Bốn nguyên tắc thương lượng hiệu quả
Tôi
đã tham gia vào nhiều cuộc thương lượng. Tất cả đều giống và khác nhau ở
một vài điểm. Nhưng thông qua những cuộc thương lượng này, tôi rút ra
được 4 “nguyên tắc vàng” hữu ích nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các nguyên tắc này song song với những giai đoạn khác nhau của một cuộc thương lượng:
1. Công việc chuẩn bị cơ bản:Trước
khi bắt đầu một cuộc thương lượng, phải tìm hiểu rõ lợi ích và vị thế
của các bên với lợi ích và vị thế của mình. Hãy viết những điều đó ra và
nghiên cứu trước mọi thứ từ theo góc nhìn của các bên.
2. Trong suốt quá trình:Đừng
làm gì bất lợi cho bản thân: Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chưa thực
sự hiểu được vị thế của bên kia. Trong quá trình thương lượng, sẽ dần
dần nắm bắt được những gì đối phương thực sự muốn. Hãy kiên định với
những vị thế ban đầu của bạn và giải thích một cách hợp lý nhưng cũng
đừng nhượng bộ quá sớm đối với một vấn đề thương lượng nào đó. Kiên nhẫn
để có được sự hiểu biết tốt hơn về những luận điểm quan trọng hơn đối
với bên kia.
Ảnh: dynamicinterchangeindia.in |
3. Bế tắc:Sẽ
có lúc tưởng như cả hai bên lâm vào cảnh bế tắc không thể lay chuyển
được trong cuộc thương lượng. Hai bên cứ bám chặt vào những lập luận của
mình và có thể quên mất mục tiêu chung của cuộc thương lượng. Khi đó
cảm xúc lấn át lý trí. Nếu bạn nhận thấy bạn đã ở vào tình trạng đó, hãy
xem liệu bạn có thể nhượng bộ bên kia trong luận điểm đó để đổi lấy ưu
thế trong một luận điểm khác không liên quan nhưng quan trọng hơn đối
với bạn.
Ví dụ này có
thể làm rõ hơn luận điểm trên: khi một người bạn của tôi mua xe, anh ấy
đã thương lượng giá ở mức người bán không thể chấp nhận được nữa. Bạn
tôi chuyển bị dời đi khi anh hỏi rằng liệu anh có thể chấp nhận mức giá
mà người bán hàng đưa ra nhưng với điều kiện người bán hàng phải chấp
nhận một khoản chiết khẩu nhất định khi thay phanh cho chiếc xe thứ hai
của anh. Người bán hàng chấp nhận đã chấp nhận điều đó- rất có thể là do
khoản chiết khẩu khi thay phanh cho xe thì dễ dàng để nhượng bộ hơn (ít
lợi nhuận hơn từ một việc nhưng việc này họ lúc nào cũng có thể làm
được.)
Tuy nhiên vẫn
việc đó lại có giá trị tương đối cao hơn với bạn tôi vì anh ấy sẽ có thể
phải trả phí cao hơn cho việc thay phanh xe ở bất cứ nơi nào khác. Khi
bế tắc- thường có “một đồng tiền thương lượng” để đi đến đích bạn đang
tập trung thương lượng. Sử dụng “đồng tiền khác khác” và bạn có thể có
được kết quả thương lượng như ý muốn.
4. Kết thúc hay không:Đối
tác của tôi John Hamel luôn nhắc tôi rằng quy tắc vàng nhất định của
một cuộc thương lượng là luôn để người khác rời đi. Nếu bạn đã thương
lượng rất rắn, không thể đạt được đồng thuận trong một vấn đề quan trọng
hoặc cảm thấy vụ thương lượng này quá “đắt” so với bạn, hãy đưa ra lời
đề nghị bạn muốn và để bên kia đi nếu họ không chấp nhận lời đề nghị đó.
Điều này không có nghĩa là quá bảo thủ, kiên cưỡng bám chặt vào điều
mình muốn mà đó là sự trung thực, thẳng thắn với những gì bạn có thể sẵn
sàng làm và giải thích rằng bạn hiểu nếu họ không chấp nhận được thì đó
cũng là điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ.
Một
ví dụ điển hình cho việc kết thúc cuộc thương lượng là việc gần đây
Hamel đã mua nhà mới như thế nào. Anh tìm thấy một căn trong khu nhà
liên hợp mà anh thích và sẵn sằng kết thúc việc thương lượng ở một mức
giá x/m2. Nghĩa là anh nghĩ anh có thể chấp nhận cân nhắc giá với một
căn nhà lớn hơn và mới được tu sửa gần đây bằng cách nói với người chủ
ngôi nhà (mà anh biết rõ là rất muốn bán) rằng anh sẽ chấp nhận mua một
căn khác với mức giá đó trong vòng 24h nhưng sẽ mua căn nhà của họ với
mức giá thậm chí đắt hơn nếu họ bán ngay. Điều lưu ý là, anh đã kết thúc
cuộc thương lượng với mức giá lớn hơn và mức giá đó là một trong những
giá tốt nhất đối với căn nhà trong khu phức hợp đó.
(Theo Nguyễn Tuyến//Anthony K. Tjan//Tuần Việt Nam)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét