Theo các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực, nếu
chỉ nghĩ đến các nhóm theo vai trò, chức năng của từng nhóm thì doanh
nghiệp sẽ có nguy cơ tạo ra một tổ chức đồng nhất về các đặc điểm văn
hóa, từ đó mất đi những nhân tố cần thiết để tạo ra những điểm mạnh nhất
định, làm nền tảng cho sự phát triển và thành công lâu dài. Các chuyên
gia này cho rằng, một doanh nghiệp mạnh phải là doanh nghiệp có một đội
ngũ nhân sự hội đủ những tính cách sau.
1. Người có tầm nhìn.
Đa số các nhân viên trong một công ty có khuynh hướng ngại khó khăn và thách thức. Do đó, doanh nghiệp cần có những người lạc quan, luôn nhìn về phía trước, dám ước mơ và nghĩ “lớn”. Nếu không có những con người có tầm nhìn xa trông rộng như thế, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ trượt dài trong cái vòng luẩn quẩn của sự trì trệ và quan liêu. Doanh nghiệp khó có thể tăng trưởng và phát triển được nếu mọi người chỉ ra sức bảo vệ những cái cũ.
2. Người thực thi.
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập thường gặp khó khăn trong thời gian đầu khởi nghiệp khi mọi hoạt động không được diễn ra suôn sẻ như đã hoạch định. Lý do là doanh nghiệp có quá nhiều người chỉ tập trung vào các ý tưởng và tầm nhìn chiến lược mà lại thiếu những người thực thi các công việc chi tiết hằng ngày. Nếu thiếu đi sự chính xác và kịp thời trong hoạt động tác nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau. Rất khó có thể tìm được một nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa có tầm nhìn bao quát lại vừa có khả năng thực thi các kế hoạch chi tiết, do đó doanh nghiệp nên sử dụng cả hai nhóm tính cách này trong đội ngũ nhân sự của mình.
3. Người ủng hộ khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng chắc chắn là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những con người am hiểu khách hàng và nói được tiếng nói của họ. Sự hiểu biết sâu sắc các nhu cầu, mong muốn của khách hàng và sự đồng cảm dành cho khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh và thành công trong kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp khi mới khởi đầu thì rất quan tâm đến khách hàng và dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu của họ, chăm sóc họ rất chu đáo. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển lớn mạnh thì họ có xu hướng “bỏ rơi” khách hàng và chỉ tập trung vào những vấn đề nội bộ. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân lực tập trung thường xuyên vào việc chăm sóc và thỏa mãn khách hàng.
4. Những “chiến binh đường phố”.
Đối với các công ty phát triển nhanh, đôi khi các chiến lược mang tính hàn lâm lại không có tác dụng. Để đương đầu với một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và chịu áp lực thường xuyên trước những thay đổi lớn và nhanh của môi trường xung quanh, doanh nghiệp cần có những nhân viên có tính can đảm, dám đương đầu với mạo hiểm, thách thức và có lòng kiên trì.
5. Những người quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp.
Mỗi ngày một người tiêu dùng bình thường có thể nhìn thấy hơn ba ngàn thông điệp tiếp thị. Do đó, doanh nghiệp cần có những nhân sự đại diện cho hình ảnh và quảng bá nhãn hiệu bằng cách gây sự chú ý từ công chúng bằng những câu chuyện hay thông điệp có sức lôi cuốn cao.
1. Người có tầm nhìn.
Đa số các nhân viên trong một công ty có khuynh hướng ngại khó khăn và thách thức. Do đó, doanh nghiệp cần có những người lạc quan, luôn nhìn về phía trước, dám ước mơ và nghĩ “lớn”. Nếu không có những con người có tầm nhìn xa trông rộng như thế, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ trượt dài trong cái vòng luẩn quẩn của sự trì trệ và quan liêu. Doanh nghiệp khó có thể tăng trưởng và phát triển được nếu mọi người chỉ ra sức bảo vệ những cái cũ.
2. Người thực thi.
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập thường gặp khó khăn trong thời gian đầu khởi nghiệp khi mọi hoạt động không được diễn ra suôn sẻ như đã hoạch định. Lý do là doanh nghiệp có quá nhiều người chỉ tập trung vào các ý tưởng và tầm nhìn chiến lược mà lại thiếu những người thực thi các công việc chi tiết hằng ngày. Nếu thiếu đi sự chính xác và kịp thời trong hoạt động tác nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau. Rất khó có thể tìm được một nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa có tầm nhìn bao quát lại vừa có khả năng thực thi các kế hoạch chi tiết, do đó doanh nghiệp nên sử dụng cả hai nhóm tính cách này trong đội ngũ nhân sự của mình.
3. Người ủng hộ khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng chắc chắn là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những con người am hiểu khách hàng và nói được tiếng nói của họ. Sự hiểu biết sâu sắc các nhu cầu, mong muốn của khách hàng và sự đồng cảm dành cho khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh và thành công trong kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp khi mới khởi đầu thì rất quan tâm đến khách hàng và dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu của họ, chăm sóc họ rất chu đáo. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển lớn mạnh thì họ có xu hướng “bỏ rơi” khách hàng và chỉ tập trung vào những vấn đề nội bộ. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân lực tập trung thường xuyên vào việc chăm sóc và thỏa mãn khách hàng.
4. Những “chiến binh đường phố”.
Đối với các công ty phát triển nhanh, đôi khi các chiến lược mang tính hàn lâm lại không có tác dụng. Để đương đầu với một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và chịu áp lực thường xuyên trước những thay đổi lớn và nhanh của môi trường xung quanh, doanh nghiệp cần có những nhân viên có tính can đảm, dám đương đầu với mạo hiểm, thách thức và có lòng kiên trì.
5. Những người quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp.
Mỗi ngày một người tiêu dùng bình thường có thể nhìn thấy hơn ba ngàn thông điệp tiếp thị. Do đó, doanh nghiệp cần có những nhân sự đại diện cho hình ảnh và quảng bá nhãn hiệu bằng cách gây sự chú ý từ công chúng bằng những câu chuyện hay thông điệp có sức lôi cuốn cao.
Doanh nhân Sài Gòn Online
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét