Đặng Lê Nguyên Vũ: Starbucks chỉ là "người khổng lồ không bản sắc"
Sở dĩ Trung Nguyên cho rằng Starbucks đã mất đi nhiều bản sắc là bởi lẽ hãng này đã gỡ chữ coffee trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho biết: Ông không ngại khi Starbucks vào Việt Nam.
“Chúng
ta nên nhìn nhận lại, đừng thổi bùng mọi chuyện lên quá mức. Đừng nói
Starbucks là đối thủ, kẻ thù hay cạnh tranh gì đó với Trung Nguyên. Cứ
giả dụ 10 năm nữa, Starbucks xây dựng được 100 cửa hàng, thậm chí, nhiều
nhất là 200 cửa hàng tại Việt Nam, với 200 cửa hàng đó, doanh thu của
Starbucks được bao nhiêu, bán cho bao nhiêu đối tượng khách hàng trong
đất nước 80 triệu dân này, mà nói Trung Nguyên (TN) phải sợ hãi?!.” -
ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập tập đoàn cà phê hàng đầu tại Việt
Nam đưa ra ý kiến khi nói về sự có mặt của Starbucks tại Việt Nam trong
thời gian tới.
Ông Vũ cho biết: Trung Nguyên
không ngại với sự có mặt của Starbucks bởi lẽ, Starbucks chỉ là “người
khổng lồ không bản sắc”. Và nếu đem so sánh TN với Starbucks tại Việt
Nam sẽ là một sự so sánh khập khiễng.
“Thử
hỏi, họ hơn các hệ thống khác những gì? Nếu nhìn từ cội nguồn xuất
phát, họ chỉ hơn các hệ thống khác về triết lý, hát những bài hát hay
trong guồng máy thực thi, tạo ra một đế chế trên toàn cầu… Nếu muốn
thắng Starbucks, phải tạo ra ra được triết lý, tư tưởng, câu chuyện hay
hơn. Cái này tôi tin chắc rằng Trung Nguyên sẽ làm được và làm tốt hơn” –
ông Vũ tin tưởng.
Sở dĩ Trung Nguyên cho rằng
Starbucks đã mất đi nhiều bản sắc là bởi lẽ hãng này đã gỡ chữ coffee
trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng.
“Nước
Mỹ có cần uống cà phê không hay cần uống một thứ nước gì đó? Ai sợ
người khổng lồ không còn bản sắc, không còn tư tưởng chủ đạo? Thế giới
đang chờ một thế lực khác thay thế? Liệu TN có dám nghĩ là mình sẽ trở
thành người thay thế không? - Tại sao không?” – doanh nhân Đặng Lê
Nguyên Vũ quả quyết.
Người được coi là “vua cà phê Việt” này nhấn mạnh: Không phải bây giờ khi Starbucks vào Việt Nam, TN mới tính tới chuyện “đấu” với Starbucks mà điều này đã được suy nghĩ từ rất lâu rồi.
Trong chiến lược chinh phục thế giới, TN đã
chọn thị trường Mỹ làm biểu tượng, khi ấy, TN sẽ phải “chạm trán” với
hàng loạt các tên tuổi hàng đầu của Mỹ trong đó có Starbucks. TN đã tính
rõ ràng tới chuyện phải thắng Starbucks thế nào tại Mỹ chứ không phải
chỉ riêng ở Việt Nam.
“Làm thế nào để làm ra
những sản phẩm thắng Starbucks, mô hình chiến thắng của TN? Câu chuyện
người Mỹ muốn nghe từ TN là gì? – Trả lời được 3 câu hỏi này cũng phải
mất rất nhiều thời gian và hiện nay, TN hiện vẫn đang có một nhóm nằm ở
Mỹ để trả lời cho những câu hỏi này” – ông Vũ tiết lộ.
Starbucks đang đánh tráo khái niệm “cà phê”
Nếu
ai biết tới Starbucks một cách rõ ràng nhất thì Starbucks là một thương
hiệu phục vụ cà phê theo phong cách Ý. Với việc chọn phân khúc khách
hàng là giới nhân viên văn phòng và những người không có nhiều thời
gian.
Với một ly espresso nóng để thưởng thức
nhanh, hoặc đem đến nơi làm việc hoặc ở nhà. Đó là thứ để đảm bảo việc
Starbucks sẽ phục vụ được 220 khách hàng/giờ.
Có lẽ bởi sự tiện dụng và đa dạng này mà Starbucks với 17.800 cửa hàng đã được đón nhận ở nhiều nước trên thị trường quốc tế.
Tuy
nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại nhắn nhủ với người tiêu dùng Việt
rằng: “Đừng nên nghe các câu chuyện”, “đừng có quá sợ Starbucks khi thấy
đi đâu, khắp các quốc gia, lúc nào cũng đều gặp Starbucks”.
“Nhận
xét Starbucks "không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với
đường” không phải từ tôi mà là nhận xét từ các cộng sự, các chuyên gia
nghiên cứu lâu năm trong ngành cà phê. Thậm chí chuyên gia người Ý cũng
nói rằng: Starbucks đã đánh tráo khái niệm “cà phê” – ông Vũ khơi lại
chuyện cũ.
Đó là lý do mà ông Vũ giải thích
cho việc “Tại sao Starbucks không thể thành công ở châu Âu, tại sao nước
Úc không “mở cửa” đón nhận Starbucks, trong khi, thương hiệu này thắng
lợi vang dội ở thị trường châu Á (được đón chào rạng rỡ ở Nhật Bản,
Trung Quốc,…)? - Bởi một lẽ, Starbucks không bán cà phê”.
Tuy
nhiên, tại Việt Nam, tư tưởng sính ngoại của người Việt Nam là điều duy
nhất Trung Nguyên e ngại khi Starbucks thâm nhập thị trường trong nước.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Starbucks đang mất dần bản sắc của mình khi bỏ đi chữ coffee trong logo cũ và bán tràn lan đủ các loại đồ uống trong cửa hàng của mình. |
“Tâm lý
này là có thật và đang tồn tại, Starbucks sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, dù
Starbucks chưa chính thức vào Việt Nam đã khiến dư luận ồn ào đủ thứ
chuyện” – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đánh giá.
Nhưng,
theo ông chủ của chuỗi cà phê hàng đầu Việt Nam, sự hời hợt này rồi
cũng sẽ qua đi, người tiêu dùng Việt sẽ sớm nhận ra: Đâu mới là giá trị
đích thực!
“Tôi cho rằng, Starbucks vào Việt
Nam chỉ đóng góp thêm cho sự đa dạng và là tác nhân kích thích thêm cho
các doanh nghiệp nội địa tiến lên.
Dù sao
thì đây cũng là đất của mình, quê hương của mình, đồng bào của mình, nói
một lần không được sẽ nói nhiều lần, nếu nói nhiều lần không được thì
nói ngàn lần chắc cũng phải tỉnh ra… Ai thích giống Tây, giống Mỹ thì
tìm tới Starbucks còn ai muốn uống cốc cà phê tuyệt hảo, muốn khơi nguồn
sáng tạo, muốn yêu nước thì tìm tới TN” – ông Vũ kết luận.
Theo GDVN
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét