Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm
Tóm tắt
Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm
Tác giả
- Nguyễn Hồng thúy
Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.
- Nhóm yếu tố nguyên vật liệu( Materials):
Nguyên vật liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành thực thể của
sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm vì
vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
sản xuất ra. Không thể có sản phẩm tốt từ nguyên vật liệu kém chất
lượng. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu thị trường, thiết
kế...) điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo
những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải bảo đảm cung cấp cho cơ sơ
sản xuất những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ
hạn. Như vậy, cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và
thực hiện đúng kế hoạch chất lượng đề ra.
- Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (Machines):
Đối với những doanh nghiệp công nghiệp, máy móc và công nghệ, kỹ thuật
sản xuất luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất
đến chất lượng sản phẩm, nó quyết định việc hình thành chất lượng sản
phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã coi công nghệ là chìa khoá của sự phát
triển.
Trong sản xuất hàng hoá, người
ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần,
về tính chất và về công dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu
để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo,
việc theo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều
quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng
đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm .
Công
nghệ: Quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản
phẩm. Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ sung,
cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu sao cho phù hợp
với công dụng của nó.
Ngoài yếu tố kỹ
thuật - công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị. Kinh
nghiệm từ thực tế đã cho thấy kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng
thiết bị lạc hậu, cũ kỹ khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao phù
hợp với nhu cầu của khách hàng. Cho nên nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ
- thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ không những góp phần
vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ .
Với
những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất đồng loạt, tính tự động hoá
cao thì có khả năng giảm được lao động sống mà vẫn tăng năng suất lao
động.
- Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý ( Methods ):
Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng
là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến,
hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
nếu nhận thức được rõ vai trò của chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh
thì doanh nghiệp đó sẽ có đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn
quan tâm đến vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý tạo ra
sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình
sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Trình
độ của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng xác định chính sách,
mục tiêu chất lượng và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình
kế hoạch chất lượng. Cán bộ quản lý phải biết cách làm cho mọi công nhân
hiểu được việc đảm bảo và nâng cao chất lượng không phải là riêng của
bộ phận KCS hay của một tổ công nhân sản xuất mà nó phải là nhiệm vụ
chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời công tác quản lý chất lượng tác
động mạnh mẽ đến công nhân sản xuất thông qua chế độ khen thưởng hay
phạt hành chính để từ đó nâng cao ý thức lao động và tinh thần cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, chất lượng của hoạt động quản
lý chính là sự phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp .
- Nhóm yếu tố con người ( Men ):
Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân
viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đây là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại
đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động
đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi người lao
động chính là người sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm,
bên cạnh đó có rất nhiều tác động, thao tác phức tạp đòi hỏi kỹ thuật
khéo léo, tinh tế mà chỉ có con người mới làm được.
+
Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao
chất lượng sản phẩm để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về
chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng,
các biện pháp khuyến khích tinh thần vật chất, quyền ưu tiên cung cấp
nguyên vật liệu, giá cả, tỷ lệ lãi vay vốn...
+
Đối với cán bộ công nhân viên trong một đơn vị kinh tế trong một doanh
nghiệp cần phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là
trách nhiệm của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và cũng là của chính
bản thân mình.
Sự phân chia các yếu
tố trên chỉ là qui ước. Tất cả 4 nhóm yếu tố trên đều nằm trong một thể
thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm theo sơ đồ:
Biểu đồ 1.1 : Quy tắc 4M
( Materials )Nguyên vật liệu. Năng lượng lượng( Machines )Kỹ thuật công nghệ thiết bịMethodsPhương pháp tổ chức quản lý( Men )Lãnh đạoCBCN viên.Người tiêu dùngChất lượngsảnphẩm
Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Chất
lượng sản phẩm hàng hoá là kết quả của quá trình thực hiện một số biện
pháp tổng hợp: kinh tế - kỹ thuật, hành chính, xã hội... những yếu tố
vừa nêu trên (quy tắc 4M) mang tính chất của lực lượng sản xuất. Nếu xét
về quan hệ sản xuất thì chất lượng sản phẩm hàng hoá lại còn phụ thuộc
chặt chẽ vào các yếu tố sau :
- Nhu cầu của nền kinh tế:
Chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối bởi các điều kiện cụ thể của nền
kinh tế được thể hiện ở các mặt: nhu cầu của thị trường, trình độ kinh
tế, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của nhà nước...
Nhu
cầu thị trường là điểm xuất phát của quá trình quản lý chất lượng tạo
động lực, định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Cơ
cấu tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nhu cầu của thị trường rất phong phú và đa
dạng về số lượng, chủng loại nhưng khả năng kinh tế thì có hạn : tài
nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị,
kỹ năng kỹ xảo của cán bộ công nhân viên... Như vậy chất lượng của sản
phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế.
- Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ:
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ hiện đại trên qui mô toàn thế giới đang thâm nhập và chi phối hầu
hết các lĩnh vực của xã hội loài người. Chất lượng của bất kỳ một sản
phẩm nào cũng đều gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại,
chu kỳ công nghệ sản phẩm được rút ngắn, công dụng sản phẩm ngày càng
phong phú, đa dạng nhưng chính vì vậy không bao giờ thoả mãn với mức
chất lượng hiện tại mà phải thường xuyên theo dõi những biến động của
thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật
liệu, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị... để điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn
thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng gần như triệt để yêu cầu của người
tiêu dùng.
Đặc biệt, đối với các
doanh nghiệp công nghiệp có đặc trưng chủ yếu là sử dụng nhiều loại máy
móc thiết bị khác nhau để sản xuất sản phẩm do vậy khoa học công nghệ có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và là động lực thúc đẩy sự
phát triển của doanh nghiệp.
- Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp
phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý vừa
là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc
độ cải tiến chất lượng sản phẩm. Thông qua cơ chế và các chính sách
quản lý vĩ mô của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và kích thích:
- Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, thay đổi trang thiết bị công nghệ và hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại.
- Tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp sản xuất hàng giả, hàng nhái.
- Nhà nước còn tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc công nhận sở hữu độc quyền các phát minh, cải tiến nhằm ngày càng hoàn thiện sản phẩm.
- Nhà nước qui định các tiêu chuẩn về chất lượng tối thiểu mà các doanh nghiệp cần đạt được thông qua việc đăng ký chất lượng để sản xuất.
Hiệu
lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất
lượng sản phẩm, đảm bảo sự bình đẳng và phát triển ổn định quá trình sản
xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Điều kiện tự nhiên : Điều kiện tự nhiên có thể làm thay đổi tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm qua:
- Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm hay các loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.
- Mưa, gió, bão làm cho sản phẩm bị ngấm nước gây ố, mốc. Độ ẩm cao và quá trình ôxy hoá mạnh gây ra rỉ sét, xám xỉn....làm biến đổi hoặc giảm chất lượng sản phẩm.
- Vi sinh vật, côn trùng chủ yếu tác động vào quá trình lên men, độ tươi sống hay an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như
vậy, các doanh nghiệp cần chú ý bảo quản sản phẩm của mình thông qua
việc nắm bắt các tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm để phòng tránh sự
hao mòn, giảm giá trị sản phẩm do điều kiện môi trường tự nhiên gây ra.
- Các yếu tố về phong tục, văn hoá, thói quen tiêu dùng :
Ngoài các yếu tố mang tính khách quan vừa nêu trên, các yếu tố về phong
tục, văn hoá, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng
sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng.
Sở
thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, từng tôn giáo, từng độ
tuổi không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải tiến hành
điều tra nghiên cứu nhu cầu sở thích của từng thị trường cụ thể nhằm
thoả mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét