Cách phân biệt Marketing và PR
Ngày nay, các doanh nghiệp đều đã ý thức được tầm quan trọng
của việc xây dựng thương hiệu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.
Marketing và PR là hai công cụ không thể thiếu để giúp doanh nghiệp đạt
được mục tiêu đó.
Nhiều người cho rằng PR là một phần của Marketing và Marketing là một
phần của PR và đồng nhất hai hoạt động này với nhau. Tuy vậy điều này
không có nghĩa là có sự dung hòa tuyệt đối giữa hai hoạt động này. Ở
đây, luôn luôn có một mức độ khác nhau nhất định hay có thể nói là sự
"đua tranh" giữa PR và Marketing nhất là khi có câu hỏi đặt ra rằng :
Hoạt động nào sẽ thống trị trong nay mai hay có đóng góp nhiều hơn cho
công ty?
Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai hoạt động này? Bảng dưới đây sẽ đưa ra những yếu tố khác nhau cơ bản nhất để giúp bạn nắm rõ đâu là Marketing và đâu là PR:
Ngày nay, cả Marketing và PR đều đang ở trong giai đoạn phát triển
rực rỡ của mình và đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới kinh
doanh. Một số công ty và tổ chức thưởng chỉ sử dụng một trong 2 công cụ
trên. Một số khác thì sử dụng cả 2. Mức độ mà những tổ chức này sử dụng
dung và phương thức sử dụng chúng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào mục
tiêu, tầm vóc và lịch sử của mỗi tổ chức. Tuy nhiên cũng có một số những
sự tương đồng cở bản sau:
Nếu đó là một tổ chức phi lợi nhuận như những dịch vụ được cung câp bởi chính phủ hay các chương trình y tế công cộng, etc…. thì mục tiêu cơ bản của những hoạt động này là phục vụ cộng đồng. Trong những tổ chức này thì hoạt động PR là phương tiện có tầm quan trọng hơn bởi vì việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng thực sự là ưu tiên hàng đầu. Có thể nó sẽ không có một phòng chuyên trách marketing nào cả bởi vì tổ chức không cần "bán" gì cả hoặc cũng có thể có một tiểu bạn nhỏ mà công việc của ban này là khuyến khích cộng đồng sử dụng dịch vụ của tổ chức.
Nếu đó là một công ty kinh doanh và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì hoạt động marketing hay có thể gọi là phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng hơn. PR trong trường hợp này đững vị trí thứ hai và là hoạt độg nhằm hỗ trợ và phát triển những mãi lực marketing. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, có thể sẽ không có một phòng PR riếng biệt mà có thể chỉ có một số người đảm trách công việc này trực thuộc phòng Marketing. Đối với những doanh nghiệp lớn thì hoạt động PR và Marketing được phân chia rõ rệt và tầm quan trọng của hai hoạt động này được phản ánh qua sự phát triển của công ty, bao gồm những chính sách bên trong doanh nghiệp hay những nhân viên xuất sắc (staff personalities). Đối với những doanh nghiệp trung bình và lớn thì hoạt động Marketing sẽ giúp gia tăng doanh số của việc bán hàng hay sử dụng dịch vụ và trực tiếp đóng góp vào lợi nhuận của công ty, còn hoạt động PR thì sẽ liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng ( thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu được sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty ( bao gồm cả hoạt động bán hàng).
Tại Việt Nam , số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trên tỷ trọng số doanh nghiệp trên cả nước ( khoảng 80%), hoạt động PR và Marketing được kết hợp và coi như làm một. Trong những năm trở lại đây, hoạt động PR mới được các doanh nghiệp quan tâm cũng như được các doanh nghiệp biết đến. Tuy vậy, ở nước ta chỉ có một số ít trường ĐH đào tạo marketing hoàn chỉnh như trường ĐH Kinh tế quốc dân, Viện Marketing TPHCM , còn hoạt động PR hầu như không có, chỉ có các buổi tập huấn mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, không được đào tạo bài bản. Có thể kể đến một số hoạt động PR thành công ở Việt Nam như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ "Bé Huggies năng động" hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh ở các vùng xa hay Viettel Mobile với chương trình từ thiện "Vì người nghèo". Những chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
Mới đây, khi sản phẩm nước tương Chinsu của công ty được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đã xảy ra sự việc trong nước tương có chưa chất gây ung thư, cao gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép và gần như lập tức trên các trang quảng cáo của các tờ báo của nước ta đều có dòng chữ chiếm hẳn 1 trang như sau: "Cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được 1 chai nước tương Chin-Su không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế về 3-MCPD". Chưa biết kêt quả của nỗ lực này ra sao nhưng rõ ràng đó là một động thái rất đáng ghi nhận trong nỗ lực lấy lại lòng tin khách hàng cũng như Chinsu đã có nỗ lực đậm nét đột phá trong Marketing nói chung và PR nói riêng trên thị trường Việt Nam
Nói tóm lại, hoạt động Marketing và PR là khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự "đối đầu". Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Trung thực là yếu tố hàng đầu trong cả hai hoạt động. PR không chỉ là Public Relations mà đó còn là Performance ( sự hoạt động) và Recognition ( sự công nhận). Một mối quan hệ tốt luôn dựa trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín lâu dài.
Đỗ Vô Khuê
Theo Ilaexpress
Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai hoạt động này? Bảng dưới đây sẽ đưa ra những yếu tố khác nhau cơ bản nhất để giúp bạn nắm rõ đâu là Marketing và đâu là PR:
Marketing | Public relations(Quan hệ cộng đồng) |
Marketing thúc đẩy hoạt động đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng. |
PR giúp cho một tổ chức và cộng đồng của nó có mối liên hệ với nhau, một cách tương hỗ. |
Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động marketing là doanh số bán hàng. |
Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động PR là sự thấu hiểu lẫn nhau hoặc sự định vị vị trí của tổ chức đó trong long khách hàng hay cộng đồng của mình. |
Mục tiêu của hoạt động Marketing hoàn toàn là vì lợi nhuận. |
Mục tiêu tuyệt đối của hoạt động PR là sự yêu mến và những cái nhìn đầy tích cực của công chúng đối với công ty. |
Doanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing. |
Thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là nhữn ý kiến từ phíacoongj đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía công chúng. |
Nếu đó là một tổ chức phi lợi nhuận như những dịch vụ được cung câp bởi chính phủ hay các chương trình y tế công cộng, etc…. thì mục tiêu cơ bản của những hoạt động này là phục vụ cộng đồng. Trong những tổ chức này thì hoạt động PR là phương tiện có tầm quan trọng hơn bởi vì việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng thực sự là ưu tiên hàng đầu. Có thể nó sẽ không có một phòng chuyên trách marketing nào cả bởi vì tổ chức không cần "bán" gì cả hoặc cũng có thể có một tiểu bạn nhỏ mà công việc của ban này là khuyến khích cộng đồng sử dụng dịch vụ của tổ chức.
Nếu đó là một công ty kinh doanh và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì hoạt động marketing hay có thể gọi là phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng hơn. PR trong trường hợp này đững vị trí thứ hai và là hoạt độg nhằm hỗ trợ và phát triển những mãi lực marketing. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, có thể sẽ không có một phòng PR riếng biệt mà có thể chỉ có một số người đảm trách công việc này trực thuộc phòng Marketing. Đối với những doanh nghiệp lớn thì hoạt động PR và Marketing được phân chia rõ rệt và tầm quan trọng của hai hoạt động này được phản ánh qua sự phát triển của công ty, bao gồm những chính sách bên trong doanh nghiệp hay những nhân viên xuất sắc (staff personalities). Đối với những doanh nghiệp trung bình và lớn thì hoạt động Marketing sẽ giúp gia tăng doanh số của việc bán hàng hay sử dụng dịch vụ và trực tiếp đóng góp vào lợi nhuận của công ty, còn hoạt động PR thì sẽ liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng ( thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu được sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty ( bao gồm cả hoạt động bán hàng).
Tại Việt Nam , số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trên tỷ trọng số doanh nghiệp trên cả nước ( khoảng 80%), hoạt động PR và Marketing được kết hợp và coi như làm một. Trong những năm trở lại đây, hoạt động PR mới được các doanh nghiệp quan tâm cũng như được các doanh nghiệp biết đến. Tuy vậy, ở nước ta chỉ có một số ít trường ĐH đào tạo marketing hoàn chỉnh như trường ĐH Kinh tế quốc dân, Viện Marketing TPHCM , còn hoạt động PR hầu như không có, chỉ có các buổi tập huấn mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, không được đào tạo bài bản. Có thể kể đến một số hoạt động PR thành công ở Việt Nam như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ "Bé Huggies năng động" hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh ở các vùng xa hay Viettel Mobile với chương trình từ thiện "Vì người nghèo". Những chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
Mới đây, khi sản phẩm nước tương Chinsu của công ty được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đã xảy ra sự việc trong nước tương có chưa chất gây ung thư, cao gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép và gần như lập tức trên các trang quảng cáo của các tờ báo của nước ta đều có dòng chữ chiếm hẳn 1 trang như sau: "Cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được 1 chai nước tương Chin-Su không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế về 3-MCPD". Chưa biết kêt quả của nỗ lực này ra sao nhưng rõ ràng đó là một động thái rất đáng ghi nhận trong nỗ lực lấy lại lòng tin khách hàng cũng như Chinsu đã có nỗ lực đậm nét đột phá trong Marketing nói chung và PR nói riêng trên thị trường Việt Nam
Nói tóm lại, hoạt động Marketing và PR là khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự "đối đầu". Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Trung thực là yếu tố hàng đầu trong cả hai hoạt động. PR không chỉ là Public Relations mà đó còn là Performance ( sự hoạt động) và Recognition ( sự công nhận). Một mối quan hệ tốt luôn dựa trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín lâu dài.
Đỗ Vô Khuê
Theo Ilaexpress
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét