mẹ) với vốn điều lệ 4.500 tỉ đồng, nguồn vốn kinh doanh công ty mẹ là 14.726 tỉ đồng. |
Năm
2010, khi dự án Thành phố mới Bình Dương được chính thức khởi công,
không ít người hoài nghi về tham vọng của chủ đầu tư, tập đoàn Becamex
IDC. Vấn đề đặt ra khi đó là Bình Dương có tỉ lệ dân số không cao, vậy
thì tìm đâu 125.000 người về đây định cư, hơn 400.000 người thường
xuyên làm việc. Và rồi, chủ đầu tư lấy đâu ra nguồn vốn lớn (khoảng 10
tỉ USD) để hoàn thành dự án cho đến năm 2020 đúng như kế hoạch.
Thế nhưng lúc này, Becamex đã giải tỏa sự hoài nghi của nhiều người, bởi các dự án được xây dựng khá nhanh và tương đối đồng bộ, từ đường sá, công viên, cây xanh, cho đến hàng loạt hạng mục như trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, biệt thự sinh thái.
Không khó để thấy sự sừng sững của các dự án như Khu Công nghệ Kỹ thuật cao (vốn 400 triệu USD), Khu Đô thị Tokyu Bình Dương (vốn 1,2 tỉ USD), trường Đại học Quốc tế miền Đông (24.000 sinh viên), bệnh viện đa khoa Quốc tế Miền Đông (quy mô 1.000 giường), hay mới đây là Trung tâm Công nghệ và Đổi mới nhằm hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với tham vọng sẽ trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam.
Cú đấm thép
Khác với nhiều quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhà nước khó hiệu quả, Becamex cho thấy, họ không chỉ thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế mà còn hiệu quả trong kinh doanh. Trường hợp của Becamex làm liên tưởng đến các “chaebol” (tên gọi các tập đoàn kinh tế chủ lực của nền kinh tế) ở Hàn Quốc từ thập niên 90.
Là một trong những tỉnh thuần nông nghiệp trước năm 1995, sau hơn 17 năm, Bình Dương có thể được xem là tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD. Và Becamex nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh này khi chiếm gần 11% GDP tỉnh của tỉnh.
Con số này được tạo nên bởi sự khởi đầu và phát triển ngoạn mục về hạ tầng khu công nghiệp và giao thông của Becamex IDC, với hàng loạt dự án điển hình như Khu Công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, đại lộ Bình Dương. Tuy nhiên, Becamex chỉ thực sự trở thành “cú đấm mạnh” của Bình Dương khi được Ủy ban tỉnh giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương và chứa trong lòng nó là thành phố mới Bình Dương rộng 1.000 ha.
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước trở nên khó khăn hơn trong thời điểm vừa qua kéo dài đến hiện tại thì ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương lại rất tự tin khi nhắc về Becamex IDC: “Nếu không có công ty này làm đầu tàu, bao sân thực hiện thì các công trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội mang tính đột phá của tỉnh trong thời gian qua sẽ khó thành công”.
Vậy sự thành công trong “chaebol” Becamex đến từ đâu? Đây là mô hình doanh nghiệp hoạt động theo kiểu công ty mẹ-con (28 công ty con và công ty mẹ) với vốn điều lệ 4.500 tỉ đồng, nguồn vốn kinh doanh công ty mẹ là 14.726 tỉ đồng.
Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, doanh nghiệp trong mô hình này sẽ có mức độ tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trên cơ sở “hợp đồng kinh tế” cũng giúp giảm hẳn tính mệnh lệnh hành chính, đầy áp đặt như các tổng công ty nhà nước không theo mô hình này.
Thực tế cho thấy, mô hình này đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của không chỉ công ty mẹ. Hai công ty con chuyên về bất động sản và hạ tầng của Becamex là TDC và IJC đã đạt hiệu quả khá cao trong 3 năm kinh doanh 2009-2011. TDC đạt tăng trưởng doanh thu bình quân là 51% bên cạnh các chỉ số khác là lợi nhuận, ROE, ROC lần lượt 53%, 29% và 19%. Trong khi đó, với IJC, 4 chỉ số doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROC là 81%, 49%, 20% và 13%.
Còn nhìn chung, tổng doanh thu năm 2011 của Becamex IDC đạt doanh thu 11.458 tỉ đồng, lợi nhuận 2.389 tỉ đồng.
Cảnh báo hiệu ứng chaebol
Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng Becamex IDC hiệu quả là do được các chính sách hỗ trợ tích cực của Bình Dương về vốn, đất đai, tài nguyên. Điều này được ông Lê Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương lý giải là do tỉnh đang chủ đích thông qua phát triển hạ tầng phục vụ cho mục đích “trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào các nhà trí thức”.
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo cấp cao Bình Dương dường như không quá xa vời khi trong một thời gian rất dài, Bình Dương đã luôn dẫn đầu năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư, được nhìn rõ qua 9 tháng đầu năm 2012, trong khi thu hút FDI cả nước có sự sụt giảm thì tỉnh này vẫn cho thấy sự vượt trội, đạt tới 2,44 tỉ USD.
“Bình Dương là một trong những điểm đến đầu tư tốt nhất Việt Nam”, ông Edmun Cheng, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Mapletree nói. Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có thể nhân rộng được mô hình này?
Tập đoàn Tín Nghĩa, được xem là “chaebol” tại Đồng Nai cũng đang tư duy theo cách làm của Becamex IDC, tham gia phát triển đa dạng trong các lĩnh vực địa ốc, vận chuyển, nông sản, giải trí, du lịch, nhưng quy mô, tầm ảnh hưởng của nó vẫn còn là một câu hỏi lớn.
“Nhân rộng mô hình này là không dễ, vì mỗi địa phương hiện nay đều có tổ chức và cơ chế khác nhau”, ông Nguyễn Thế Hưng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Đầu tư phía Nam, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.
Cũng đồng quan điểm này, ông Lê Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương, cho biết rất nhiều tỉnh đang nỗ lực học hỏi mô hình của Becamex IDC, nhưng vẫn chưa thấy có một địa phương nào đạt đến mô hình tương tự.
Nhưng dù được xem là “cú đấm thép”, Becamex vẫn không nằm ngoài những cảnh báo về hệ quả phát triển nóng của các chaebol.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng quan ngại rằng, việc ưu ái về vốn, chính sách, đất đai cho một tập đoàn quá nhiều cũng có thể dẫn đến những “quyền lực ngầm” trong kinh doanh rất khó kiểm soát.
Hàn Quốc từng đối mặt với việc các chaebol hùng mạnh đã phải trả giá bằng sự sụp đổ của các công ty vừa và nhỏ khác, chỉ có những doanh nghiệp nào xây dựng được mối quan hệ với các cheabol này - thông qua việc cung cấp các linh kiện sản xuất với giá thấp - mới có thể tồn tại.
Tại Bình Dương, dường như những xung đột tương tự cũng đã bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, các nhà máy công nghiệp đều phải đưa vào các khu công nghiệp tại Bình Dương theo Quyết định 49/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh này, góp phần tạo nên sự ưu đãi lớn cho các khu công nghiệp của Becamex. Nhưng về bản chất có thể thấy, hệ lụy của nó khiến hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên xây dựng kho xưởng cho thuê phải phá sản (do vốn vay và tắc nguồn thu).
Một vấn đề khác được đặt ra là trong khi các chỉ số kinh doanh đẹp đẽ được hiển thị trên các báo cáo tài chính thì chưa có một công bố nào về tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Becamex.
Thêm nữa, các công ty nhà nước vẫn hay bị mắc vào căn bệnh quản trị doanh nghiệp yếu kém. Và đây có thể là tham chiếu cho các chaebol trong chặng đường phát triển của mình. Nói như kiểu của Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa Fund, kinh doanh mà không phải dùng tiền của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ có hiệu quả. “Giống như việc đi đánh bạc mà không đánh bằng tiền của mình, sinh lời thì mình hưởng, còn thua lỗ thì người khác lãnh hộ, trong khi Việt Nam lại thiếu các cơ chế để quy trách nhiệm cá nhân”, ông nói.
Ông Alan Phan so sánh, các chaebol của Hàn Quốc nếu hoạt động không hiệu quả thì người điều hành bị sa thải ngay lập tức dựa trên các chỉ số tài chính, ngắn và dài hạn, còn ở Việt Nam, với tư tưởng nhiệm kỳ, có 5 năm, họ sẽ có thể cố gắng làm thật nhiều dự án mới, không phải vì mục tiêu lợi nhuận chung hay xây thương hiệu công ty mà để thu lợi cá nhân qua tiền bạc hay quyền lực.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
(Theo Vneconomy)Thế nhưng lúc này, Becamex đã giải tỏa sự hoài nghi của nhiều người, bởi các dự án được xây dựng khá nhanh và tương đối đồng bộ, từ đường sá, công viên, cây xanh, cho đến hàng loạt hạng mục như trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, biệt thự sinh thái.
Không khó để thấy sự sừng sững của các dự án như Khu Công nghệ Kỹ thuật cao (vốn 400 triệu USD), Khu Đô thị Tokyu Bình Dương (vốn 1,2 tỉ USD), trường Đại học Quốc tế miền Đông (24.000 sinh viên), bệnh viện đa khoa Quốc tế Miền Đông (quy mô 1.000 giường), hay mới đây là Trung tâm Công nghệ và Đổi mới nhằm hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với tham vọng sẽ trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam.
Cú đấm thép
Khác với nhiều quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhà nước khó hiệu quả, Becamex cho thấy, họ không chỉ thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế mà còn hiệu quả trong kinh doanh. Trường hợp của Becamex làm liên tưởng đến các “chaebol” (tên gọi các tập đoàn kinh tế chủ lực của nền kinh tế) ở Hàn Quốc từ thập niên 90.
Là một trong những tỉnh thuần nông nghiệp trước năm 1995, sau hơn 17 năm, Bình Dương có thể được xem là tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD. Và Becamex nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh này khi chiếm gần 11% GDP tỉnh của tỉnh.
Con số này được tạo nên bởi sự khởi đầu và phát triển ngoạn mục về hạ tầng khu công nghiệp và giao thông của Becamex IDC, với hàng loạt dự án điển hình như Khu Công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, đại lộ Bình Dương. Tuy nhiên, Becamex chỉ thực sự trở thành “cú đấm mạnh” của Bình Dương khi được Ủy ban tỉnh giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương và chứa trong lòng nó là thành phố mới Bình Dương rộng 1.000 ha.
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước trở nên khó khăn hơn trong thời điểm vừa qua kéo dài đến hiện tại thì ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương lại rất tự tin khi nhắc về Becamex IDC: “Nếu không có công ty này làm đầu tàu, bao sân thực hiện thì các công trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội mang tính đột phá của tỉnh trong thời gian qua sẽ khó thành công”.
Vậy sự thành công trong “chaebol” Becamex đến từ đâu? Đây là mô hình doanh nghiệp hoạt động theo kiểu công ty mẹ-con (28 công ty con và công ty mẹ) với vốn điều lệ 4.500 tỉ đồng, nguồn vốn kinh doanh công ty mẹ là 14.726 tỉ đồng.
Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, doanh nghiệp trong mô hình này sẽ có mức độ tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trên cơ sở “hợp đồng kinh tế” cũng giúp giảm hẳn tính mệnh lệnh hành chính, đầy áp đặt như các tổng công ty nhà nước không theo mô hình này.
Thực tế cho thấy, mô hình này đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của không chỉ công ty mẹ. Hai công ty con chuyên về bất động sản và hạ tầng của Becamex là TDC và IJC đã đạt hiệu quả khá cao trong 3 năm kinh doanh 2009-2011. TDC đạt tăng trưởng doanh thu bình quân là 51% bên cạnh các chỉ số khác là lợi nhuận, ROE, ROC lần lượt 53%, 29% và 19%. Trong khi đó, với IJC, 4 chỉ số doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROC là 81%, 49%, 20% và 13%.
Còn nhìn chung, tổng doanh thu năm 2011 của Becamex IDC đạt doanh thu 11.458 tỉ đồng, lợi nhuận 2.389 tỉ đồng.
Cảnh báo hiệu ứng chaebol
Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng Becamex IDC hiệu quả là do được các chính sách hỗ trợ tích cực của Bình Dương về vốn, đất đai, tài nguyên. Điều này được ông Lê Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương lý giải là do tỉnh đang chủ đích thông qua phát triển hạ tầng phục vụ cho mục đích “trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào các nhà trí thức”.
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo cấp cao Bình Dương dường như không quá xa vời khi trong một thời gian rất dài, Bình Dương đã luôn dẫn đầu năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư, được nhìn rõ qua 9 tháng đầu năm 2012, trong khi thu hút FDI cả nước có sự sụt giảm thì tỉnh này vẫn cho thấy sự vượt trội, đạt tới 2,44 tỉ USD.
“Bình Dương là một trong những điểm đến đầu tư tốt nhất Việt Nam”, ông Edmun Cheng, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Mapletree nói. Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có thể nhân rộng được mô hình này?
Tập đoàn Tín Nghĩa, được xem là “chaebol” tại Đồng Nai cũng đang tư duy theo cách làm của Becamex IDC, tham gia phát triển đa dạng trong các lĩnh vực địa ốc, vận chuyển, nông sản, giải trí, du lịch, nhưng quy mô, tầm ảnh hưởng của nó vẫn còn là một câu hỏi lớn.
“Nhân rộng mô hình này là không dễ, vì mỗi địa phương hiện nay đều có tổ chức và cơ chế khác nhau”, ông Nguyễn Thế Hưng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Đầu tư phía Nam, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.
Cũng đồng quan điểm này, ông Lê Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương, cho biết rất nhiều tỉnh đang nỗ lực học hỏi mô hình của Becamex IDC, nhưng vẫn chưa thấy có một địa phương nào đạt đến mô hình tương tự.
Nhưng dù được xem là “cú đấm thép”, Becamex vẫn không nằm ngoài những cảnh báo về hệ quả phát triển nóng của các chaebol.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng quan ngại rằng, việc ưu ái về vốn, chính sách, đất đai cho một tập đoàn quá nhiều cũng có thể dẫn đến những “quyền lực ngầm” trong kinh doanh rất khó kiểm soát.
Hàn Quốc từng đối mặt với việc các chaebol hùng mạnh đã phải trả giá bằng sự sụp đổ của các công ty vừa và nhỏ khác, chỉ có những doanh nghiệp nào xây dựng được mối quan hệ với các cheabol này - thông qua việc cung cấp các linh kiện sản xuất với giá thấp - mới có thể tồn tại.
Tại Bình Dương, dường như những xung đột tương tự cũng đã bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, các nhà máy công nghiệp đều phải đưa vào các khu công nghiệp tại Bình Dương theo Quyết định 49/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh này, góp phần tạo nên sự ưu đãi lớn cho các khu công nghiệp của Becamex. Nhưng về bản chất có thể thấy, hệ lụy của nó khiến hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên xây dựng kho xưởng cho thuê phải phá sản (do vốn vay và tắc nguồn thu).
Một vấn đề khác được đặt ra là trong khi các chỉ số kinh doanh đẹp đẽ được hiển thị trên các báo cáo tài chính thì chưa có một công bố nào về tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Becamex.
Thêm nữa, các công ty nhà nước vẫn hay bị mắc vào căn bệnh quản trị doanh nghiệp yếu kém. Và đây có thể là tham chiếu cho các chaebol trong chặng đường phát triển của mình. Nói như kiểu của Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa Fund, kinh doanh mà không phải dùng tiền của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ có hiệu quả. “Giống như việc đi đánh bạc mà không đánh bằng tiền của mình, sinh lời thì mình hưởng, còn thua lỗ thì người khác lãnh hộ, trong khi Việt Nam lại thiếu các cơ chế để quy trách nhiệm cá nhân”, ông nói.
Ông Alan Phan so sánh, các chaebol của Hàn Quốc nếu hoạt động không hiệu quả thì người điều hành bị sa thải ngay lập tức dựa trên các chỉ số tài chính, ngắn và dài hạn, còn ở Việt Nam, với tư tưởng nhiệm kỳ, có 5 năm, họ sẽ có thể cố gắng làm thật nhiều dự án mới, không phải vì mục tiêu lợi nhuận chung hay xây thương hiệu công ty mà để thu lợi cá nhân qua tiền bạc hay quyền lực.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét