Âm mưu bí ẩn vụ mua doanh nghiệp 1 USD
Đã xuất hiện những câu chuyện kỳ lạ về việc mua DN với 1 USD tại Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau những thương vụ đó là những âm mưu bí ẩn nhằm trục lợi mà rất ít người hiểu được.
"Mua
DN với giá 1 USD nhưng không xây dựng phương án kinh doanh mới, không
quan tâm đến người lao động, không đề cập đến nghĩa vụ trả nợ, chỉ nhằm
vào những tài sản có giá trị còn lại thì mục đích của vụ mua bán này
là không bình thường", ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần
Thanh Bình (Đồng Nai), người đầu tiên tại Việt Nam mua DN giá 1 USD,
chia sẻ.
Không ngon ăn
Theo
ông Bình, việc mua lại DN với giá 1 USD không bao giờ được cho là béo
bở, bởi khi đã phải bán với mức giá 1 USD thì những DN này đều đang
thua lỗ nặng và nợ nần chồng chất. Mua tức là phải lãnh trách nhiệm thay
người khác gánh một món nợ lớn. Mua và vực dậy DN không phải là chuyện
dễ dàng nếu như không nhìn thấy những cơ hội trong đó.
Ông
Bình cho biết, tháng 7/2006, trên cương vị là Tổng giám đốc Công ty cổ
phần DN trẻ Đồng Nai (Dona Corp), ông đã tiến hành mua lại Công ty
Cheerfield Vina 100% vốn Thái Lan, được thành lập với vốn đầu tư 3,6
triệu USD, chuyên sản xuất đế giày. Sau 3 năm hoạt động không hiệu quả,
Cheerfield Vina đã đồng ý chuyển nhượng lại cho Dona Corp với giá 1
USD.
Khi đó, Cheerfield Vina đang có
tổng số nợ lên tới 34 tỷ đồng. Trên thực tế, Cheerfield Vina đã được
rao bán khá lâu nhưng chưa ai dám mua. Dona Corp mua được cho là khá
táo bạo vào thời điểm đó.
Khi tiếp
nhận Cheerfield Vina, Dona Corp phải gánh cả 4 khoản nợ: Nợ BHXH, nợ
thuế, nợ ngân hàng, nợ tiền thuê đất và các khoản mua hàng. Vì vậy
trước khi thực hiện vụ mua bán này, Dona Corp đã thoả thuận được với
các chủ nợ lớn về vấn đề nợ.
Ông Bình
cho biết: "Khi đó chúng tôi đã đàm phán được số nợ giảm xuống còn 14
tỷ đồng và thực tế là chúng tôi phải trả 14 tỷ đồng để mua lại DN này".
Mua
lại DN này là để kinh doanh, ông Bình khẳng định với vốn điều lệ 60 tỷ
đồng và với sức trẻ năng động của các thành viên Dona Corp nên hoàn
toàn tin vào khả năng vực dậy Cheerfield Vina và đưa DN niêm yết trên
thị trường chứng khoán TP.HCM sau 2 năm.
Tuy
nhiên, sau khi mua lại DN này thì rắc rối không ít. Sau khi ký kết hợp
đồng, nhiều tháng trôi qua, mặc dù phía Dona Corp cố gắng nhanh chóng
hoàn tất các thủ tục để sớm đưa Cheerfield Vina đi vào hoạt động nhưng
không được.
Phía cơ quan chức năng
cho rằng, hợp đồng ký kết giữa ông Hakiki Suryo, Chủ tịch HĐQT Công ty
Cheerfield Vina, với ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Dona
Corp, là không hợp lệ. Theo quy định phải Hội đồng quản trị đứng ra ký
hợp đồng bán thì mới có hiệu lực, còn 2 cá nhân ký thì không có giá
trị.
Tuy nhiên, kể từ sau khi chuyển
nhượng, hai chủ đầu tư có chân trong Hội đồng quản trị của Cheerfield
Vina là Cheerfield International Limit và Rama Shoes Industries đã biến
mất. Sự việc hết sức rắc rối, Ban quản lý Khu công nghiệp không thể
nào thu hồi giấy phép hoạt động của Cheerfield Vina với Hội đồng quản
trị cũ và như vậy người mua không thể tiếp nhận DN.
Mặc dù đã chạy ngược, chạy xuôi, ra cả Bộ Kế hoạch Đầu tư nhưng cuối cùng cũng chẳng giải quyết được việc gì.
Sự
việc kéo dài tới tận 2011vẫn không thể giải quyết xong, Công ty Đầu tư
phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Long Bình (Loteco) bên cho
Cheerfield Vina thuê 11.212m2 đất để đặt trụ sở và nhà xưởng sản xuất đã
cưỡng chế, tháo dỡ nhà xưởng, máy móc thiết bị, cho DN khác thuê lại
khu đất này. Dona Corp chỉ có thể mua được toàn bộ máy móc thiết bị với
giá 3,7 tỷ đồng. Các ngân hàng thì thu hồi được một số tài sản trên đất
trị giá khoảng 200.000 USD, còn lại các chủ nợ mất sạch, chẳng được
gì.
Những âm mưu sâu xa
So
sánh với vụ Công ty Trường Sa mua lại Công ty Thái Sơn (Hải Phòng) với
giá 1 USD vừa diễn ra, ông Bình cho biết, nếu như Hội đồng quản trị
Công ty Thái Sơn đồng ý bán và ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty
Trường Sa thì không có vướng mắc gì về pháp lý và các thành viên của
Trường Sa hoàn toàn có thể tiếp quản Thái Sơn.
Tuy
nhiên, một DN có vốn chưa tới 5 tỷ đồng mà dám mua lại DN có số nợ lên
tới 1.300 tỷ đồng trong khi không có phương án tái cấu trúc và khôi
phục DN, cũng như không có khả năng trả nợ thì cần phải đặt vấn đề về
việc chối bỏ trách nhiệm nợ nần.
Khi
mua lại Cheerfield Vina, Dona Corp có vốn lên tới 60 tỷ đồng và có DN
mạnh như Trường Hải với vốn 450 tỷ đồng hậu thuẫn, có phương án kinh
doanh rõ ràng, xác nhận và đàm phán với các chủ nợ hẳn hoi.
"Liệu
đấy có phải là cách thoát nợ không?", ông Bình đặt câu hỏi. Người bán
thì đẩy trách nhiệm trả nợ sang cho người mua, người mua thì tìm cách
chối bỏ coi như không biết, nhưng lại nắm toàn bộ số tại sản hiện có để
kiếm lời.
Nếu bên mua chỉ quan tâm
đến mấy chiếc xe Lexus cùng những tài sản có giá trị còn khai thác
được, không đề cập đến nghĩa vụ trả nợ, cũng chẳng thèm quan tâm đến
quyền lợi của các cổ đông thì không phải là biết cách tận dụng thời cơ
để thay đổi, để phát triển DN, ông Bình nhận định.
Theo
ông Bình, vụ việc trên chưa có đủ cơ sở để kết luận điều gì. Tuy
nhiên, rủi ro sẽ thuộc về các cổ đông cũ và các chủ nợ. Cổ đông thì mất
quyền lợi, còn ngân hàng sẽ rất khó thu hồi nợ trong những trường hợp
sang tên đổi chủ như thế này. Bởi với tư cách chủ mới, các cổ đông của
Trường Sa có quyền "hô biến" tài sản nhưng lại không có nghĩa vụ cá nhân
trong việc phải thanh toán các món nợ cũ.
Trên
thế giới, có đã từng có nhiều vụ mua bán DN với giá 1 USD và từ đó,
không ít DN đã hồi sinh mạnh mẽ từ đây. Điển hình nhất có thể kể đến vụ
mua lại hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Tony Fernandes (Malaysia).
Tony Fernandes đã ấp ủ giấc mơ điều hành một hãng hàng không giá rẻ
ngay từ khi còn là sinh viên ngành kế toán của trường Epson College ở
Anh. Năm 2001, Tony Fernandes đã mua lại hãng Air Asia bị thua lỗ từ
tập đoàn DRB-Hicom của Malaysia với giá tượng trưng 0,33 USD cùng khoản
nợ trị giá 13 triệu USD.
Mặc dù
vậy, Tony Fernandes đã hồi sinh DN này từ hai chiếc máy bay Boeing cũ
cùng một tuyến bay và 250 nhân viên thành một hãng hàng không khu vực
hoạt động với 375 máy bay, 65 điểm đến và gần 7.000 nhân viên hiện nay.
Mới đây, Air Asia đã trở thành khách hàng lớn nhất của hãng sản xuất
máy bay Airbus khi bỏ ra 18 tỷ USD để mua 200 máy bay chở khách. Tạp
chí Forbes ước tính giá trị tài sản của Tony Fernandes hiện lên tới 470
triệu USD.
(Theo VEF)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét