BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Lòng trung thành của nhân viên – làm sao để giành được?


Chúng ta biết rằng tham khảo ý kiến khách hàng thôi là chưa đủ, vậy mấu chốt ở đây là gì? Công ty cần phải phân biệt rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ thuộc từng lĩnh vực làm việc khác nhau bằng cách xác định mối quan hệ giữa các vấn đề cụ thể và lòng tin của khách hàng.

Vấn đề quan trọng ở đây là nhân viên giao thiệp với khách hàng có thành công hay không và có giải quyết được các vấn đề của khách hàng hiệu quả hay không. Vì vậy công ty cần phải hăng hái theo đuổi để giành được các mối quan hệ có lợi cũng như lòng tin của khách hàng nội bộ. Nhân viên chính là người đại diện giới thiệu sản phẩm cùng dịch vụ vận chuyển đến cho khách hàng, những người có năng lực được uỷ quyền giao thiệp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nhà quản lý cần phải biết kết hợp, phân chia nhân viên vào các vùng chức năng với nhiều vai trò để giao sản phẩm tới tay khách hàng bởi các khách hàng thường hay lo lắng không yên tâm về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.

Khuyến khích nhân viên
Những công ty trong cùng lĩnh vực thường mắc phải một số vấn đề nghiêm trọng. Làm sao để nhân viên luôn vui vẻ, sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của khách hàng? Liệu mỗi nhân viên có sẵn sàng và hết mình phục vụ, giải quyết các vấn đề của khách hàng? Thực tế là trong kinh doanh cả khách hàng và nhân viên đều quan tâm đến việc họ sẽ được gì. Nếu bạn cho rằng điều quan trọng nhất cũng như động lực để nhân viên làm việc hiệu quả là tiền thì bạn đã nhầm to rồi. Vậy nên làm sao để kết hợp các mục tiêu của công ty với việc tăng hứng thú làm việc của nhân viên? Nhân viên cần gì và làm sao để họ luôn trung thành với công ty? Theo như một bài viết trên Tạp chí Thương mại của Robert E Ewin, phó giáo sư Triết học trường Đại học Western Australia đã định nghĩa về lòng trung thành đối với công ty: lòng trung thành là động lực quan trọng dẫn đến trách nhiệm nó giúp phát huy những đức tính tốt như là: lòng dũng cảm, lòng biết ơn, phẩm chất công bằng và giúp ta rèn luyện lương tri.
Về cơ bản lòng trung thành thuộc về phạm trù cảm xúc. Người trung thành là người luôn kề vai sát cánh ngay cả những lúc khó khăn tuyệt đối không phải những kẻ phớt lờ hay bỏ chạy khi lâm nạn.
Lòng trung thành là nguồn gốc của đạo lý và phi đạo lý. Nó giúp gây dựng niềm tin giữa người với người và là một yếu tố cần thiết tạo nên các giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên quá trung thành hay trung thành với những kẻ không có đạo đức sẽ dẫn đến nhiều rắc rối.

Nền tảng của lòng trung thành
Công ty và nhà quản lý luôn muốn có được lòng trung thành của cả nhân viên và khách hàng. Phần trên chúng ta đã đề cập đến khía cạnh lòng trung thành của khách hàng vậy còn lòng trung thành của nhân viên thì thế nào? Công ty thường hy vọng nhân viên trung thành của mình luôn làm việc với tất cả niềm đam mê, ít nhất cũng là thỉnh thoảng trong một số công việc của công ty và nhà quản lý. Điều đáng mừng là lòng trung thành đối với công ty dựa trên sự tự hào về sản phẩm và chất lượng công việc.
Lòng trung thành khẳng định trình độ của công ty bởi công ty chỉ đạt được thành công khi có được lòng trung thành của nhân viên. Sự kết hợp giữa lòng trung thành và niềm tự hào sẽ giúp nhân viên có động lực mạnh mẽ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Họ thậm chí còn có động lực hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, xúc tiến đạt được mục tiêu của công ty. Các phương thức quản lý phù hợp với quy tắc, đạo đức có thể giành được lòng trung thành, sự quan tâm nhiều hơn của các cổ đông, khách hàng. Lòng trung thành của mỗi cá nhân không chỉ đơn giản là vấn đề của cá nhân mà đó là mỗi mắt xích trong chuỗi làm việc tận tâm cống hiến nhằm đạt được mục tiêu công ty đề ra bao gồm việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Nâng cao ý thức trách nhiệm
Vậy phải làm thế nào để khuyến khích những nhân viên có năng lực trung thành hơn với công ty? Công ty có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo sao cho mỗi nhân viên hiểu rõ về vai trò của mình đối với những hoạt động cũng như mục tiêu của công ty. Mỗi một nhân viên cần nắm rõ mục tiêu tổng thể của công ty để hiểu tầm quan trọng của mình trong công việc và phương pháp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhất. Nếu như nhân viên xác định trở thành một phần của công ty vậy thì hãy tham gia vào guồng máy làm việc, có ý thức trách nhiệm chứ đừng chần chừ, do dự hay là rút lui bởi không ai muốn mình chỉ là một phương tiện giúp công ty đạt mục tiêu. Công ty nên khuyến khích nhân viên của mình có vậy họ mới nhiệt tình đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều mà mọi nhân viên mong chờ trong công việc là: yếu tố thử thách, thành tích, sự thừa nhận, đảm bảo tài chính và niềm vui trong công việc.
Dưới đây là 3 cách giúp công ty có được sự tin tưởng, lòng trung thành từ phía nhân viên
+ Thứ nhất: Nếu ban giám đốc thường xuyên trao đổi góp ý thẳng thắn với nhân viên< theo cả hai chiều nói và lắng nghe> về kế hoạch cũng như mục tiêu của công ty chắc chắn nhân viên sẽ trung thành hơn. Bởi mọi người luôn muốn có cảm giác được chia sẻ, đóng góp, sống có giá trị và được đánh giá đúng những gì họ cống hiến. Họ tin rằng công ty có định hướng và hiểu rõ vai trò của họ đối với công ty. Chân thành thẳng thắn góp ý kiến để đưa ra quyết định, lập kế hoạch hành động tạo nên sự tín nhiệm và tin cậy giữa các nhân viên. Nên uỷ quyền cho các nhân viên quan trọng, họ sẽ học cách đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết những vấn đề của khách hàng từ đó giành đuợc sự tín nhiệm và lòng tin.
+ Thứ hai: Khuyến khích nhân viên đề xuất ý tưởng, làm việc hiệu quả bằng cách khen, thưởng, tạo cho nhân viên môi trường làm việc chất lượng. Ngoài ra, những bản khảo sát về phong cách sống cũng cho biết điều gì là quan trọng đối với nhân viên.
+ Thứ ba: Ngoài việc thử sức với những công việc mang tính thử thách, đòi hỏi chuyên môn cao nhân viên cần được đối xử công bằng và có niềm tin với nghề nghiệp của mình. Thật tuyệt vời khi được làm việc với những khách hàng vui vẻ, họ hài lòng với dịch vụ hoàn hảo của công ty và thông cảm với nhân viên. Chính sự hài lòng của khách hàng đã giúp nhân viên phát huy hết năng lực và làm việc hiệu quả hơn. Mọi người đều muốn làm việc trong một môi trường luôn chuyển động, nơi có nhiều nguồn lực và cơ hội cho họ phát triển hơn nữa.

Để giành được lòng trung thành
Lòng trung thành gắn liền với sự lành mạnh và đặc trưng của văn hoá công ty. Quản lý công ty và đối xử với nhân viên tốt, chú trọng phát triển trong tương lai, nắm bắt cơ hôị phát triển và giành được lòng trung thành của nhân viên.
Để có được một khách hàng trung thành cần nắm rõ mục tiêu chiến lược cơ bản của công ty. Khách hàng trung thành của công ty luôn biểu đạt rõ yêu cầu, nguyện vọng, những vấn đề cũng như phản hồi về sản phẩm và dịch vụ. Nhân viên cũng như vậy, chính khách hàng là người kiểm định nhân viên tận tâm và trung thành. Những nhân viên trung thành, luôn sẵn sàng phục vụ thực sự đã tác động đến khách hàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài và sự tín nhiệm. Công ty cần hiểu rõ mối quan hệ khăng khít giữa việc duy trì khách hàng và các vấn đề khác của công ty. Một công ty không chú ý chăm sóc những khách hàng nội bộ thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể phát triển bởi chính nhân viên là công ty trong mắt của khách hàng.
(Theo Tamnhin)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét