BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Những khái niệm về Marketing

Những khái niệm về Marketing

Câu chuyện thăm dò thị trường của một hãng giày ở Mỹ chắc không còn xa lạ với các bạn:
a4c6b0b7 ced3 43c7 8bf9 e13a8048da97 Những khái niệm về Marketing

Có một hãng giày của Mỹ đã cử 2 nhân viên Marketing giỏi của mình đến Châu Phi. Hai người này khi đến nơi đã phát hiện ra rằng ở đó người dân toàn đi chân trần. Cả hai người đều gửi ngay báo cáo về công ty. Vậy mỗi người đã viết bản báo cáo của mình như thế nào?
Phần sau của câu chuyện ai cũng đã biết, 1 anh về báo thị trường rất tiềm năng, còn 1 anh về báo thị trường không tiềm năng. Tuy nhiên, để có được kết luận như vậy, 2 anh chàng này cần phải trả lời một số câu hỏi như sau:
  • Người dân ở đó là khách hàng hiện hữu hay tiềm năng?
  • Nhu cầu hiện tại và tương lai của họ là gì?
  • Làm thế nào chúng ta có thể thỏa mãn những nhu cầu đó? (Những sản phẩm/dịch vụ đang cung ứng có giá trị với họ hay không? Doanh nghiệp có thể trao đổi tương tác với khách hàng hay không? Chúng ta có thể cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh hơn hay không?
  • Tại sao khách hàng nên tìm tới chúng ta.
Và rất rất nhiều những câu hỏi như trên nữa mới có thể trả lời được một thị trường thực sự là tiềm năng hay không.
Ví dụ bên trên mới là phần nghiên cứu thị trường của Marketing. Vậy Marketing là gì mà lại rộng lớn như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu một số khái niệm sau:
3 khái niệm cốt lõi của Marketing (Marketing Original):
Nhu cầu: Là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản (thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quí trọng,..)
Mong muốn: Là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn được những nhu cầu sâu xa hơn (Hamburger, Pierre Carding, Mercedes…). Mong muốn không được được phát triển.
Yêu cầu: Là sự mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Một số định nghĩa khác:
Sản phẩm: Bất cứ thứ gì có thể chào bán để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn.
Giá trị: Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm.
Thị trường: Bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Định nghĩa Marketing:
  • Marketing là một sản phẩm tốt được bán ở những nơi thuận tiện cho đúng người cần mua với mức giá hợp lý. (Adcoketal)
  • Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương tác. (Kotler 1980)
  • Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông. (American Marketing Association – Hiệp Hội Marketing Mỹ 2008)
Quản trị Marketing:
Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mại và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức. (American Marketing Association -1985)
Theo hocmarketing.net

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét