BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Khi nào đối thoại sẽ hiệu quả?


 

Khi nào đối thoại sẽ hiệu quả?


Nhân viên trong công ty bạn có hay dành thời gian để tán gẫu không? Nội dung của những buổi tán gẫu đó là gì? Liệu nó có đem lại lợi ích gì cho công ty của bạn không? Bạn có kiểm soát được vấn đề này không? Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Các cuộc nói chuyện vô bổ chiếm tới 60% thời gian thảo luận tại công ty
Ảnh: www.nonformality.org
Tôi đã đăng bài báo với tựa đề “Khi nào bạn nên giữ ý tưởng cho riêng mình?” vào ngày 21/01/2008 và nó đã dẫn đến một cuộc thảo luận hết sức ngạc nhiên giữa các độc giả trên toàn thế giới.
Nếu bạn chưa xem qua những lời nhận xét đó, hãy bớt chút thời gian để đọc chúng. Có rất nhiều phản hồi thú vị cũng như có rất nhiều ý tưởng hay.
Nếu bạn đã đăng ý kiến đóng góp hoặc đưa ra câu hỏi cho tôi, bạn có thể tìm câu trả lời của tôi.
Những phản hồi thú vị từ bài báo đó đã khích lệ tôi chia sẻ câu hỏi có liên quan mà tôi đã gửi cho hàng nghìn nhà lãnh đạo trên khắp thế giới: Có bao nhiêu phần trăm trong tổng số thời gian giao tiếp nội bộ trong tổ chức của bạn nằm trong hai dạng đối thoại sau?
  • Mọi người bàn tán xem họ thông minh, đặc biệt hoặc tuyệt vời thế nào (hoặc lắng nghe người khác nói về điều này).
  • Mọi người bàn tán xem những người khác ngu ngốc, xấu xa hoặc vớ vẩn như thế nào (hoặc lắng nghe người khác nói về điều này).
Có rất nhiều người trả lời. Con số trung bình các nhà lãnh đạo trả lời về câu hỏi này là những cuộc đối thoại chiếm 60% tổng số thời gian trong giao tiếp của công ty. Tôi cũng đã tiến hành cuộc khảo sát này tại Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu. Thật đáng ngạc nhiên, kết quả đều giống nhau.
Thật là một sự lãng phí thời gian!
  • Chúng ta học được bao nhiêu khi nói về sự thông minh của mình? - Chẳng gì cả.
  • Chúng ta học được bao nhiêu khi nói về sự ngu ngốc của người khác? - Chẳng gì cả.
  • Chúng ta đã phí phạm bao nhiêu thời gian vào hai hoạt động này? - Rất nhiều.
Hầu hết những người tôi gặp tôi đều cảm thấy họ quá tận tụy và quá bận. Tôi có một chiến lược có thể giúp họ thoát khỏi tình trạng này: Hãy giảm thời gian thảo luận những câu hỏi “phải chăng tôi không thông minh” và “phải chăng họ không ngu ngốc” trong tổ chức của mình.
Khéo léo  nhắc nhở các đồng nghiệp giảm bớt thờigiancho những cuộc thảo luận vô bổ càng nhiều càng tốt
Ảnh: www.birchmore.org
Dĩ nhiên, một mình bạn không thể ngăn chặn những cuộc thảo luận như thế này, nhưng bạn có thể là một tấm gương tốt cho đồng nghiệp bằng cách không tham gia vào các cuộc thảo luận đó và khéo léo nhắc nhở đồng nghiệp giảm bớt thời gian cho các cuộc thảo luận vô bổ đó càng nhiều càng tốt. Việc chỉ ra con số các cuộc thảo luận vô bổ chiếm tới 60% thời gian chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Tôi muốn lắng nghe ý kiến từ phía bạn. Đây có phải là một vấn đề trong công ty của bạn không? Đã có ai đưa vấn đề này ra để thảo luận chưa? Hãy gửi bất kỳ ý tưởng nào bạn có để giảm hình thức thảo luận này và để tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn nhằm nâng cao năng suất lao động.
(Theo Marshall Goldsmith // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét