BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN……………………………………………………………………...3
I. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư…………………………………………………………...3
II. Sự  phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến. Bản chất của tư bản………………………………………………………………………………4
1.     Tư bản bất biến và tư bản khả biến………………………………………4
2.     Bản chất tư bản…………………………………………………………….5
III. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư………………………………………6
1.     Tỷ suất giá trị thặng dư……………………………………………………6
2.     Khối lượng giá trị thặng dư………………………………………………..6
IV. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch8
1.     Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư………………………………7
A.   Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối…………………………………….7
B.   Sản xuất giá trị thặng dư tương đối……………………………………8
2.     Giá trị thặng dư siêu ngạch………………………………………………..8
V. Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản8
PHẦN II: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………………………...11

1.     Thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc vận dụng quy luật sản xuất giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam………………………...11

2.     Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay………………………………………………………………………….19
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...25

LỜI MỞ ĐẦU
|
Lịch sử loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội: Nguyên thủy, phong kiến, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội. Mỗi chế độ đều gắn với một phương thức sản xuất riêng.
Chủ  nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Nhưng sản xuất hàng hóa tư  bản chủ nghĩa khác với sản xuất giản đơn không chỉ về trình độ mà còn khác về chất. Trong nền kinh tế hiện nay xuất hiện một loại hàng hóa mới đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: Quan hệ giữa nhà tư bản và người làm thuê. Thực chất mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Nhưng quá trình tư bản thể hiện bản chất và những thủ đoạn bóc lột giá trị thặng dư đó được diễn ra và sử dụng như thế nào.
Do đó nhóm em sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư dưới Chủ nghĩa tư bản. Từ đó liên hệ vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay.”
Trong quá trình làm bài tiểu luận vì kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Vì vậy nhóm em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận thêm hoàn thiện.







PHẦN I: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN
I. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
       1. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản:
        Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Muốn vậy phải tổ chức sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng. Do vậy, quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
       2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Muốn sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản buộc người công nhân phải sản xuất giá trị sử dụng của hàng hóa nhất định nào đó. Việc sản xuất ra những giá trị sử dụng nằm dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, vì vậy quá trình sản xuất ở đây là quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản là chủ thể của quá trình sản xuất, sau quá trình sản xuất sẽ tạo ra hàng hóa mới có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao động mà nhà tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất.
Quá trình này với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra hàng hóa với quá trình làm tăng giá trị được phân tích qua một ví dụ sau:
       § Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản.
Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuất và giả sử mua đúng giá trị.
           10kg bông  giá                       10 USD
           Khấu hao máy móc thiết bị    2 USD
           Mua sức lao động                             3 USD/12giờ
Trong 1 giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới
       Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết 10 kg bông thành sợi, giá trị của sợi là 15USD. Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì sẽ không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên vì nhà tư bản mua sức lao động trong 12h. Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD. Tuy nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD. ( Không tính thêm chi phí mua sức lao động công nhân).
       Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD
Tổng chi phí sản xuất                          15+12= 27USD                       
Giá trị thặng dư: m = 3 USD                        
Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận sau: Ngày lao động của công nhân chia làm hai phần, phần thời gian lao động (6h đầu) là thời gian lao động cần thiết (xã hội) (t), Phần còn lại của lao động (6h sau) là thời gian lao động thặng dư (t’).
       Giá trị sản phẩm được sản xuất ra bao gồm:
-      Giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c)
-      Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động (v) cộng với giá trị thặng dư (m).
Kết luận:
- Như vậy, giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là lao động không công của công nhân.
II. SỰ PHÂN CHIA TƯ BẢN THÀNH TƯ BẢN BẤT BIẾN, TƯ BẢN KHẢ BIẾN. BẢN CHẤT CỦA TƯ BẢN:
1.Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có vai trò và tác dụng khác nhau.
A.                           Tư bản bất biến: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất bao gồm nhà xưởng, máy móc các thiết bị công cụ sản xuất, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu,… Giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất biến ( kí hiệu là c - Constant)

B.                           Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản khả biến (kí hiệu là v – Variable).
-      Tham gia tạo ra giá trị thặng dư bao gồm 2 yếu tố, trong đó tư bản khả biến dùng để mua sức lao động có vai trò trực tiếp sáng tạo ra giá trị thặng dư. Còn tư bản bất biến đóng vai trò gián tiếp, nó chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất, tự bản thân nó không sáng tạo ra giá trị thặng dư.
-      Nếu kí hiệu giá trị thặng dư là m thì giá trị mới sẽ là (v + m)
ð                            Giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng (c + v + m)
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động trong sản xuất hàng hóa đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu tiên chia tư bản ra thành tư bản
Sự phân chia này đã vạch rõ thực chất của bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân mới trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư
2. Bản chất của tư bản :
Kinh tế học tư sản cho rằng mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, người ta coi tư bản như một điều kiện vật chất tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi trong các xã hội. Điều này đã che giấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê. Thực ra, bản chất các tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó là điều kiện vật chất cần thiết của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản không còn nữa, thì tư liệu sản xuất không còn nữa.
Như vậy, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê, tư bản thể hiện quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và vô sản, tư bản là phạm trù lịch sử.
III. TỶ SUẤT VÀ KHỐI LƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
1.                                         Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến, tức là tỉ lệ theo đó tư bản khả biến tăng thêm giá trị.
C,Mác dùng chữ m’ để chỉ tỉ suất giá trị thặng dư
                        m’= (m/v) x 100%
Tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân, nó chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao dộng tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu, tuy nhiên chưa nói được vi mô của bóc lột tư bản.
                        m’ = (t’/t) x 100%
  t’: Thời gian lao động thặng dư
  t: Thời gian lao động tất yếu
Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao dộng, phần thời gian lao đọng thặng dư (t’), mà công nhân làm cho nhà tư bản, chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu (t).
2.                                          Khối lượng giá trị thặng dư:
khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỉ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến (V) được sử dụng.
Nếu gọi M là khối lượng giá trị thặng dư, ta có công thức
                   M = m’ x V
                   V = v x Số lượng công nhân
         V: tư bản khả biến đại diện cho tổng giá trị sức lao động   
        v : tư bản khả biến đại diện cho giá trị một sức lao động
  M: Phản ánh quy mô sự bóc lột
Khối lượng giá trị thặng dư tùy thuộc vào 2 nhân tố: m’ và V. Điều đó có nghĩa là khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào thời gian lao động thặng dư, cường độ lao động của công nhân và số lượng công nhân mà nhà tư bản sử dụng.
Ví dụ: Công nhân ngày làm việc 8h thì tỷ suất giá trị thặng dư là 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày làm việc đến 10h thì tỷ suất giá trị thặng dư thay dổi như thế nào nếu giá trị sức lao động không đổi (V không đổi) .
Chú thích:  - t : thời gian lao động cần thiết
                           t’: thời gian lao động thặng dư 
· Trường hợp 1:
Ta có công thức :
m’ = (t’/t) x100%
ó 300% = (t’/t ) x 100%
  t’+ t = 8
  t’ / t =3
ð                            t’ = 6, t = 2
·   Trường hợp 2 :
Vì giá trị sức lao động không đổi. => v không đổi
Ta có:
t + t’ = 10
t=2
ð                            t’= 8
ð                            tỷ suất giá trị thặng dư:
m’= (t’/t )x 100% = (8/2) x 100% = 400%
ð                            Tỷ suất giá trị thặng dư tăng thêm = m’ (sau) – m’(đầu)
ð                                                                                   = 400% - 300% =100%

IV.  HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGHẠCH:

1.                             Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
A.                            Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng các kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động trong khi thời gian lao động tất yếu, giá trị sức lao động và năng suất lao động không thay đổi.
Giới hạn về thể chất, tinh thần: giới hạn này đòi hỏi trong 24h của một ngày đêm người công nhân cần phải ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí... phục hồi sức lao động. Với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngày lao động có xu hướng ngày càng ngắn hơn trước.
Giới hạn về kinh tế - xã hội: về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Về mặt xã hội, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới ra đời, nhà nước ban bố nhiều đạo luật có lợi cho giai cấp tư sản.
B.                            Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, qua đó hạ thấp giá trị sức lao động và làm tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động không đổi.
2.                             Giá trị thặng dư siêu ngạch:
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
Những doanh nghiệp nào đi đầu trong đổi mới công nghệ sẽ thu được giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá tri thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động mà có nhưng khác ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do tăng năng xuất lao động xã hội, do đó tất cả các nhà tư bản đều được hưởng. Còn gía trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt nên chỉ có những nahf tư bản nào có năng suất lao động cá biệt hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch.
V. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Quy luật kinh tế tuyệt đối:
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại một quy luật phản ánh bản chất của phương thức sản xuất, quy định sự vận động phát triển của phương thức sản xuất và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế tuyệt đối.
3.                             Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy luật kinh tế tuyệt đối được C. Mác xác định là quy luật sản xuất giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, do đó là bảo toàn giá trị cũ và tạo ra giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích trực tiếp duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì mục đích này, các nhà tư bản sản xuất bất kỳ hàng hóa gì, kể cả phương tiện giết người hàng loạt, miễn là tối đa hóa giá trị thặng dư.
Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
          Giá trị thặng dư xét về bản chất là phạm trù kinh tế riêng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong mọi xã hội, các sản phẩm thặng dư đều có giá trị nhưng chỉ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Phần giá trị thặng dư do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không. Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê,  mối quan hệ cơ bản và sâu sắc nhất của xã hội tư bản, xuyên suốt tất cả quan hệ sản xuất của xã hội đó. Do vậy, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
4.     Vai trò quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:
Quy luật giá trị thặng dư tác động quyết định đến mọi mặt của xã hội tư bản, nó quyết định sự phát sinh, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó là quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quy luật giá trị thặng dư, một mặt thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, phân công lao động xã hội phát triển, làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, trước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này diễn  biến ngày càng phức tạp, quy định xu hướng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản là sẽ nhường chỗ cho một xã hội mới văn minh hơn. Do vậy, đối với giai cấp tư sản hiện đại, việc tìm mọi cách để điều chỉnh, để thích nghi, để tồn tại là vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản ngày nay.



PHẦN II. SẢN SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Là một nước tiến lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN. Vì vậy chúng ta không kế thừa tất cả những tiền đề nảy sinh một cách tự phát như những sang tạo của những người đi trước cho dù chỉ là những nhân tố vô cớ. Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan trọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là sản phẩm của lao động thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích lũy quỹ sản xuất xã hội và dự trữ  “ Tất cả những cái đã và vẫn mãi mãi vẫn là cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, chính trị và về tinh thần. Nó sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa”…
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nước ta, việc ngiên cứu sản xuất GTTD gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp là nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản xuất hàng hóa., để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản và lâu dài, cần coi trong việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.     Thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc vận dụng quy luật sản xuất giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam
GTTD là do lao động không công của công nhân lao động làm thuê tạo ta, là mục đích, kết quả hoạt động của TB, của giai cấp tư sản. Trong XHCN, với chủ trương việc bóc lột sức lao động không công của người công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là GTTD không tồn tại, mà GTTD đc sử dụng vào mục đích khác không giống như g/c tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sx, vì mục đích pt XHCN, vì con người. Không tách ra khỏi xu hướng xh, VN vận dụng các phương pháp sản xuất GTTD vào trong công cuộc đổi mới, trong đó tiến hạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ hàng đâu, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Có thể thấy vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có, dôi dư này, giai cấp tư sản có xu hướng không ngừng sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những lợi tức, tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư.
Chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, hiện đại Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật của nền kinh tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng con người khỏi xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghía, chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất hiện đại.
Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức khá cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người (xem Bảng 1). Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất). Theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới
So với các nước trong khu vực, VN có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm nước.
2305
               Nguồn: IMF (năm 2008, số ước tính của IMF)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực ĐVT:%


230509
Nguồn :WB, IMFUNESCO
Bảng 5 :Vị trí nền kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới qua các chỉ số (2007)
Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, kinh tế VN không ngừng phát triển với tốc độ cao, VN đã thoát ra khỏi nhóm các nước có mức thu nhập thấp, mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm mạnh, nền kinh tế đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, như đã trình bày, những hạn chế và những thách thức của hội nhập không phải là ít. Nhiều chỉ số phát triển còn thấp.
1.Thực trạng sdng ngun nhân lc nước ta:
Nước ta có ngun lao đng di dao, sngười trong đtui lao đng chiếm phn đa sngoài ra con phi kđến hang triu người già vn còn khnăng lao đng và mong mun được lao đng. Thêm vào đó người lao đng Vit Nam li cn cù, chăm ch, năng đng có khnăng thich ng
thtrường cao, nhanh chóng nm bt kthut mi ng dng vào sn xut kinh doanh. Tuy đây là mt thun li ln ca nước ta song cht lượng lao đng va trinh đkthut, tay nghca lao đng Vit Nam con thp, cơ cu ngành không hp lý, tlngười trong đtui lao đng không có vic làm cao.

2. Vấn đề sdng nguồn vốn:
Hin nay, trong lĩnh vc qun lý ngun vn đu tư còn nhiu bt cp như: không theo kp đòi hi ca thc tin đt ra, lng lo trong khâu kim tra, giám sát vic thc hin ngun vn đu tư, gây nhng hin tượng lãng phi, tham nhũng.

Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững... Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành quá nhiều, tính ổn định chưa cao, nhiều nội dung bị sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc thay thế, gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

Bố trí vốn thiếu tập trung là điểm yếu lặp đi lặp lại nhiều năm, số dự án đầu tư mới cao hơn số dự án kết thúc trong mỗi kỳ, vốn bình quân cho một dự án có xu hướng giảm, nhiều bộ, ngành, địa phương không thực hiện đúng quy định về quản lý đầu tư.
Thất thoát lãng phí vẫn còn lớn mà hiện tại chưa thể khẳng định con số chính xác do chưa kiểm toán. Qua thanh tra một số công trình trong các năm 2002-2003, tỷ lệ sai phạm tài chính là từ 13.6% đến 19% số vốn.
Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn chưa cao, nhất là vốn ngân sách. Vốn tín dụng đầu tư phát triển, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cũng được đánh giá là kém hiệu quả. Báo cáo của Chính phủ nêu lên tình trạng nợ quá hạn, nợ kéo dài. Đặc biệt, 2 chương trình đánh bắt xa bờ và mía đường có số nợ quá hạn và lãi treo chiếm tới 40% nợ quá hạn và lãi treo của toàn hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Báo cáo thừa nhận công tác quản lý sử dụng vốn còn nhiều yếu kém, thể hiện cả ở phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì chính cơ chế các bên cùng nằm trong một bộ đã tạo ra những đường dây khép kín trong việc chạy dự án, chạy vốn đầu tư , khó kiểm tra, giám sát, khó phát hiện vi phạm trong việc đã  sử dụng nguồn vốn tối đa hay chưa hoặc có phát hiện nhưng chậm ngăn chặn thất thoát, lãng phí, sai phạm.
3. Áp dng khoa hc công nghvào sn xut:
Nhận thức của các ngành, các cấp về khoa học và công nghệ chưa đầy đủ và có phần hạn chế, chưa coi khoa học và công nghệ là giải pháp thúc đẩy hoạt động của ngành, địa phương và doanh nghiệp; do vậy, chưa có sự quan tâm thoả đáng đối với hoạt động này.

 Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo nhu cầu thực sự đối với khoa học và công nghệ. Chưa thực sự coi đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đến 'ngưỡng'. Thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, đổi mới công nghệ.

 Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ kém hiệu quả, nhưng chậm được đổi mới, không phát huy được năng lực khoa học và công nghệ hiện có. Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ chậm được kiện toàn và củng cố. Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều bất cấp, đặc biệt là việc quy định giá trị công lao động chất xám, các chế độ chi tiêu, thủ tục thanh quyết toán.

Khối doanh nghiệp nhà nước hoạt động ít hiệu quả, qui mô vốn nhỏ, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh còn rất hạn chế; đối với nhiều doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp khu vực tư nhân thì quá non yếu. Do vậy, đã không tạo nên được yêu cầu đối với khu vực nghiên cứu để sáng tạo và phát triển công nghệ. Các trường đại học trên địa bàn thực sự chưa vào cuộc để đóng vai trò là 'người cung cấp chính' trên thị trường khoa học và công nghệ của thành phố.

Thiếu chiến lược qui hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ. Chưa có cơ chế, qui định về việc huy động, tập hợp lực lượng khoa học và công nghệ trên địa bàn. Tinh thần cộng tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa cao. Trong công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan.

Theo lý lun giá trthng dư ca Mác, máy móc không to ra gia trthng dư, nhưng nó to điu kin đtăng sc sn xut ca lao đng, hgiá trcá bit ca hàng hoá thp hơn giá trca thtrường, nhđó mà giá trthng dư tăng lên. Ngày nay, vic ng dng khoa hc – kthut đã trthành mt nhu cu không ththiếu đi vi nông nghip, đem li gia trkinh tế cao như sn xut thu hoch bo qun chế biến... Đi vi công nghip, nht là trong ngành công nghthông tin, đin t, vin thông đa ng dng nhiu thanh tu khoa hc, kthut để hội nhập ra thế gii..

4.Vấn đề bóc lột trong sản xuất và phân phi gia trthng dư ở nước ta:
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Cùng với những người nghèo thì cũng đã có nhiều người giàu lên nhanh chóng.

Nhóm có thu nhập cao là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bác sĩ tại một số bệnh viện, phòng khám.

Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài…Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng với mức bình quân 1,8 triệu đồng/ tháng). Tại thành phố Hồ Chí Minh con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).

Bên cạnh đó, một số công ty sản xuất hàng hóa đổ tới Việt Nam mở nhà máy sản xuất chỉ vì giá nhân công ở Việt Nam quá rẻ và chủ nhân mặc sức bóc lột sức lao động. —  Matthias Duhn, Giám đốc Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam nhận định như vậy tại một hội thảo do Cục Xúc Tiến Thương Mại, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 10 /12 /2010. Bản tin tờ Thanh Niên thuật lại các con số khảo sát lương bổng công nhân tại khu vực Á Châu được nêu ra tại cuộc hội thảo nói trên cho thấy:
“Indonesia $82 USD/tháng, Trung Quốc $117 USD/tháng, Thái Lan $156 USD/tháng, Philippines $167 USD/tháng, Malaysia $336 USD/tháng, Ðài Loan $540 USD/tháng, Hàn Quốc $830 USD/tháng, Singapore $1,146 USD/tháng và Nhật $1,810 USD/tháng.”Chỉ được trả “với gần $49 USD/tháng, lương của người lao động Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia – với $47.36 USD/tháng”, ông Matthias Duhn nói rõ.

Ngay nay sc cnh tranh trên thtrường ngày càng ln, đthành công trong công vic kinh doanh, người chkinh doanh ngày nay không chcó đóng góp tài sn, tin vn mà còn đóng góp sc lao đng ca mình vào quá trình sn xut. Sc lao đng đó trc tiếp góp phn to ra giá tr
thng dư. Đồng thời còn tạo mối quan hệ tinh thần giữa người lao động và cấp trên. Phân phi theo lao đng thì da trên nguyên tc lao đng ngang nhau thi hưởng ngang nhau, làm nhiu hưởng nhiu, lam ít hưởng ít.

Vi xu thế cphn hóa trong shình thành và phát trin hthng doanh nghip, cổ phn góp vn ca người lao đng và người lao đng cũng được phân phi mt phn li nhun cho vn – theo vn ca h. Đây là hình thc phân phi giá trthng dư.Nhưng trong xã hi cũng có nhng người không ththam gia góp vn và lao đng được thi cn phi có hinh thc phân phi li qua các quphúc li công cng ca xã hi và ca tp th. Ni dung ca hinh thc phân phi này được biu hin vic: mi công dân đu phi co nghĩa vđóng thuế cho Nhà nước - Nhà nước là đi din cho li ích ca tòan dân, tòan xã hi. Nhà nước trich mt phn trong ngân sách thu tthuế lp quphúc li xã hi. Nhng người được hưởng hskhông trc tiếp được hưởng ngay mt lúc toàn bgiá trmà hđã sáng to ra mà hsđược hưởng gian tiếp ttthông qua các quphuc li hay các hàng hoá công cng.


2.     Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển nền kinh tế thị  trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay:

a.     Chuyn dch cơ cu đu tư, tp trung đu tư cho công nghip:

Cn phi chuyn dch nhanh chóng cơ cu vn đu tư theo ngành theo hướng tăng đu tư cho ngành sn xut vt cht. Vi chco phat trin cong nghip, chung ta mi thc sphat huy được năng lc ni sinh. Tp trung đu tư cho công nghip, vi mc tiêu ly đó làm đà đphát trin các ngành khác trong nn kinh tế quc dân, trong đó đc bit phi đu tư cho ngành công nghip chế biến, cn phi chú ý đu tư cho ngành công nghip chế biến nông – lâm sn, vi đây là chìa khóa, nhm nâng cao giá tr, khnăng cnh tranh ca hàng hóa nông lâm sn trên thtrường thế gii. Vic chuyn dch cơ cu đu tư nay cn được coi la nhim vca tt ccac thanh phn kinh tế trong nn kinh tế thtrường đnh hướng XHCN, chkhông phi chla nhim vca Nhà nước hay mt vai doanh nghip nhà nước. Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Cn gn vic chuyn dch cơ cu đu tư vi vic chuyn dch cơ cu kinh tế nhm đm bo sphát trin bn vng ca nn kinh tế quc dân. Thc hin tdo di chuyn vn gia các ngành kinh tế, nhưng đng thi Nhà nước phi đóng vai điu tiết đu tư bng nhng chinh sách kinh tế vĩ mô (như thuế, và nhng ưu đãi, khuyến khích đi vi nhng ngành cn đu tư) nhm đm bo vic chuyn dch cơ cu vn đu tư cũng như cơ cu kinh tế theo đnh hướng phát trin kinh tế - xã hi.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực để đổi mới và phát triển. Đảm bảo điều kiện cho mọi người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên quan trọng nhất để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống; phát huy tiềm năng con trí tuệ của người Việt Nam, tạo phong cách làm việc trong nền kinh tế năng động. Có chính sách, biện pháp khắc phục sự cách biệt về thông tin giữa các vùng, các đối tượng dân cư
.
b.     . Khuyến khích và thu hút đu tư:
Ci thin môi trường kinh doanh trong nước. Thc hin sbình đng gia các doanh nghip nhà nước và cac doanh nghip thuc thành phn kinh tế tư nhân, đc bit la trong lĩnh vc vay vn các ngân hàng. Tiếp tc tiến hành ci cach thtc hành chinh, gim thiu các th tc cho các doanh nghip, vì trong kinh doanh cơ hi tt chxut hin trong thi gian ngn.

Tăng cường khnăng đu tư ca cac doanh nghip trong nước. Xây dng mt hthng thông tin v tinh hinh khoa hc kthut ca thế gii cho các doanh nghip. Tăng cường hot đng xúc tiến thương mi, mrng thtrường cho các doanh nghip trong nước. Vthu hút vn đu tư nước ngoai, cn thông qua các hot đng ngoi giao, thuyết phc các nước công nhn rng hin nay Vit Nam đang thc hin kinh tế thtrường, thông qua các bui thuyết trình hay trin lảm ti nước ngòai đgii thiu vmôi trường đu tư ti Vit Nam, các chính sách ưu đãi đu tư đi vi đu tư nước ngoài cho các doanh nhip, doanh nhân nước ngoài, cũng như vi kiu bao Vit Nam nước ngoài.
Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài tham gia phát triển đầu tư. Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho mọi thành phần và chủ thể kinh tế tham gia xây dựng, đầu tư và phát triển; khuyến khích cạnh tranh để giảm giá, nâng cao chất lượng. Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài và trong nước ( không thu thuế doanh thu, thuế suất thu nhập công ty thấp nhất, cho vay với lãi suất ưu đãi đặc biệt.... ).

c.      .Không ngng nâng cao hiu qusdng vn đu tư:
Hiu qusdng vn đu tư là tiêu chí quan trng nht đđánh giá hot đng đu tư. Khi nói đến hiu quđu tư là không chnói đến hiu qukinh tế mà còn phi nói đến hiu quxã hi (tc la vic đu tư đó có ththu hut được bao nhiêu lao đng; nh hưởng đến môi trường mc đnào…). Vic nâng cao hiu qusdng vn đu tư phthuc vào mc đích ca hot đng đu tư là hiu qukinh tế hay hiu quxã hi. Vì vy, khi đu tư phi xác đnh rõ mc đích đu tư không được thay đi mc đích đó trong quá trình tiến hành hot đng đu tư.

 Thc hin quyn tchtrong kinh doanh ca các thành phn kinh tế, tn dng tính năng đng ca các thành phn kinh tế tư nhân, phát trin sn xut. Chđu tư phi được đc lp trong vic la chn lĩnh vc đu tư và phương án đu tư, tránh tình trng đu tư theo phong trào. Đi vi các doanh nghip, sdng vn có hiu qukinh tế lá chu ý đến vic thc hin gia trthng dư, theo ly lun gia trthng dư ca Mac, giá trđược sinh ra trong lĩnh vc sn xut, chkhông phi trong lưu thông, nhưng quá trình lưu thông li là quá trình thc hin giá tr, mà nếu giá trkhông được thc hin thi cũng không có giá trthng dư.

Trong quá trinh sn xut, doanh nghip phi chú ý đến giá trs dng ca hàng hoá đáp ng nhu cu thtrường, đng thi phi sdng các phương thc có hiu quđban hành, nhm thc hin giá trthng dư. Khuyến khích các doanh nghip áp dng khoa hc kthut tiên tiến, nhm nâng cao năng sut lao đng, thu giá trthng dư siêu ngch.

Vi vy, phi chú trng nâng cao năng lc qun lý vn đu tư bng cách: nâng cao trình đchuyên môn nghip v vqun lý hot đng đu tư cho các cán bchuyên trách. Thường xuyên kim tra trinh đca các cán bnày. Khi gii quyết bt kỳ mt vn đ gì ca hot đng đu tư, mt mt phi da trên ý kiến, nguyn vng, lc lượng, tinh thn chđng, sáng to ca các đi tượng bqun lý , mt khác phi có mt trung tâm qun lý tp trung và thng nht vi mc đphù hp, không quan liêu, có sphân cp trong vic qun lý hot đng vn đu tư.

5.     Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động trong nước:

Phát trin th trường lao đng vi tư cách là mt yếu tđu vào quan trng ca quá trình sn xut, theo đó cung vlao đng phi đáp ng cu vlao đng cho công nghip hoá, hin đi hoá. Cn phi chuyn dch nhanh cơ cu lao đng, phù hp vi mc tiêu công nghip hoá, hin đi hoá hin nay theo chtrương ca Đng và Nhà nước.

Tăng cvslượng và cht lượng ca lao đng trong ngành công nghip, gim vslượng lao đng trong ngành nông nghip. Phân bố cơ cấu lao động hợp lý giữa nông thôn và thành thị. Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy ở các vùng nông thôn để thu hút nguồn lao động làm việc tại địa phương, giảm bớt nguồn lao động quá tải ở thành thị.

Nâng cao cht lượng đao to nghề ở các trường đi hc, cao đng, trung hc chuyên nghip. Ci cách phương pháp đao to, gn vic dy ly thuyết vi thc hành, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cu khoa hc. Nhm tăng lao đng lành ngh, lao đng có tri thc đtiếp nhn k thut, công nghmi. Tăng nhanh tllao đng cht xám, lao đng có kthut.

Thường xuyên đao to mi và đào to li lao đng, đđáp ng nhu cu trên thtrường sc lao đng, đng thi phi đm bo cơ hi bình đng vvic làm cho người lao đng. Khuyến khích các doanh nghip phi hp vi nhà trường trong vic đào to.  Đi vi các doanh nghip cn phi thc hin nghiêm túc vic t chc khám cha bnh đnh kỳ cho công nhân, đc bit là vi nhng ngành nghlao đng trong môi trường đc hi.

Đphát trin thtrường sc lao đng nước ta còn cn phi nhanh chóng ci cách chế đtin lương, chế đtin lương mi cn phi có sphân bit đang kvthu nhp trên cơ sly hiu qulao đng làm chính, phân bit gia người làm ít vi người làm nhiu, gia lao đng phc tp vi lao đng gin đơn. Sphan bit này góp phn thúc đy quá trình tnâng cao cht lượng lao đng đi vi mi người lao đng, khuyến khich người lao đng ban sc lao đng ca họ ở nhng nơi có mc tin lương cao. Mt khac vn phi duy trì nhng ưu đãi xã hi và thc hin tt vn đbo him xã hi…

Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý giáo dục, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường thanh tra kiểm tra, thay đổi cách tổ chức thi cử, tuyển sinh (hiện nay chỉ nặng về kiến thức sách vở!), khắc phục tình trạng nặng về quản lý đầu vào, nhẹ quản lý đầu ra; kiên quyết chống bệnh thành tích đang ngăn cản con đường đi tới chất lượng.

6.      Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế và giữ vững định hướng XHCN:

Vai trò quản lý của Nhà nước là định hướng chiến lược phát triển, tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh, lo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, sử dụng các công cụ chính sách để hướng dẫn sản xuất, dùng công cụ luật pháp để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, kiểm soát và can thiệp vào kinh tế vĩ mô không để cho các lực lượng thuần túy thị trường (nhất là về tài chính tiền tệ) lũng đoạn, làm rối loạn nền kinh tế. Nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ các "nhóm yếu thế", giữ định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa. Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh (giao thông, năng lượng v.v…) cần có chính sách khuyến khích, thu hút kinh tế tư nhân tham gia đầu tư họ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư; giảm hẳn cách làm sử dụng vốn ngân sách nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước rất kém hiệu quả như lâu nay. Kể cả phát triển các dịch vụ công (văn hoá, giáo dục, y tế....) cũng cần có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư, thực hiện chủ trương xã hội hóa kết hợp với sự quản lý và đầu tư của nhà nước. 

Lấy ví dụ cụ thể là trong vic qun lý đăng ký kinh doanh ca các doanh nghip, hin nay còn có nhiu cơ quan thuc các cp khác nhau qun lý vic đăng ký kinh doanh, gây tình trng ln xn, khiến vic nm vslượng, vic kim tra giám sát vic kinh doanh ca các doanh nghip khó khăn. Cn phi quy đnh riêng mt cơ quan làm công vic này. Kiện toàn hthng pháp lut và các chính sách kinh tế vĩ mô đnâng cao năng lc qun lý ca Nhà nước. Hthng pháp lut phi thng nht, mt mt phi bo đm vic trlương tương xng cho người lao ca các doanh nghip, mt khác phi đnh hướng dư lun, bo vnhng người có thu nhp cao chính đáng. Các chính sách kinh tế vĩ mô, phát huy đúng tác dng điu tiết nn kinh tế, tránh nhng tác đng tiêu cc ca nn kinh tế thtrường, khuyến khích sn xut phát trin…

Hin nay, chúng ta đang phát trin nn kinh tế nhiu thành phn, nhiu hình thc shu, trong đó có shu tư nhân, nghĩa là nn kinh tế nước ta vn còn bóc lt mc đnào đó với nhiều hình thức “thiên biến vạn hóa”. Đgim stiêu cc đó, nhà nước cn thc hin chế đphân phi theo kết qulao đng và hiu qukinh tế (hay phân phi theo mc đđóng góp); phi thc hin tt các chính sách xã hi như phúc li xã hi, các ưu đãi xã hi, bo him xã hi…

Bên cnh nhng ưu đãi đi vi hot đng kinh doanh ca các doanh nhân nước ngoài hin nay nước ta, cũng cn phi xây dng hoàn chnh và thc hin nghiêm túc hơn lut kinh doanh đi vi nhng doanh nhân nay, tránh tình trng coi thường pháp lut Vit Nam ca nhng người nay.

Trong các doanh nghiệp tư nhân cn phi tăng cường shot đng ca các tchc, đoàn thĐng, Công đòan, đoàn thanh niên… đbo vquyn li chính đáng ca công nhân. Đc bit là đi vi các doanh nghip liên doanh, hay các doanh nghip 100% vn đu tư nước ngoài, cn nâng cao năng lc hot đng cũng như tư cách đo đc ca nhng người làm công tác công đoàn
KẾT LUẬN:

Kinh tế thị trường luôn gắn liền với các quy luật kinh tế của nó, trong đó có quy luật sản xuất “giá trị thặng dư”, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì sự tồn tại của quy luật sản xuất “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan. Do đó, việc nghiên cứu về “giá trị thặng dư” là một điều cần thiết.
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào thì việc thu được nhiều lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính và hàng đầu khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất. Trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài cái quy luật ấy, nhưng nền sản xuất xã hội chủ nghĩa khác biệt với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở chỗ: khi áp dụng khoa học công nghệ cao vào quá trình sản xuất các doanh nghiệp không thu được giá trị thặng dư như các nhà tư bản trước chủ nghĩa tư bản mà họ chỉ thu được sản phẩm thặng dư mà thôi. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản và điều kiện Việt Nam chỉ có thể xét dưới góc độ làm thế nào để sản xuất ra nhiều sản phẩm thặng dư chứ không phải giá trị thặng dư như chủ nghĩa tư bản.
Quy luật sản xuất “giá trị thặng dư” có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cũng như việc cải thiện đời sống của nhân dân. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát triển kinh tế, nền sản xuất xã hội phải sản xuất ra giá trị thặng dư đồng thời phải phân phối lượng giá trị thặng dư ấy một cách công bằng loại bỏ sự bóc lột trong xã hội; áp dụng quá trình sản xuất giá trị thặng dư: kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra giá trị thặng dư vào nền sản xuất xã hội ở nước ta trong giai đoạn này, khẳng định việc phát triển chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư là quá trình đúng đắn để phát triển đất nước; từ việc nghiên cứu này còn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng những chủ trương phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.













Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét