KỸ THUẬT ĐỊNH GIÁ TƯƠNG ĐỐI
Tất
cả các nhà đầu tư đều quan tâm đến câu hỏi về giá cổ phiếu. Suất sinh
lời mà một nhà đầu tư có thể kỳ vọng khi mua một cổ phiếu tùy thuộc vào
việc liệu cổ phiếu đó đang được định giá đúng, quá cao hay quá thấp tại
mức giá mà anh ta mua. Phương pháp định giá tương đối sử dụng bội số giá
(price multiples) là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi và
dễ hiểu giúp trả lời câu hỏi của nhà đầu tư. Phương pháp tiếp cận ở đây
là dựa vào ý tưởng cho rằng nếu hai cổ phiếu rất tương đồng nhau (chúng
có cùng mức rủi ro, hai công ty có cùng lợi nhuận biên, cùng triển vọng
phát triển...), cổ phiếu có bội số thấp hơn được coi là đang bị định giá
thấp hơn so với cổ phiếu kia.
Cách
tiếp cận phù hợp, cả về lý thuyết và thực tiễn, đối với các kỹ thuật
định giá tương đối bao gồm hai vần đề trọng tâm sau đây:
(1) Những lý do hay suy luận nào để chọn bội số giá (price multiple) phù hợp? Những nhược điểm của từng price multiple?
(2) Từng price multiple được định nghĩa và tính như thế nào?
Giá/Thu nhập (Price/Earning Ratio – P/E)
Nhiều
nhà đầu tư muốn ước tính giá trị của cổ phiếu thông qua mô hình bội số
thu nhập (P/E). Như chúng ta đã biết, thu nhập mà nhà đầu tư cổ phiếu có
quyền nhận chính là thu nhập ròng của công ty. Vì vậy, một cách để các
nhà đầu tư ước tính giá trị cổ phiếu là quyết định xem họ sẳn sàng trả
bao nhiêu $ cho một $ lợi nhuận dự kiến.
Lý do sử dụng P/E:
-
Khả năng tạo ra thu nhập chính là động cơ chính của bất kỳ một khoản
đầu tư nào. EPS, chính vì thế, thu hút sự quan tâm lớn nhất đối với cộng
đồng phân tích cổ phiếu.
- P/E được thừa nhận và sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư
Nhược điểm của P/E:
- EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế nào khi có mẫu số âm.
-
Thu nhập có thể rất biến động, khiến cho việc so sánh P/E qua các năm
khác nhau hay giữa các công ty với nhau rất khó khăn và không có nhiều ý
nghĩa.
- EPS có thể bị bóp méo bởi các công tác kế toán, khiến cho khả năng so sánh giữa các P/E bị tác động.
Công thức tính:
P/E = Giá thị trường hiện hành/EPS dự kiến trong 12 tháng tới
Như
chúng ta đã biết, giá một cổ phiếu có thể được tính sử dụng Mô hình
dòng cổ tức vô hạn (Infinite Period DDM) qua công thức sau:
Pi = D1/(k-g)
Nếu chia hai vế của công thức trên cho E1 (thu nhập dự kiến trong 12 tháng tới), kết quả sẽ là:
Pi/E1 = (D1/E1)/(k-g)
Mô hình này cho thấy chỉ số P/E được xác định bởi:
(1) Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến
(2) Suất sinh lời kỳ vọng đối với cổ phiếu
(3) Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến.
Xét
ví dụ như sau: nếu chúng ta giả định một cổ phiếu có tỷ lệ chia cổ tức
dự kiến là 50%, suất sinh lời kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu này là 12%
và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến là 8%, áp dụng công thức trên ta có
thể tính P/E như sau:
D/E = 0.50; k = 0.12; g = 0.08
P/E=12.25
Chú ý rằng, một sự thay đổi nhỏ đối với k hay g hay cả hai sẽ có tác động rất lớn đối với giá trị P/E tính theo công thức trên.
Sau
khi ước tính P/E. Chúng ta ước tính E1 – dựa vào E0 và tỷ lệ tăng
trưởng thu nhập và từ đó có thể ước tính được giá của cổ phiếu.
Xem xét ví dụ sau:
D/E = 0.50
k = 0.12
g = 0.09
E0 = $2.00
Theo công thức, ta có
P/E=16.7
E1=$2.18
V=$36.41
Giá/Dòng tiền (Price/Cash flow ratio – P/CF)
Chỉ
số P/CF càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích cổ
phiếu xuất phát từ nguyên nhân là EPS có thể bị bóp méo do sự linh hoạt
trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán và các gian lận có thể có do
ban lãnh đạo tạo ra vì mục đích cá nhân.
Lý do sử dụng P/CF:
- Dòng tiền ít có khẳ năng bị bóp méo bởi các quyết định của ban lãnh đạo.
- Vì thông thường, dòng tiền ổn định qua các năm hơn EPS, do đó P/CF thường ổn định hơn P/E.
- Dùng chỉ số P/CF (thay vì dùng P/E) có thể giải quyết được vấn đề khác biệt trong chất lượng EPS giữa các công ty.
Nhược điểm của P/CF:
-
Chúng ta cộng EPS với các chi phí không bằng tiền (noncash charges) để
xác định CFO trong quá trình tính P/CF. Chúng ta đã bỏ qua các yếu tố
khác ảnh hưởng tới CFO, chẳng hạn như thay đổi vốn lưu động và các khoản
điều chỉnh thu nhập khác.
Công thức tính:
P/CFj=Pt/CFt+1
Trong đó:
P/CFj = chỉ số Giá/Dòng tiền của Công ty j
Pt = giá cổ phiếu năm t
CFt+1 = dòng tiền/cổ phiếu dự kiến của Công ty j
Giá/Giá trị sổ sách (Price/Book value ratio – P/BV)
Chỉ
số P/BV được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích đối với ngành ngân
hàng. Giá trị sổ sách của một ngân hàng thường được coi là một dấu hiệu
tốt về giá trị nội tại của ngân hàng vì hầu hết các tài sản của nó, như
trái phiếu và các khoản cho vay thương mại, có giá trị tương đương với
giá trị sổ sách. Không chỉ thế, P/BV cũng được ưu chuộng sử dụng bên
ngoài ngành ngân hàng nhờ vào những ưu điểm của chỉ số này, như được
trình bày dưới đây.
Lý do sử dụng P/BV:
-
Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường
lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/BV khi EPS
âm.
Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động.
-
Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, BV/cổ phiếu rất phù
hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh
khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu
tư.
- BV thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động.
Nhược điểm của P/BV:
-
Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài
sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu
hình nào.
-
Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá
trị BV, do vậy P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh
nghiệp trong cùng ngành.
-
Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s
capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất
lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến
cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/BV có thể gây nhầm
lẫn.
Công thức tính:
P/BVj=Pt/BVt+1
Trong đó:
P/BVj = chỉ số Giá/Giá trị sổ sách của Công ty j
Pt = giá cổ phiếu năm t
BVt+1 = giá trị sổ sách ước tính vào cuối năm/cổ phiếu của Công ty j
Cách xác định BV:
• (Vốn chủ sở hữu) – (Giá trị phần vồn cổ phần ưu đãi) = Vốn cổ đông phổ thông.
• Vốn cổ đông phổ thông / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành = Giá trị sổ sách/cổ phiếu.
Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S)
Chỉ
số Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S) được các chuyên viên phân
tích sử dụng vì hai lý do. Thứ nhất, họ tin rằng tăng trưởng doanh thu
mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. Thứ hai, so
với tất cả các số liệu trên các báo cáo tài chính, thông tin về doanh số
ít bị tác động của các mánh khóe gian lận. P/S rất khác biết giữa các
công ty hoạt động trong các ngành với nhau, do vậy, P/S chỉ nên được sử
dụng giữa các công ty trong cùng một ngành.
Lý do sử dụng P/S:
- Doanh số thường ít bị bóp méo hơn EPS hay BV.
- Doanh số là một số dương ngay cả khi EPS âm.
- Doanh số thường ổn định hơn EPS, do vậy P/S sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động
Nhược điểm của P/S:
-
Một công ty có thể tạo ra doanh thu và có tốc độ tăng trưởng doanh thu
cao nhưng không có được lợi nhuận, hay có thể có dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh âm. Để tồn tại lâu, công ty rốt cuộc phải tạo ra được lợi
nhuận và tiền.
- Các tập quán ghi nhân doanh thu có thể gây khác biệt lớn đối với chỉ số doanh thu/cổ phiếu.
Công thức tính:
P/Si=Pt/St+1
Trong đó:
P/Sj = chỉ số Giá/Doanh thu của Công ty j
Pt = giá cổ phiếu năm t
St+1 = doanh thu ước tính/cổ phiếu của Công ty j
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét