BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Những câu nói tối kỵ trong bán hàng

Những câu nói tối kỵ trong bán hàng

01:10:36 09/05/2012
Những câu nói tối kỵ trong bán hàng
Việc dùng những câu nói hay từ ngữ có khẩu khí phòng thủ hoặc lảng tránh là một trong những cách khiến nhân viên bán hàng làm suy giảm chất lượng phục vụ khách hàng, cũng là làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp nhanh nhất. Theo các chuyên gia, nhân viên bán hàng và trực tiếp dịch vụ khách hàng nên lưu ý tránh những câu nói tối kỵ sau đây.
“Đó là chính sách của chúng tôi!”. Câu nói trịch thượng này sẽ khiến khách hàng có cảm giác rằng nhân viên bán hàng là một nhà ảo thuật và đang muốn họ “Biến đi!”. Tất nhiên là khách hàng không thể biến ngay lập tức, mà cảm thấy bực mình vì cho rằng công ty hay nhân viên bán hàng đó chẳng hề quan tâm đến mình.

Câu nói có tính chất khẳng định như vậy sẽ làm cho một khách hàng bình thường cũng có khuynh hướng bất hợp tác, thậm chí đối với một số người thì đó là thái độ kẻ cả, coi thường khách hàng. Doanh nghiệp cần hiểu rằng trong suy nghĩ của khách hàng thì “Chính sách của anh chẳng quan hệ gì đến tôi, vậy việc gì tôi phải quan tâm đến nó”.

“Chúng tôi không thể làm gì khác!”. Suy nghĩ phản ứng của khách hàng khi nghe câu trả lời ấy là “Vậy tại sao tôi phải chờ quá lâu mới nghe được nó?”. Cách hành xử tiếp theo của doanh nghiệp có thể là trả lại tiền cho khách hàng, nhưng đó không phải là thứ mà khách hàng muốn.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần huấn luyện cho các nhân viên bán hàng cách giải quyết vấn đề, được tạo điều kiện để nghĩ ra những giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn đúng nhu cầu của khách hàng và họ nên được khen thưởng xứng đáng khi được khách hàng quay lại cảm ơn.

“Ông (hay bà) có thể vui lòng chờ một chút không?”. Tất nhiên là khách hàng không hài lòng và điều gì sẽ xảy ra nếu họ nói “Không!”.

Do đó, tốt nhất là nói rõ với khách hàng những gì mình sẽ làm trong khi yêu cầu họ chờ đợi, chẳng hạn: “Xin quý khách vui lòng chờ một chút để tôi hỏi ý kiến người quản lý và sẽ quay lại ngay”. Khi biết được chuyện gì đang xảy ra, khách hàng có thể nguôi ngoai phần nào cơn giận.

 “Anh (hay chị) sẽ phải truy cập vào trang web của chúng tôi”. Đây thực chất chỉ là một cách nói khác của câu “Tôi không thể giúp anh”.

Thay vì để khách hàng phải mất thời gian tìm kiếm thông tin sau khi đã chờ đợi một hồi lâu trên điện thoại, nên gửi thư điện tử (email) cho họ và kèm theo một đường dẫn trực tiếp đến một trang web nào đó mà họ đang cần thông tin.

“Đó là trách nhiệm của nhà sản xuất”.

Cũng có khi doanh nghiệp hoặc nhân viên bán hàng nói câu tương tự là “Đối tác của chúng tôi sẽ giúp đỡ anh”. Câu nói này gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng nếu nhân viên đang rất vui vẻ bán hàng cho khách hàng lúc này thì sau khi bán hàng xong, doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng đón tiếp họ nữa.

Bản chất vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp bán hàng không có quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp hay nhà sản xuất nên họ không thể thương lượng được gì để giải quyết sự cố phát sinh sau khi bán hàng cho khách hàng.

Về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp đã nhận tiền của khách hàng nên khi có vấn đề gì xảy ra cho khách hàng, các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp phải là người chịu trách nhiệm giải quyết ngay vấn đề phát sinh, chứ không thể đổ lỗi cho bất cứ ai.

Thị Trường Mục Tiêu

Thị Trường Mục Tiêu

02:02:39 11/05/2012
Thị Trường Mục Tiêu
Tuy có thể cùng hoạt động trong một thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng về những điểm thuận lợi và những điểm bất lợi. Ngoài ra, ngay cả khi có cùng điểm xuất phát, cùng học chung một thầy, cùng xuất phát là anh em trong một nhà, doanh nghiệp khi ra thị trường lại có những mục tiêu phát triển riêng, như đã thể hiện qua thông điệp sứ mệnh và tầm nhìn (mission & vision). Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, doanh nghiệp cần phải chọn cho mình một thị trường phù hợp để cạnh tranh. Chọn đúng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những cuộc đối đầu không cân sức và có được lợi thế cạnh tranh nhằm có thể phát triển lâu dài.
Xác định thị trường

Xác định thị trường được xem như khoanh vùng mặt trận trong quân sự, là một việc làm cần thiết trước khi bàn chuyện sẽ đánh như thế nào (hoạch định chiến lược). Trong marketing một thị trường được hình thành bởi một nhu cầu và những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cùng đáp ứng nhu cầu đó, thêm vào đó là tất cả những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp có khả năng thay thế và có triển vọng thay thế.
Xác định thị trường mục tiêu

Việc áp dụng phân khúc thị trường, giúp doanh nghiệp có một cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời có thể nhìn ra cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, từ những phân khúc mà doanh nghiệp đã "nhìn ra" qua nghiệp vụ phân khúc thị trường, để chọn cho mình một (hay vài) phân khúc (thị trường) mục tiêu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đánh giá hai yếu tố dưới đây:

- Tính hấp dẫn của phân khúc (thị trường)

- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Tính hấp dẫn của thị trường

Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một phân khúc (thị trường), thường các CMO đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Qui mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ, tổng nhu cầu)

- Tốc độ phát triển (tỉ lệ phần trăm phát triển hàng năm so với năm trước)

- Mức độ cạnh tranh (số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh)

- Qui mô khách hàng (sức mua của khách hàng)

- ...
Ghi chú
Tùy vào đặc điểm của từng nghành hàng mà các CMO có thể điều chỉnh và đưa ra bộ tiêu chí đánh giá cho phù hợp.

2. Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp có nghĩa là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng một phân khúc (thị trường) đối với những tiêu chí quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng, chẳng hạn như:

- Chất lượng sản phẩm

- Dịch vụ khách hàng

- Bao bì

- Độ phủ của kênh phân phối

- Thương hiệu

- Hoạt động khuyến mãi

- Hỗ trợ kỹ thuật

- Hình thức và điều kiện thanh toán

- Đội ngũ bán hàng

- ...


Ghi chú:

- Tùy vào đặc điểm của từng ngành hàng và nhu cầu của khách hàng mà các CMO có thể lựa chọn một bộ tiêu chí đánh giá cạnh tranh cho phù hợp.

- Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh giữa hai thị trường B2B và B2C là khác nhau.

Như vậy, để đánh giá lợi thế cạnh tranh trong một phân khúc (thị trường), doanh nghiệp cần phải nắm được nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu kể cả năng lực của doanh nghiệp mình lẫn các đối thủ có tham gia trong cùng một thị trường, để qua đó có thể đưa ra đánh giá chính xác về vị trí cạnh tranh của các đối thủ.

Xác định thị trường mục tiêu
Từ những dữ liệu tương đối cụ thể về tính hấp dẫn của từng phân khúc của một thị trường, và một bức tranh tương đối về vị trí cạnh tranh của các đối thủ trong từng phân khúc cụ thể, các CMO có thể quyết định phân khúc (thị trường) nào họ sẽ cạnh tranh và phân khúc nào họ sẽ không cạnh tranh. Hay nói một cách khác là CMO có cơ sở để chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình cho thời gian đến.

Truyền Thông Marketing

Truyền Thông Marketing

02:42:29 21/05/2012
Truyền Thông Marketing
Khái niệm truyền thông trong marketing, các nguyên tắc truyền thông, hoạch định chiến lược  truyền thông, ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng các công cụ truyền thông vào chiến lược marketing.
Truyền Thông Marketing.

Mặc dù theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các kỹ năng marketing là đều cần thiết và quan trọng như nhau, tuy nhiên kỹ năng truyền thông là một kỹ năng được chú ý nhiều nhất và được sử dụng trong công việc hàng ngày của marketer nhiều nhất.

Những người học marketing theo kiểu mì ăn liền thường xem nhẹ hoặc bỏ qua các kỹ năng khác để nhảy ngay đến học kỹ năng truyền thông. Đây là một cách làm nguy hiểm vì truyền thông mà không dựa trên cơ sở hiểu biết thị trường, không có chiến lược thì sẽ không có hiệu quả và sẽ dẫn đến lãng phí ngân sách.

Để nắm được kỹ năng truyền thông, trước tiên người marketer phải nắm được:

     Làm thế nào truyền thông có thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược khác nhau
     Giá, sản phẩm, kênh (3 yếu tố P khác) kết nối với truyền thông như thế nào trong marketing mix.
     Các loại mục tiêu truyền thông khác nhau và làm thế nào đạt được.

Chu kỳ thị trường của sản phẩm và chiến lược truyền thông.

Trong quá trình phân tích thị trường, người làm marketing phải xác định xem thị trường mà mình đang cạnh tranh đang ở vào giai đoạn nào của chu kỳ thị trường. Bởi vì ứng với từng chu kỳ thị trường, chiến lược truyền thông có những định hướng đặc biệt khác nhau phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
►Chu kỳ thị trường và chiến lược truyền thông
Phần 1: Chiến lược truyền thông.

Chiến lược truyền thông bao gồm những gì? Theo nguyên tắc được nhiều người chấp nhận nhất, một chiến lược truyền thông bao gồm:

     Đối tượng mục tiêu
     Thông điệp định vị và giải thích
     Mục tiêu truyền thông
     Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng.

Đối tượng mục tiêu

Tôi đã từng gặp nhiều người làm chương trình truyền thông nhưng lại rất mù mờ khi được hỏi về đối tượng truyền thông của mình là ai. Xác định đối tượng mục tiêu khi làm chương trình truyền thông được ví như người chiến sỹ khi bắn thì phải nhắm đích. Nếu không thì sẽ lãng phí nguồn lực mà không đạt hiệu quả.
Thông điệp định vị

Định vị là kim chỉ nam của mọi hoạt động truyền thông, qua định vị marketer biết cần nói gì, nói như thế nào và nói bằng cách nào... Vì vậy trong chiến lược truyền thông định vị cần phải được xác định trước và xác định rõ thông qua một thông điệp cụ thể.
Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân trong ban lãnh đạo công ty, mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định marketing. Chẳng hạn:

     Thị trường mục tiêu và phân khúc mục tiêu
     Định vị sản phẩm
     Marketing mix

Mục tiêu truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích:

     Xây dựng độ nhận biết(brand awareness)
     Mục tiêu cung cấp thông tin (informational objectives)
     Mục tiêu thuyết phục(persuasive objectives)
     Mục tiêu nhắc nhở(reminder objectives)
     Xây dựng thương hiệu (brand building)
     Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception)
     Bán sản phẩm (sell products)
     So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

Thời gian phản hồi của phương tiện truyền thông

Từng loại hình truyền thông khác nhau có hiệu quả và thời gian phản hồi khác nhau. Marketer cần nắm vững thời gian phản hồi và hiệu quả của từng công cụ truyền thông cũng giống như người chiến sỹ nắm vững cự ly và mức độ công phá của từng loại vũ khí trước khi sử dụng.
Ngân sách tương ứng trên từng loại công cụ truyền thông

Thống kê tương ứng tỉ lệ phần trăm ngân sách của từng loại công cụ truyền thông và ứng dụng đối với ngành hàng, một bức tranh toàn cảnh về chi tiêu marketing.
Phương thức tiếp xúc khách hàng và công cụ

Thành phần cuối cùng của chiến lược truyền thông là phương thức tiếp cận và công cụ. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc tiếp xúc với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành ba loại.

     Loại hình tiếp xúc có sự tham gia của con người (personalised).
    Phương thức gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng
     Loại hình tiếp xúc có con người tham gia một phần (semi-personalised).
    Phương thức tiếp xúc từ xa có sự hỗ trợ của công cụ như telemarketing.
     Loại hình tiếp xúc không có sự tham gia trực tiếp của con người (non-personalised).
    Phương thức tiếp xúc hoàn toàn bằng công cụ như phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo....

Kim tự tháp truyền thông

Mô hình kim tự tháp truyền thông xếp cả thế giới đối tượng truyền thông theo thứ bậc. Marketer xác định từng công cụ truyền thông truyền thông thích hợp cho từng tầng (từng đối tượng khách hàng) của kim tự tháp.
Bộ phối hợp truyền thông

Marketer sử dụng bộ phối hợp truyền thông, một tập hợp có chọn lọc gồm nhiều công cụ truyền thông để truyền thông. Để có thể lựa chọn được một mix truyền thông hữu hiệu, marketer cần nắm vững những ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng của từng công cụ truyền thông.
Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu

Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu là một tập hợp những công cụ truyền thông tích hợp được sử dụng qua từng giai đoạn của qui trình mua của khách hàng. Marketer tùy vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để chọn lựa cho mình một bộ phối hợp công cụ truyền thông tối ưu.
Các công cụ truyền thông phổ biến

     Nhân viên bán hàng
     Quảng cáo truyền hình
     Quảng cáo ngoài trời
     Quảng cáo báo toàn quốc
     Quảng cáo tạp chí chuyên nghành
     Quảng cáo di động
     Tờ rơi chèn báo
     Quan hệ báo chí (PR)
     Tài trợ và sự kiện
     Hội nghị khách hàng
     Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề
     Thư tín trực tiếp
     Khuyến mại
     Triễn lãm, hội chợ
     POS
     Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện)
     Điện tử (điện thoại, sms, TV show)
     Vẽ bầu trời
     Bao bì sản phẩm
     Nhân viên công ty
     Marketing xã hội, từ thiện
     WOM
     Quảng cáo internet
     Trang web, e-catalogue
     Mạng xã hội
     Diễn đàn
     Blog
     Thư điện tử (email)
     Công cụ tìm kiếm

5 cách tác động tâm trí khách hàng

5 cách tác động tâm trí khách hàng

23:37:51 22/05/2012
5 cách tác động tâm trí khách hàng
Bạn đang làm mọi cách để tăng doanh số? Hãy thử áp dụng 5 mẹo đơn giản nhắm vào giác quan và tiềm thức của khách hàng mà Roger Dooley đề cập trong cuốn sách Brainfluence (Tác động lên não bộ).
1. Sử dụng font chữ dễ nhìn Nếu bạn đang sử dụng những font chữ cách điệu, cầu kỳ trên bảng hiệu, trong catalogue, tờ rơi... thì đã đến lúc thay đổi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khi tiếp cận thông tin qua những font chữ rườm rà, người đọc lập tức cho rằng điều đang được nói đến sẽ làm mất thời gian của họ.
Font chữ rườm rà sẽ mang lại cảm giác sản phẩm chậm chạp và nhàm chán, và không khách hàng nào muốn mua một sản phẩm mà họ nghĩ sẽ rất lâu mới sử dụng được.
Để lọt vào “mắt xanh” của khách hàng, hãy chọn những font chữ dễ đọc như Arial để in các tờ mô tả sản phẩm hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng.
2. Đừng để khách hàng thấy tiền
“Thấy tiền” ở đây nghĩa là thấy ký hiệu tiền tệ. Một nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tại các nhà hàng ở Mỹ cho thấy, thực khách luôn cân nhắc giá cả nhiều hơn và gọi ít món hơn khi trên thực đơn có ký hiệu “$” cạnh giá món ăn.
Ngược lại, khi trên thực đơn chỉ có những con số, doanh thu của nhà hàng lại cao hơn. Khi mắt ta thấy một ký hiệu tiền tệ như $, Đ, một tín hiệu được gửi đến não bộ để ước tính giá trị của số tiền, khiến ta nghĩ về nó nhiều hơn.
Chỉ nên để 100.000 thay vì 100.000đ, nhất là khi bạn kinh doanh nhà hàng.
3. Sử dụng mùi hương và âm nhạc
Quyết định của khách hàng không chỉ đến từ những thông tin và số liệu, mà còn bị ảnh hưởng bởi những gì họ cảm nhận qua các giác quan. Hãy thử tìm những yếu tố trong môi trường tại điểm bán hàng mà bạn có thể kiểm soát được, ví dụ như mùi hương.
Nếu sản phẩm không có mùi thì hãy thử tạo một mùi dễ chịu nhưng đặc trưng của riêng thương hiệu để thu hút khách hàng, có thể là một mùi hương thoang thoảng trong cửa hàng, có thể là mùi nước hoa phảng phất khá quyến rũ của nhân viên bán hàng. Nghiên cứu tại một số trung tâm mua sắm cho thấy, khi có mùi thơm sảng khoái trong không khí, doanh thu tăng lên đáng kể.
Ngoài khứu giác, thính giác cũng rất quan trọng. Bạn đã từng đi ngang cửa hàng nào vặn nhạc như “đuổi tà” chưa? Vậy thì hãy chọn cách khôn khéo hơn để lôi kéo khách hàng bằng âm nhạc; tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà sử dụng thể loại nhạc phù hợp.
Thử nghiệm tại một cửa hàng bán rượu vang, người ta lần lượt mở nhạc tiếng Pháp, rồi tiếng Đức, kết quả là trong thời gian mở nhạc tiếng nước nào thì rượu vang từ nước ấy được chọn mua nhiều hơn.
Hãy tìm những cách sáng tạo để chinh phục giác quan của khách hàng.
4. Phản hồi cho khách hàng trên mạng xã hội
Không ai thích bị làm ngơ. Hãy bảo đảm mọi thắc mắc, ý kiến và góp ý khách hàng đăng trên mạng xã hội đều được trả lời thấu đáo. Có nghiên cứu cho thấy, nhiều khách hàng tuy đăng những lời than phiền về sản phẩm hay dịch vụ của công ty lên mạng xã hội, nhưng khi được trả lời sốt sắng, dù không phải là một lời xin lỗi từ công ty, họ lập tức có thái độ tích cực hơn.
Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng, nhưng ta chẳng được lợi lộc gì khi tranh cãi với họ, nhất là trên mạng xã hội. Bạn có thể giành phần thắng trong cuộc tranh luận, nhưng bạn sẽ mất đi khách hàng đó. Hãy nghiên cứu và tìm ra những cách trả lời hay, phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của truyền thông xã hội.
Luôn giữ bình tĩnh, kiểm soát văn hóa ứng xử của công ty trên mạng xã hội và luôn phản hồi sớm cho khách hàng một cách trung thực nhất. Nên dùng những từ ngữ tương tự như khách hàng đã dùng để họ cảm thấy bạn thực sự kết nối với họ.
5. Kể những câu chuyện hay
Những con số thống kê luôn có ích, nhưng khách hàng phải thực sự quan tâm đến những con số ấy thì bạn mới mong bán được sản phẩm. Bộ não con người có xu hướng tập trung chú ý khi được nghe kể chuyện.
Nghiên cứu còn chứng minh rằng, khi nghe những câu chuyện có nhiều hành động, não người lập tức nghĩ đến việc bắt chước các hành động ấy.
Vì thế, thay vì liệt kê những con số hay mô tả từng đặc tính sản phẩm một cách rập khuôn, hãy lồng ghép những thông tin quan trọng vào một câu chuyện. Những câu chuyện hay sẽ tác động đến khách hàng sâu sắc hơn và gia tăng hành vi truyền miệng.
Hãy biến những con số, những phần trăm thành một câu chuyện và kể chuyện thật hấp dẫn để khách hàng không bị xao nhãng khi đang tiếp xúc với bạn.
MINH CHÂU - Giảng viên SMEI Vietnam

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh

19:23:56 27/05/2012
Kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra.
Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn: 1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.
2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.
3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.

1. Ý tường

  • Tại sao chọn nghành nghề nầy?
  • Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?
  • Kinh doanh sản phẩm gì?
  • Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh?

2. Khách hàng

  • Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
  • Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
  • Hiện có bao nhiêu khách hàng?
  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?
  • Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?
  • Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?
  • Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?

3. Vốn (hoặc tiền mặt)

  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
  • Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
  • Cần bao nhiêu vốn lưu động?
  • Sẽ khống chế ngân sách gì?
  • Làm thế nào kiểm tra tài chính?
  • Khả năng phát triển đến mức nào?
Đỗ hòa

CEO giỏi phải quản lý được thời gian

CEO giỏi phải quản lý được thời gian

18:52:03 03/06/2012
CEO giỏi phải quản lý được thời gian
Trong khi các nhân viên báo cáo trực tiếp cho bạn có thể biết bạn đang làm sai điểm nào nhưng họ thường không mấy sẵn lòng nói cho bạn biết.Bạn cần khá nhiều nỗ lực để tận dụng cấp dưới những người sẽ khuyên và hướng dẫn bạn quản lý thời gian. Bạn đang sử dụng thời gian của mình như thế nào? Một khi bạn đã xác định được các ưu tiên của mình, bạn cần xác định xem liệu bạn có đang sử dụng thời gian và cũng là tài sản quý giá nhất của bạn, để đạt được các ưu tiên đó hay không. Ví dụ như, nếu 2 ưu tiên chính của bạn là phát triển nhân viên cấp cao và mở rộng ra toàn cầu nhưng bạn lại đang sử dụng phần lớn thời gian của bạn vào các hoạt động trong nước và các vấn đề hành chính mà bạn có thể phân công, lúc đó bạn cần nhận ra rằng có một sự không thống nhất và bạn cần thay đổi.
Đây là một câu hỏi đơn giản, nhưng nhiều nhà lãnh đạo, bao gồm cả tôi, nhiều khi lại không thể trả lời một cách chính xác. Khi các nhà lãnh đạo cuối cùng cũngtheo dõi thời gian của mình thì họ thường ngạc nhiên với những gì họ nhận ra. Hầu hết chúng ta đều trải qua các giai đoạn khi các sự kiện không mong đợi và các xáo trộn hàng ngày khiến chúng ta trở nên thụ động hơn là chủ động thực hiện kế hoạch đã đề ra.Các khủng hoảng, ngạc nhiên, các vấn đế nhân sự và sự gián đoạn làm cho tuần làm việc trở nên không mấy sáng sủa. Tôi đã khuyên nhiều nhà lãnh đạo theo dõi cách họ sử dụng mỗi giờ hàng ngày của một tuần, và phân loại các giờ vào các loại hoạt động: ví dụ như phát triển kinh doanh, quản lý con người, và lên kế hoạch chiến lược. Trong hầu hết mọi trường hợp, các kết quả của bài tập này đã gây ngạc nhiên và thậm chí là kinh ngạc – với sự không thống nhất rõ ràng giữa các ưu tiên hàng đầu của họ và cách họ sử dụng thời gian của mình. Ví dụ như, một vị giám đốc điều hành của một công ty sản xuất cỡ vừa đã nản lòng vì ông làm việc 70 tiếng 1 tuần và dường như không bao giờ theo kịp tiến độ. Cuộc sống gia đình của ông bị ảnh hưởng và,ở nơi làm việc, ông thường không có thời gian cho nhân viên của mình hay các khách hàng lớn.Tôi đã khuyên ông lùi lại và đánh giá lại cách ông quản lý thời gian từng giờ trong vòng một tuần. Chúng tôi ngồi lại để kiểm tra các kết quả và chú ý rằng ông đã sử dụng một lượng lớn thời gian để phê duyệt các chi phí của công ty, một vài khoản rất nhỏ vào khoảng 500 đô – trong khi công ty có doanh số bán hàng 500 triệu đô. Tại văn phòng của tôi, ông gặp khó khăn trong việc giải thích tại sao ông lại không phân công một phần trách nhiệm này; hóa ra hoạt động này là một sự để lại từ nhiệm kì trước khi công ty có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Bằng cách phân công việc phê duyệt các chi phí hoạt động định kì dưới 25.000 đô, ông nhận ra rằng ông có thể tiết kiệm đến 15 giờ mỗi tuần. Ông đã hết sức ngạc nhiên rằng mình đã không nhận ra vấn đề và thực hiện thay đổi đơn giản này sớm hơn.
Cách bạn sử dụng thời gian là một câu hỏi quan trọng không chỉ cho chính bạn mà cho cả đội ngũ làm việc cùng bạn. Mọi người có khuynh hướng nhận gợi ý từ người lãnh đạo trong việc quản lý thời gian – vì vậy, bạn muốn chắc rằng có sự thống nhất giữa các hành động của bạn, các ưu tiên kinh doanh của bạn và các hoạt động của đội ngũ của mình. Một vị giám đốc điều hành khác của một công ty dịch vụ chuyên nghiệp với 300 nhân viên và tốc độc tăng trưởng nhanh đã nhận ra rằng, để xây dựng công ty, các giám đốc cấp cao cần phát triển mối quan hệ chặt chẽ và thực chất hơn với các khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà quản trị cấp cao cần nhiều thời gian  ngoài văn phòng hơn trong các cuộc họp với khách hàng. Khi được hỏi cách ông sử dụng thời gian, vi giám đốc điều hành đã không thể trả lời .Sau khi theo dõi trong 1 tuần, ông đã bị sốc khi nhận ra rằng ông đã dành một phần lớn thời gian cho các công việc hành chính liên quan đế việc quản lý công ty. Ông nhận ra sự chú ý mà ông dành cho những vấn đề này đã không phản ánh được các ưu tiên của công ty và đã gửi một thông điệp sai cho nhân viên viên của mình. Ông lập tức bắt đầu thúc ép chính mình để phân công một số lượng các công việc hành chính và tăng lượng thời gian ông làm việc với khách hàng, và tạo nên một hình mẫu sống động cho nhân viên của mình. Ông chỉ đạo từng giám đốc cấp cao làm các bài tập phân phối thời gian tương tư để đảm bảo rằng họ đang dành đủ thời gian cho các khách hàng.
Đương nhiên, cách mà một nhà lãnh đạo sử dụng thời gian của mình còn tùy theo yêu cầu của công viêc, vốn phụ thuộc vào thời gian trong một năm, các thay đổi nhân sự, và các nhân tố bên ngoài. Điều quan trọng ở đây là dù bạn quyết định điều gì, việc phân phối thời gian cần là một quyết định sáng suốt phù hợp với mục tiêu và các ưu tiên của công ty. Với áp lực vận hành một công ty, việc mất tập trung là điều dễ xảy ra, vì vậy bạn cần hỏi bản thân câu hỏi này thường xuyên.Giống như khi bạn lùi lại và đánh giá một quyết định đầu tư quan trọng, bạn cần bình tĩnh đánh giá cách bạn đầu tư thời gian của mình
Khắc Hiếu (Tổng hợp

Vai trò của PR với việc xây dựng – quảng bá thương hiệu

Vai trò của PR với việc xây dựng – quảng bá thương hiệu

Trang Web marketing

http://competition.vn/50/lam-marketing-xa-hoi-o-viet-nam/

Làm marketing xã hội ở Việt Nam?

Làm marketing xã hội ở Việt Nam?

Lại một điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên, đó là Việt Nam đã sử dụng công cụ marketing xã hội để giải quyết thành công nhiều vấn đề.
d0a2691f 5a04 4891 8721 b9beb274916a Làm marketing xã hội ở Việt Nam?
Ngoài ra, theo các chuyên gia, làm marketing xã hội ở Việt Nam không phải quá khó, ngay cả so với các nước phương Tây, nơi marketing xã hội đã phát triển từ lâu. Những chương trình marketing xã hội lớn ở Việt Nam có thể kể đến chiến dịch tuyên truyền toàn dân đi bầu cử, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Riêng với chiến dịch "mũ bảo hiểm", công tác truyền thông rất được chú trọng. Các ngành liên quan (công an, báo chí, giáo dục…) đã được tuyên truyền trước tới cả năm trời một cách đồng bộ.
Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao chương trình marketing xã hội này, nhất là khi so sánh với nước láng giềng Campuchia: Mặc dù Campuchia cũng thực hiện các biện pháp tương tự, nhưng chỉ vài ngày là mọi chuyện lại đâu vào đấy, người dân không thay đổi hành vi. Còn nhiều chương trình marketing xã hội khác cũng để lại dấu ấn, như tuyên truyền phân loại rác (dự án 3R-HN), ăn thực phẩm chín để chống cúm gia cầm…
Làm marketing xã hội thời nay
Tuy nhiên, cũng cần nói rõ, "thành công" nghĩa là chỉ xét về mặt hiệu quả của chương trình, chứ không xét các yếu tố như tính chuyên nghiệp, sáng tạo trong cách thể hiện. Chính vì lẽ đó, ngay cả việc kẻ chữ lên tường "Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con" ở các vùng nông thôn, miền núi cũng là một phương pháp marketing xã hội hiệu quả. Vấn đề là xác định cách làm phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn, với người dân nông thôn, thì sử dụng loa phóng thanh, kẻ biển kẻ chữ là cách làm marketing xã hội tốt. Với người ở các đô thị hiện đại, thì có lẽ tờ rơi, ấn phẩm in ấn đẹp mắt và phát tận tay theo kiểu marketing trực tiếp (direct marketing) mới phù hợp. Dĩ nhiên, thời nay, do dân trí ngày một cao, truyền thông trong marketing xã hội ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả, dễ hiểu, còn phải sáng tạo, gây được ấn tượng với người dân. Một trong những xu hướng nổi lên là truyền thông thân thiện, tức là hướng tới những điều tốt đẹp, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp ở con người, thay vì tạo cảm giác cấm đoán ("cấm đổ rác"), hay cưỡng chế ("bắt buộc đội mũ bảo hiểm") hay hù dọa (hình vẽ thần chết áo đen cầm lưỡi hái hay hình nắm đấm giã xuống đầu con nghiện và gái mại dâm)…
Ông Lại Tiến Mạnh, chuyên gia marketing, nhận định: "Thời hiện đại, người làm marketing xã hội phải biết tạo sự thân thiện với đối tượng mà chiến dịch marketing xã hội hướng vào. Tốt nhất là truyền tải thông điệp theo một cách nào đó vui nhộn, hài hước, như qua bài hát "Hãy phân loại rác vì rác là tài nguyên quý giá" chẳng hạn. Kiểu tuyên truyền hù dọa hoặc cưỡng ép giờ đây vừa cổ lỗ vừa không hiệu quả, thậm chí phản cảm". Lâu nay, do một số nguyên nhân (dân trí thấp, kinh phí hạn hẹp, nhân sự thiếu và yếu…), cách làm marketing xã hội ở Việt Nam chưa có nhiều đổi mới, nhất là những chương trình do các cơ quan chính phủ thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách và không có sự tham gia của giới chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không phải trở lực lớn đối với marketing xã hội ở Việt Nam. "Vấn đề chỉ nằm ở chỗ marketing xã hội chưa được quan tâm đúng mức mà thôi" – ông Mạnh cho biết.
Tập hợp lực lượng
Ai cũng thấy rằng Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề xã hội cần xử lý, từ việc tỷ lệ tai nạn giao thông thuộc hàng cao nhất thế giới, đến việc Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về số lượng các ca nạo phá thai, hay vấn nạn lây lan HIV/AIDS qua con đường tình dục đồng giới, bùng nổ "cách mạng tình dục" ở lứa tuổi thanh thiếu niên…Bên cạnh đó là vô số vấn đề mà Việt Nam phải tự giải quyết chứ không thể trông chờ một tổ chức nước ngoài nào, đơn cử như những chuyện liên quan tới hành vi thiếu văn minh của "người Việt xấu xí": chen hàng, nói tục chửi bậy, phóng uế ngoài đường, chặt chém khách du lịch nước ngoài v.v.Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Ai, hoặc tổ chức nào, có thể đứng ra thiết kế các chương trình marketing xã hội?
Câu trả lời liên quan đến sự phát triển của xã hội dân sự, đến sự năng động của các cơ quan chính phủ, và cả sự chủ động của mỗi cá nhân nữa. Đã hàng chục năm trong quá khứ, phần lớn các chiến dịch marketing xã hội ở Việt Nam đều do chính phủ khởi xướng và đầu tư ngân sách thực hiện. Đến thời mở cửa, có thêm sự góp mặt của các tổ chức phi chính phủ. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, của CNTT và mạng Internet, việc một hoặc một vài cá nhân đứng ra vận động một phong trào "thay đổi hành vi" của người dân không còn là bất khả thi. Bức xúc trước nạn chặt chém khách du lịch ngoại quốc, anh Trần Minh, một hướng dẫn viên du lịch trẻ ở Hà Nội, tuyên bố: "Giải pháp lý tưởng là Tổng cục Du lịch đứng ra xử lý chuyện này, hoặc độc lập, hoặc kết hợp cùng một tổ chức nào đó. Còn nếu không thì tôi đang nghĩ đến chuyện tập hợp một nhóm bạn, bắt đầu thử lobby (vận động hành lang) với các cơ quan liên quan xem sao". "Tất nhiên sẽ rất khó khăn vì thay đổi nhận thức của con người đâu phải chuyện đơn giản. Nhưng tôi hy vọng một khi phong trào mở rộng và có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể làm được điều gì đó".
Dễ thuyết phục, dễ thành công
Một cách lạc quan, có thể nói rằng làm marketing xã hội ở Việt Nam không quá khó. Bởi lẽ, các chiến dịch marketing xã hội của chúng ta đều nhằm vào những mục tiêu rất cụ thể, cơ bản, ví dụ khuyến cáo người dân rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, nên ăn chín uống sôi để tránh dịch bệnh, tiêm chủng cho trẻ để ngừa các bệnh nguy hiểm… Đó vốn là những điều rất dễ thuyết phục. Nói cách khác, các vấn đề xã hội mà Việt Nam đang đối mặt đa phần không phải vấn đề gây tranh cãi. Chúng là những chuyện luôn có trong một xã hội đang phát triển. Chúng ta may mắn không phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng như nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phân chia đẳng cấp xã hội, xung đột giữa các dân tộc…Giới trẻ Việt Nam từng có những chương trình như "Hành trình xanh", "Đạp xe xuyên Việt vì môi trường" nhằm các mục đích đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường. Những chương trình này, nếu gắn chặt với một mục đích "thay đổi hành vi vì lợi ích chung" rõ rệt và được truyền thông một cách hiệu quả, sẽ chính là marketing xã hội, bắt đầu từ những cá nhân.
Cùng với đà phát triển kinh tế và sự nâng cao dân trí, chúng ta có thể hy vọng sẽ ngày càng có nhiều chiến dịch marketing xã hội chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần xóa bỏ hình ảnh "người Việt xấu xí" và đưa Việt Nam thành một xã hội văn minh.
Theo Vietnamnet

Giới thiệu sách “TẬP TRUNG ĐỂ KHÁC BIỆT (Focus) – Tương lai của Doanh nghiệp phụ thuộc vào điều này”


Giới thiệu sách “TẬP TRUNG ĐỂ KHÁC BIỆT (Focus) – Tương lai của Doanh nghiệp phụ thuộc vào điều này”

Tóm tắt
Với Tập trung để khác biệt, Al Ries, chuyên gia chiến lược kinh doanh và marketing hàng đầu thế giới, chứng minh rằng các công ty hoạt động theo định hướng tập trung thường thành công về mặt dài hạn. Khi áp dụng chiến lược này, họ hình thành nhận thức trong tâm trí khách hàng và thống trị những thị trường có dòng sản phẩm của mình. Từ Microsoft đến IBM, từ McDonald đến Burger King, từ Volvo đến Chrysler…tất cả đều cho thấy những công ty tập trung là những hình mẫu của sự ổn định, phát triển và thành công.
a2b59f68 cb21 498d ac17 3fed1a9e3b76 Giới thiệu sách TẬP TRUNG ĐỂ KHÁC BIỆT (Focus)   Tương lai của Doanh nghiệp phụ thuộc vào điều này
Nội dung
Trên con đường phát triển của mình, một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn: phát triển theo chiều dọc, tức là tập trung vào dòng sản phẩm chính, đồng thời mở rộng nguồn cung cấp và kênh phân phối; hay theo chiều ngang, bằng cách đa dạng hóa mặt hàng đang sản xuất hoặc, thậm chí, mở thêm những ngành nghề mới không liên quan nhiều đến lĩnh vực kinh doanh ban đầu.
Đâu là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp?
Với Tập trung để khác biệt, Al Ries, chuyên gia chiến lược kinh doanh và marketing hàng đầu thế giới, chứng minh rằng các công ty hoạt động theo định hướng tập trung thường thành công về mặt dài hạn. Khi áp dụng chiến lược này, họ hình thành nhận thức trong tâm trí khách hàng và thống trị những thị trường có dòng sản phẩm của mình. Từ Microsoft đến IBM, từ McDonald đến Burger King, từ Volvo đến Chrysler…tất cả đều cho thấy những công ty tập trung là những hình mẫu của sự ổn định, phát triển và thành công.
Đa dạng hay không đa dạng? Tập trung hay không tập trung? Mở rộng có đồng nghĩa với tốt hơn ? Lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ luôn phải đối diện với những câu hỏi cốt tử này. Và họ sẽ cần đến Tập trung để khác biệt để tìm ra câu trả lời.
MỤC LỤC:
1. Sự thiếu tập trung của các công ty Mỹ
2. Toàn cầu hóa và động lực chi phối
3. Sự phân chia và lực chi phối
4. Những tín hiệu tích cực từ phía doanh nghiệp
5. Những tín hiệu tích cực từ lĩnh vực bán lẻ
6. Câu chuyện của hai công ty nước Cola
7. Chân lý về chất lượng
8. Tìm ra thông điệp của bạn
9. Thu hẹp phạm vi kinh doanh
10. Đương đầu với sự thay đổi
11. Chia tách và chinh phục
12. Xây dựng định hướng tập trung đa bước
13. Huấn luyện khủng long biết vâng lời
14. Băng qua chiến hào
15. 15 nguyên tắc định hướng tập trung dài hạn
Nguồn bizspace.vn

Các kỹ năng marketing


Các kỹ năng marketing

Marketing Management của Phillip Kotler


Marketing Management của Phillip Kotler

Được xem là một trong những tiền bối khai sáng môn tiếp thị hiện đại, Philip Kotler và những lời khuyên của ông gần như luôn là kim chỉ nam cho giới doanh nghiệp.
ac0a6922 f467 4aee ae93 4a7987b35f55 Marketing Management của Phillip Kotler
Tác phẩm kinh điển Marketing Management (ấn hành lần đầu năm 1967) của “tiên sinh” Kotler (76 tuổi) đến nay tiếp tục tái bản lần 12, và nhiều tác phẩm nghiên cứu khác, trong đó có Marketing insights from A to Z, đều được xem là cẩm nang gối đầu giường cho nhiều thế hệ doanh nhân.
Sách hơn 700 trang, tiếng Việt, dạng PDF, thích hợp cho sinh viên kinh tế, tài chính…
859cdb55 96dd 4202 a33d f73831bf38ca Marketing Management của Phillip Kotler
Phillip Kotler
Trên website Trường quản trị Kellogg (thuộc Đại học Northwestern, Mỹ) – nơi ông làm việc, tiểu sử Philip Kotler được giới thiệu như sau: Tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế Đại học Chicago và tiến sĩ kinh tế Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Philip Kotler sau đó làm luận án sau tiến sĩ tại Đại học Harvard và hành vi học tại Đại học Chicago. Say mê và đào sâu đến tận cùng môn tiếp thị, Kotler viết nhiều công trình nghiên cứu đề tài liên quan (Principles of marketing; Marketing models; Strategic marketing for non-profit organizations; The new competition; High visibility; Social marketing; Marketing places; Marketing for congregations; Marketing for hospitality and tourism; The marketing of nations; Kotler on marketing…); và là người đầu tiên nhận giải nhà giáo dục tiếp thị xuất sắc (1985) của Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA).
Trước đó 10 năm, thành viên Viện hàn lâm thuộc AMA từng chọn ông là “chuyên gia hàng đầu về lý thuyết tiếp thị” (năm 2002, ông lại nhận được danh hiệu nhà giáo dục tiếp thị xuất sắc từ AMA). Ông được xếp vị trí thứ bảy (2006) trong danh sách 50 tư tưởng gia thời đại do Suntop Media cùng Tổ chức Phát triển quản trị châu Âu thực hiện hằng năm; và tờ Financial Times xếp Kotler vị trí thứ tư trong danh sách các bậc thầy tiếp thị xuất sắc nhất mọi thời đại.Đặc biệt, ông cũng là người đi tiên phong trong việc phổ biến khái niệm “marketing xã hội” (social marketing) và trách nhiệm xã hội của marketing. Những tư tưởng này của ông có ảnh hưởng rất sâu rộng đến giới kinh doanh trên toàn thế giới trong suốt nhiều thập niên. Qua đó cũng đã góp phần xây dựng một nền kinh doanh nhân bản hơn và kiến tạo một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn.
Link download : http://rapidshare.com/files/159264375/MarketingManagement.rar
Pass: http://get4share.com
Theo get4share.com

Những khái niệm về Marketing

Những khái niệm về Marketing

Câu chuyện thăm dò thị trường của một hãng giày ở Mỹ chắc không còn xa lạ với các bạn:
a4c6b0b7 ced3 43c7 8bf9 e13a8048da97 Những khái niệm về Marketing

Có một hãng giày của Mỹ đã cử 2 nhân viên Marketing giỏi của mình đến Châu Phi. Hai người này khi đến nơi đã phát hiện ra rằng ở đó người dân toàn đi chân trần. Cả hai người đều gửi ngay báo cáo về công ty. Vậy mỗi người đã viết bản báo cáo của mình như thế nào?
Phần sau của câu chuyện ai cũng đã biết, 1 anh về báo thị trường rất tiềm năng, còn 1 anh về báo thị trường không tiềm năng. Tuy nhiên, để có được kết luận như vậy, 2 anh chàng này cần phải trả lời một số câu hỏi như sau:
  • Người dân ở đó là khách hàng hiện hữu hay tiềm năng?
  • Nhu cầu hiện tại và tương lai của họ là gì?
  • Làm thế nào chúng ta có thể thỏa mãn những nhu cầu đó? (Những sản phẩm/dịch vụ đang cung ứng có giá trị với họ hay không? Doanh nghiệp có thể trao đổi tương tác với khách hàng hay không? Chúng ta có thể cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh hơn hay không?
  • Tại sao khách hàng nên tìm tới chúng ta.
Và rất rất nhiều những câu hỏi như trên nữa mới có thể trả lời được một thị trường thực sự là tiềm năng hay không.
Ví dụ bên trên mới là phần nghiên cứu thị trường của Marketing. Vậy Marketing là gì mà lại rộng lớn như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu một số khái niệm sau:
3 khái niệm cốt lõi của Marketing (Marketing Original):
Nhu cầu: Là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản (thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quí trọng,..)
Mong muốn: Là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn được những nhu cầu sâu xa hơn (Hamburger, Pierre Carding, Mercedes…). Mong muốn không được được phát triển.
Yêu cầu: Là sự mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Một số định nghĩa khác:
Sản phẩm: Bất cứ thứ gì có thể chào bán để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn.
Giá trị: Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm.
Thị trường: Bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Định nghĩa Marketing:
  • Marketing là một sản phẩm tốt được bán ở những nơi thuận tiện cho đúng người cần mua với mức giá hợp lý. (Adcoketal)
  • Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương tác. (Kotler 1980)
  • Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông. (American Marketing Association – Hiệp Hội Marketing Mỹ 2008)
Quản trị Marketing:
Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mại và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức. (American Marketing Association -1985)
Theo hocmarketing.net

Cách sử dụng QR code để quảng cáo hiệu quả

Cách sử dụng QR code để quảng cáo hiệu quả

Hãy xem Mã QR trên ảnh. Bây giờ nhìn vào bình thường mà bạn hay thấy. Bạn sẽ quét mã nào?
3fe5bce0 b47a 4e92 9aa0 db1be65bb42e Cách sử dụng QR code để quảng cáo hiệu quả
Nghiên cứu trên từng sản phẩm của các thương hiệu sử dụng mã QR bình thường và sau đó chuyển sang mã tuỳ chỉnh QR cho thấy số lượt scan tăng 3,4 lần. Điều này khiến bạn phải cân nhắc trước khi sử dụng mã QR để quảng cáo.
Nhiều người đánh giá thấp khả năng ứng dụng của mã QR. Họ cho rằng mã QR yêu cầu người tiêu dùng phải có điện thoại thông minh (smartphone) và chẳng có mấy ai sở hữu loại điện thoại đắt tiền này. Và nếu có, cũng chẳng mấy người có phần mềm đọc mã QR trên máy của họ. Vài mã QR rất khó quét hoặc cung cấp thông tin vô ích.
Trong thực tế, mã QR chỉ cung cấp một điểm truy cập dễ dàng hơn hơn so với cách gõ một URL dài vào điện thoại thông minh của bạn.
Những nhận định trên đều chính xác.Nhanh chóng và dễ dàng là giá trị thực sự của mã QR và là lý do tại sao mã QR tồn tại. Mã QR cung cấp một địa chỉ truy cập nhanh chóng, dễ dàng từ bất kỳ đâu cho bất kỳ khách hàng nào sở hữu smartphone. Trong thế giới tiếp thị và quảng cáo khốc liệt, các nhà kinh doanh chẳng muốn bỏ qua bất kỳ cơ hội nào, dù là nhỏ nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn muốn để tối ưu hóa việc sử dụng mã QR, hãy tham khảo những bí quyết sau đây:
• Hãy cho người tiêu dùng biết những gì họ sẽ nhận được khi quét mã. Nếu bạn không giải thích những lợi ích của việc quét mã, sẽ chẳng ai quan tâm.
• Giả sử đây là lần đầu tiên khách hàng sử dụng mã QR. Bạn hãy giúp khách hàng biết cách tải về phần mềm đọc mã QR. Ngoài ra,bạn có thể đặt một phần mềm quét mã lên trang web của công ty để lấy toàn bộ lưu lượng truy cập của khách hàng.
• Cung cấp một tin nhắn văn bản với một đoạn mã ngắn. Hãy nhớ rằng, không phải tất cả mọi người đề có điện thoại thông minh. Trong thực tế, 82% chúng ta sử dụng tin nhắn văn bản trên điện thoại di động. Để tối đa hóa sự tham gia, luôn luôn đi kèm một chương trình tiếp thị tin nhắn để kích thích khách hàng truy cập vào nội dung của bạn.
• Nếu bạn đang hướng người dùng đến một trang web, hãy chắc chắn rằng trang web đó được tối ưu hóa cho điện thoại di động.
• Sử dụng một mã QR tuỳ chỉnh: Thiết kế lại, thêm màu sắc cho mã QR cộng với việc xây dựng thương hiệu cho thông điệp sẽ giúp số lượt scan tăng gấp 3,4 lần so với kết quả của mã QR chỉ đơn thuần hai màu đen & trắng.
Nhìn xa một chút, có lẽ mã QR không có gì hơn là một cách thức tiếp thị mới lạ có tuổi thọ ngắn hạn, nhưng bây giờ, với tỉ lệ sở hữu một điện thoại thông minh tăng hàng tháng thì đây sẽ là cơ hội để mã QR sẽ tiếp tục phát triển trong mọi hoạt động tiếp thị, đặc biệt là các chiến dịch dành cho khách hàng sử dụng smartphone.
Nguồn Doanhnhansaigon

Sáng tạo trong ứng dụng quảng cáo bằng mã QR


Sáng tạo trong ứng dụng quảng cáo bằng mã QR

Ban nhạc Pop teen quảng cáo xe Yamaha Mio J


Ban nhạc Pop teen quảng cáo xe Yamaha Mio J

62fb7466 7414 4139 aab0 02ce2aa152ed Ban nhạc Pop teen quảng cáo xe Yamaha Mio J
Indonesia được cho là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất của Yamaha trong số các nước Đông Nam Á. Do đó, hãng này đã quyết định chọn ban nhạc gồm 28 cô bé tuổi teen đang được coi là "thần tượng" tại đất nước này – JKT48 – để quảng bá cho mẫu scooter tiết kiệm nhiên liệu Mio J mới ra mắt.
Yamaha Mio từ khi ra mắt (2003) vẫn luôn được coi là một trong những mẫu xe ưa thích dành cho giới nữ tại nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nhờ ngoại hình khá xinh xắn.
Hồi tháng 1 vừa qua, hãng này đã tạo nên một bước đột phá mới, khi cho ra mắt dòng Mio J, trang bị công nghệ phun xăng điện tử. Cùng với đó, Mio J cũng sở hữu nhiều đường nét sắc cạnh hơn, thể thao hơn so với những phiên bản trước đó.
5eb22138 33cd 4abe b208 07127fca840c Ban nhạc Pop teen quảng cáo xe Yamaha Mio J
Nhóm nhạc Pop nổi tiếng gồm 28 cô bé tuổi teen JKT48 tại Indonesia.
Yamaha Mio J được trang bị động cơ xi-lanh đơn, 4 kỳ, 115 phân khối, sản sinh công suất tối đa 7,75 mã lực tại vòng tua 8.500 vòng/phút và mô men xoắn cực đại là 8,5 Nm tại 5.000 vòng/phút.
Mio J hiện mới chỉ được cung cấp tại thị trường Indonesia với giá khoảng 1.440 USD. Với thông điệp quảng cáo được phát đi từ những cô gái xinh xắn này, hãng sản xuát Nhật Bản hi vọng rằng, họ sẽ bán được khoảng 900.000 chiếc Mio J mỗi năm tại thị trường này. Hiện chưa rõ, phiên bản phun xăng điện tử Mio J có được cung cấp tại thị trường Việt Nam hay không.
Tại Việt Nam, hãng này hiện chỉ cung cấp hai model là Mio Ultimo và Mio Classico, bị đánh giá là hao xăng hơn so với nhiều mẫu scooter khác cùng phân khúc.
Xem những thông điệp đầu tiên mà những cô bé tuổi teen của JKT48 gửi đến người dùng Indonesia trong chiến dịch quảng cáo cho chiếc Yamaha Mio J
Theo Infonet.vn

Vì sao các công ty nên tiếp thị qua Internet ?

Vì sao các công ty nên tiếp thị qua Internet ?

Quảng cáo quá nhiều sẽ phản tác dụng

Quảng cáo quá nhiều sẽ phản tác dụng

Theo khảo sát về "Thái độ tiếp nhận quảng cáo kỹ thuật số" do Upstream and YouGov tiến hành với các đối tượng trên 18 tuổi tại Anh và Mỹ, 27% người tiêu dùng ở Anh và 20% người tiêu dùng Mỹ sẽ không dùng sản phẩm hoặc dịch vụ nếu phải tiếp nhận quá nhiều quảng cáo.
6491d1e8 ff9f 4e9b 9efb 123c3b9e658d Quảng cáo quá nhiều sẽ phản tác dụng
Bảng hiệu quảng cáo dày đặc trên đường phố
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hai phần ba của người tiêu dùng trực tuyến ở cả Mỹ và Anh đã cảm thấy rằng họ đang bị "nhồi nhét" quá mức các chương trình quảng cáo và khuyến mãi. Nói cách khác, người tiêu dùng có cảm thấy mình bị theo đuổi, rình rập và kết quả là họ muốn chạy thoát.
Điều này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi tiếp thị qua điện thoại di động và máy tính bảng bắt đầu phát triển. Tin buồn cho các nhà tiếp thị: Khoảng hai phần ba số người được hỏi cho biết họ sẽ không thích nhận quảng cáo trên các thiết bị di động.
Hai phần ba người tiêu dùng cũng cho biết họ sẽ bỏ các đăng ký nhận chương trình khuyến mãi nếu công ty đó cung cấp quá nhiều thông tin. Khoảng 28% những người ở Mỹ và 37% ở Anh sẽ phản ứng tiêu cực với mọi thông tin từ thương hiệu đó về sau này, và cứ 10 người thì có một người bày tỏ ý kiến phản đối của họ trên các trang mạng xã hội.
Điều này không hề khó hiểu. Bạn có bao giờ mệt mỏi với hàng trăm email, quảng cáo, thông báo mà bạn nhận được hằng ngày?
Bất kỳ công ty nào cũng muốn cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ với mức độ đủ để đảm bảo rằng họ không bị lãng quên. Tuy nhiên, giống như một người nói nhiều, những công ty quảng cáo quá ồ ạt khiến mọi người xung quanh khó chịu và mệt mỏi. Tại Mỹ, 55% người tiêu dùng không muốn nhận nhiều hơn một tin nhắn quảng cáo từ một thương hiệu trong vòng một tháng. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 18 đến 24 có thể đồng ý nhận quảng cáo mỗi tuần một lần.
Khi được hỏi yếu tố nào của quảng cáo khiến người tiêu dùng bị thuyết phục thì có 26% cho rằng tiếp thị phải phù hợp với lợi ích cá nhân, và 21% cho rằng quảng cáo nên đến đúng lúc họ cần. Đồng thời, quảng cáo không nên đánh quá nhiều vào những nội dung liên quan đến tâm tư tình cảm và các vấn đề cá nhân khác. Điều này cũng có thể khiến người tiêu dùng phản ứng xấu vì họ cảm thấy như mình bị theo dõi.
Điều quan trọng là để giao tiếp ở mức độ vừa đủ để giữ liên lạc, nhưng không quá nhiều để "nhấn chìm" khách hàng. Nói cho cùng, sản phẩm và dịch vụ tốt, đáp ứng đúng nhu cầu thì sẽ có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường mà không cần doanh nghiệp quảng cáo quá rầm rộ.
Theo Doanhnhan

Marketing trên thiết bị di động


Marketing trên thiết bị di động

Marketing trên thiết bị di động luôn được xem là mảnh đất màu mỡ nhưng khó nhằn bởi người dùng dễ dàng bỏ qua những kiểu quảng cáo truyền thống trong khi gửi tin nhắn thì bị coi là spam…Sự phổ biến của công nghệ GPS, các ứng dụng địa điểm và giao thoa thực ảo (AR – augmented reality) đang trở thành ánh sáng cuối đường hầm cho các công ty muốn câu kéo người dùng điện thoại.
Cuộc đua giành xe Mini Countryman
Tuy nhiên, một số công ty đã tìm ra một phương pháp thông minh khi kết hợp ứng dụng địa điểm vào trong các trò chơi mang tính tương tác trên smartphone. Năm 2010, nhằm quảng bá cho dòng Mini Countryman, hãng xe Mini Stockholm (Thụy Điển) khuyến khích mọi người tải ứng dụng truy tìm xe ảo trên iPhone.
1c361e1e feef 4d83 bce0 f82cd908cb72 Marketing trên thiết bị di động
Dựa vào các manh mối phần mềm đưa ra, người dùng sẽ tiến dần đến vị trí và khi còn cách xe ảo 50 mét, họ bấm nút để sở hữu nó. Sau đó họ phải chạy thật nhanh để thoát khỏi sự truy đuổi bởi nếu những người chơi khác cũng ở trong phạm vi 50 mét với người sở hữu xe, họ có thể đoạt lại nó. Người nào có thể bảo vệ được xe ảo trong 1 tuần sẽ được thưởng một chiếc Countryman thật.
Thu thập xe Citroen DS4 ảo kiếm điểm
e14dfb16 f9b5 4de3 9caf ec84daab4c61 Marketing trên thiết bị di động
Tương tự, tháng trước, công ty sản xuất ôtô Citroen (Đức) cũng tung ra trò chơi DS4Seekers. Thông qua ứng dụng di động, Google Maps và Google Street View, người tham gia sẽ thu thập những chiếc DS4 ảo để tích điểm và người có điểm cao nhất sẽ có cơ hội giành được một chiếc Citroen DS4 mới toanh.
Đua kiếm giày miễn phí và gậy vàng
c6d6c6db edef 4c60 b809 05b07e6612cd Marketing trên thiết bị di động
Công ty New Balance thực hiện cuộc săn lùng những cây gậy ảo trong chiến dịch quảng cáo giày. Người sử dụng điện thoại ở New York (Mỹ) sẽ tải ứng dụng Urban Dash rồi đi tìm những cây gậy đặt rải rác trong thành phố và phải luôn canh chừng đối thủ. Nếu chiến thắng, họ được tặng một đôi giày và thậm chí giành được một gậy dát vàng trị giá 20.000 USD. Chiến dịch này sẽ được triển khai từ 11/8 đến 10/9 và cộng đồng người dùng smartphone ở đây đang rất háo hức tham gia.
Theo các chuyên gia phân tích, ứng dụng AR và ứng dụng địa điểm sẽ sớm nở rộ trong các chương trình quảng cáo và khác với các chiến lược marketing khác, nó sẽ được người dùng yêu thích bởi khả năng tái hiện lại trò chơi “cướp cờ” (vốn rất phổ biến và được trẻ con yêu thích) lên điện thoại di động.
Theo vnexpress