“Không nên chuyển bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
sang bảo hiểm việc làm (BHVL) mà nên cải cách những điều khoản không phù
hợp của BHTN ngay trong chính bảo hiểm xã hội (BHXH)”. Ông Trịnh Văn
Huy, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Phước, đề nghị như vậy tại
hội nghị lấy ý kiến cho dự án Luật Việc làm do Ủy ban Về các vấn đề xã
hội của Quốc hội tổ chức mới đây ở TPHCM.
“Đẻ” thêm thủ tục
Theo ông Trịnh Văn Huy, việc tách BHTN ra khỏi BHXH sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi đóng BHXH một nơi, BHVL một nơi thay vì chỉ đóng thêm 1% BHTN như hiện nay. Đồng quan điểm, ông Hồ Xuân Dũng, Phó Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho rằng: “Trong khi xu hướng thế giới là tích hợp các dịch vụ, phúc lợi xã hội thành một thẻ thì nước ta lại “đẻ” thêm cho NLĐ một sổ BHVL khi đã có sổ BHXH. Ví dụ ở Pháp, các chế độ an sinh xã hội từ hỗ trợ tiền nhà, con cái đi học đến BHXH, BHTN, BHYT được hệ thống, vừa thuận tiện cho NLĐ vừa giúp quản lý hiệu quả, kiểm soát được sự gian lận trong khai báo tiền lương từ NLĐ”.
Người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM
Đặc biệt, dự thảo quy định về chế độ đối với người thất nghiệp có điểm gây bất lợi cho NLĐ. Đơn cử trong điểm c, điều 93 quy định người thất nghiệp không được hưởng chế độ thất nghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không vì lý do từ phía người sử dụng lao động hoặc lý do sức khỏe.
Ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng đây chính là “chìa khóa” giúp cho quỹ hỗ trợ thất nghiệp không bị lợi dụng khi chính sách BHTN đang xuất hiện nhiều kẽ hở.
Tuy nhiên, theo ông Trương Lâm Danh, Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM, điều này đã “trao quyền” rất lớn cho người sử dụng lao động và không phù hợp với khoản d, điều 37 Bộ Luật Lao động. Điều luật này quy định: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu quy định như dự thảo Luật Việc làm thì NLĐ sẽ mất quyền lợi.
Bất nhất với pháp luật hiện hành
Dự thảo Luật Việc làm có nhiều điểm không thống nhất với các luật hiện hành. Đơn cử, trong mục 5, chương III, Bộ Luật Lao động có quy định về dịch vụ cho thuê lại lao động từ điều 53 đến điều 58. Còn trong Luật Việc làm thì hoạt động cho thuê lại lao động được xem là một trong những nội dung của hoạt động dịch vụ việc làm.
Nghĩa là, DN có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm thì đương nhiên được cho thuê lại lao động. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ vì bản chất của dịch vụ giới thiệu việc làm và cho thuê lại lao động rất khác nhau; một bên chỉ là dịch vụ giới thiệu, còn một bên là kinh doanh sức lao động.
Ông Hồ Xuân Dũng giải thích DN cho thuê lao động phải có vốn điều lệ ít nhất là 5 tỉ đồng; trong khi DN hoạt động giới thiệu việc làm chỉ cần ký quỹ 300 triệu đồng. “Giả sử, DN cho thuê lại 1.000 lao động với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Nếu có sự cố xảy ra, DN ôm tiền bỏ trốn thì mức ký quỹ 300 triệu đồng không đủ bù 2 tỉ tiền lương của NLĐ. Hiện tượng này đã xảy ra tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, không chỉ làm NLĐ mất quyền lợi mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý” - ông Hồ Xuân Dũng khẳng định.
Ngoài ra, việc sử dụng một loại giấy phép cho hai dịch vụ như Luật Việc làm vừa khác biệt với điều 54 của Bộ Luật Lao động vừa đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho NLĐ và DN. Nếu ký quỹ thấp sẽ không bảo đảm quyền lợi NLĐ khi xảy ra sự cố, còn nếu ký quỹ cao sẽ vô tình loại hàng loạt DN nhỏ, chỉ có tập đoàn mới đủ sức tham gia.
Để vẹn cả đôi đường, nhiều đại biểu kiến nghị: Nếu DN chỉ hoạt động giới thiệu việc làm thì mức ký quỹ thấp, còn nếu cho thuê lại lao động thì nên ký quỹ lũy tiến theo số lao động được cho thuê. Ngoài ra, cần bổ sung quy định địa điểm trụ sở phải ổn định từ 5 năm trở lên mới đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhằm giúp Nhà nước thực hiện tốt việc quản lý.
“Đẻ” thêm thủ tục
Theo ông Trịnh Văn Huy, việc tách BHTN ra khỏi BHXH sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi đóng BHXH một nơi, BHVL một nơi thay vì chỉ đóng thêm 1% BHTN như hiện nay. Đồng quan điểm, ông Hồ Xuân Dũng, Phó Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho rằng: “Trong khi xu hướng thế giới là tích hợp các dịch vụ, phúc lợi xã hội thành một thẻ thì nước ta lại “đẻ” thêm cho NLĐ một sổ BHVL khi đã có sổ BHXH. Ví dụ ở Pháp, các chế độ an sinh xã hội từ hỗ trợ tiền nhà, con cái đi học đến BHXH, BHTN, BHYT được hệ thống, vừa thuận tiện cho NLĐ vừa giúp quản lý hiệu quả, kiểm soát được sự gian lận trong khai báo tiền lương từ NLĐ”.
Người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM
Đặc biệt, dự thảo quy định về chế độ đối với người thất nghiệp có điểm gây bất lợi cho NLĐ. Đơn cử trong điểm c, điều 93 quy định người thất nghiệp không được hưởng chế độ thất nghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không vì lý do từ phía người sử dụng lao động hoặc lý do sức khỏe.
Ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng đây chính là “chìa khóa” giúp cho quỹ hỗ trợ thất nghiệp không bị lợi dụng khi chính sách BHTN đang xuất hiện nhiều kẽ hở.
Tuy nhiên, theo ông Trương Lâm Danh, Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM, điều này đã “trao quyền” rất lớn cho người sử dụng lao động và không phù hợp với khoản d, điều 37 Bộ Luật Lao động. Điều luật này quy định: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu quy định như dự thảo Luật Việc làm thì NLĐ sẽ mất quyền lợi.
Bất nhất với pháp luật hiện hành
Dự thảo Luật Việc làm có nhiều điểm không thống nhất với các luật hiện hành. Đơn cử, trong mục 5, chương III, Bộ Luật Lao động có quy định về dịch vụ cho thuê lại lao động từ điều 53 đến điều 58. Còn trong Luật Việc làm thì hoạt động cho thuê lại lao động được xem là một trong những nội dung của hoạt động dịch vụ việc làm.
Nghĩa là, DN có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm thì đương nhiên được cho thuê lại lao động. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ vì bản chất của dịch vụ giới thiệu việc làm và cho thuê lại lao động rất khác nhau; một bên chỉ là dịch vụ giới thiệu, còn một bên là kinh doanh sức lao động.
Ông Hồ Xuân Dũng giải thích DN cho thuê lao động phải có vốn điều lệ ít nhất là 5 tỉ đồng; trong khi DN hoạt động giới thiệu việc làm chỉ cần ký quỹ 300 triệu đồng. “Giả sử, DN cho thuê lại 1.000 lao động với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Nếu có sự cố xảy ra, DN ôm tiền bỏ trốn thì mức ký quỹ 300 triệu đồng không đủ bù 2 tỉ tiền lương của NLĐ. Hiện tượng này đã xảy ra tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, không chỉ làm NLĐ mất quyền lợi mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý” - ông Hồ Xuân Dũng khẳng định.
Ngoài ra, việc sử dụng một loại giấy phép cho hai dịch vụ như Luật Việc làm vừa khác biệt với điều 54 của Bộ Luật Lao động vừa đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho NLĐ và DN. Nếu ký quỹ thấp sẽ không bảo đảm quyền lợi NLĐ khi xảy ra sự cố, còn nếu ký quỹ cao sẽ vô tình loại hàng loạt DN nhỏ, chỉ có tập đoàn mới đủ sức tham gia.
Để vẹn cả đôi đường, nhiều đại biểu kiến nghị: Nếu DN chỉ hoạt động giới thiệu việc làm thì mức ký quỹ thấp, còn nếu cho thuê lại lao động thì nên ký quỹ lũy tiến theo số lao động được cho thuê. Ngoài ra, cần bổ sung quy định địa điểm trụ sở phải ổn định từ 5 năm trở lên mới đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhằm giúp Nhà nước thực hiện tốt việc quản lý.
Người Lao Động
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét