BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Thị Trường Mục Tiêu

Thị Trường Mục Tiêu

02:02:39 11/05/2012
Thị Trường Mục Tiêu
Tuy có thể cùng hoạt động trong một thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng về những điểm thuận lợi và những điểm bất lợi. Ngoài ra, ngay cả khi có cùng điểm xuất phát, cùng học chung một thầy, cùng xuất phát là anh em trong một nhà, doanh nghiệp khi ra thị trường lại có những mục tiêu phát triển riêng, như đã thể hiện qua thông điệp sứ mệnh và tầm nhìn (mission & vision). Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, doanh nghiệp cần phải chọn cho mình một thị trường phù hợp để cạnh tranh. Chọn đúng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những cuộc đối đầu không cân sức và có được lợi thế cạnh tranh nhằm có thể phát triển lâu dài.
Xác định thị trường

Xác định thị trường được xem như khoanh vùng mặt trận trong quân sự, là một việc làm cần thiết trước khi bàn chuyện sẽ đánh như thế nào (hoạch định chiến lược). Trong marketing một thị trường được hình thành bởi một nhu cầu và những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cùng đáp ứng nhu cầu đó, thêm vào đó là tất cả những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp có khả năng thay thế và có triển vọng thay thế.
Xác định thị trường mục tiêu

Việc áp dụng phân khúc thị trường, giúp doanh nghiệp có một cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời có thể nhìn ra cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, từ những phân khúc mà doanh nghiệp đã "nhìn ra" qua nghiệp vụ phân khúc thị trường, để chọn cho mình một (hay vài) phân khúc (thị trường) mục tiêu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đánh giá hai yếu tố dưới đây:

- Tính hấp dẫn của phân khúc (thị trường)

- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Tính hấp dẫn của thị trường

Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một phân khúc (thị trường), thường các CMO đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Qui mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ, tổng nhu cầu)

- Tốc độ phát triển (tỉ lệ phần trăm phát triển hàng năm so với năm trước)

- Mức độ cạnh tranh (số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh)

- Qui mô khách hàng (sức mua của khách hàng)

- ...
Ghi chú
Tùy vào đặc điểm của từng nghành hàng mà các CMO có thể điều chỉnh và đưa ra bộ tiêu chí đánh giá cho phù hợp.

2. Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp có nghĩa là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng một phân khúc (thị trường) đối với những tiêu chí quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng, chẳng hạn như:

- Chất lượng sản phẩm

- Dịch vụ khách hàng

- Bao bì

- Độ phủ của kênh phân phối

- Thương hiệu

- Hoạt động khuyến mãi

- Hỗ trợ kỹ thuật

- Hình thức và điều kiện thanh toán

- Đội ngũ bán hàng

- ...


Ghi chú:

- Tùy vào đặc điểm của từng ngành hàng và nhu cầu của khách hàng mà các CMO có thể lựa chọn một bộ tiêu chí đánh giá cạnh tranh cho phù hợp.

- Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh giữa hai thị trường B2B và B2C là khác nhau.

Như vậy, để đánh giá lợi thế cạnh tranh trong một phân khúc (thị trường), doanh nghiệp cần phải nắm được nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu kể cả năng lực của doanh nghiệp mình lẫn các đối thủ có tham gia trong cùng một thị trường, để qua đó có thể đưa ra đánh giá chính xác về vị trí cạnh tranh của các đối thủ.

Xác định thị trường mục tiêu
Từ những dữ liệu tương đối cụ thể về tính hấp dẫn của từng phân khúc của một thị trường, và một bức tranh tương đối về vị trí cạnh tranh của các đối thủ trong từng phân khúc cụ thể, các CMO có thể quyết định phân khúc (thị trường) nào họ sẽ cạnh tranh và phân khúc nào họ sẽ không cạnh tranh. Hay nói một cách khác là CMO có cơ sở để chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình cho thời gian đến.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét