Hành trang doanh nhân: Nghệ thuật đàm phán, thuyết phục
Thuyết phục tuỳ theo phong cách
(Theo Gary A. Williams và Robert B. Miller // Tuanvietnam)
Không có phong cách ra quyết định này hay hơn những phong cách khác. Nhưng để đạt được kết quả như ý muốn, thì bạn phải hiểu được người nghe quan tâm điều gì
(Theo Gary A. Williams và Robert B. Miller // Tuanvietnam)
Không có phong cách ra quyết định này hay hơn những phong cách khác. Nhưng để đạt được kết quả như ý muốn, thì bạn phải hiểu được người nghe quan tâm điều gì
Từ ý tưởng ....
Đề
xuất của bạn rất xuất sắc, suy luận của bạn là không thể bị bác bỏ và
luận cứ của bạn là rất thuyết phục. Nhưng, tại sao Giám đốc điều hành
của bạn không chấp thuận đề xuất đó của bạn?
Có
thể là bạn đã chỉ dùng một phương pháp thuyết phục cứng nhắc, trong khi
các nhà quản lý thì lại sử dụng nhiều phong cách ra quyết định khác
nhau để xem xét có nên chấp nhận một ý tưởng hay không. Mỗi người muốn
nhận được một loại thông tin nhất định nào đó, ở một bước cụ thể nào đó
trong toàn bộ tiến trình ra quyết định
Hiểu được người nghe quan tâm điều gì
Ảnh: www.osha.gov |
Không
có phong cách ra quyết định này hay hơn những phong cách khác. Nhưng để
đạt được kết quả như ý muốn, thì bạn phải hiểu được người nghe quan tâm
điều gì - sau đó hướng các lý luận thuyết phục của bạn cho phù hợp với
quan tâm đó nhất
...Tới thực tế
Năm phong cách ra quyết định
Xét
một tình huống giả định như sau: Giám đốc kinh doanh và tiếp thị Mary
Flood nhận thấy rằng công ty của cô phải hướng về khách hàng nhiều hơn
nữa. Do đó cô đã đề xuất nên chuyển hướng mảng hoạt động của cô sang các
nhóm quản lý khách hàng khu vực - nhưng cô cần có sự ủng hộ từ phía
Giám đốc điều hành. Dưới đây là những cách cô đã thuyết trình ý tưởng
của mình, phụ thuộc vào phong cách ra quyết định của giám đốc điều hành của cô.
1. Phong cách theo kiểu quyền uy. (Những ví dụ của các Giám đốc điều hành mang phong cách này: Le Iacoca, Herb Kellecher)
Đây
là nhóm người dễ dàng bị thuyết phục nhưng cơ sở để họ ra quyết định
lại dựa trên thông tin đã được suy xét kỹ. Họ thường chú trọng vào những
điểm cốt lõi của chiến lược.
Vì thế,
Mary đề ra chiến lược thuyết phục nhấn mạnh vào các kết quả. Bằng cách
sử dụng những cụm từ thông dụng có sức tác động mạnh: “được chứng minh”, "hành động", "dễ dàng", "rõ ràng"...
Cô nêu vấn đề để mọi người trực tiếp tranh luận nhằm mục đích nhấn mạnh
vào các lợi ích của đề xuất để nhận được những hỗ trợ thiết thực.
Cụ thể:
Vạch rõ cơ cấu tổ chức hiện tại và các vấn đề hiện đang gặp phải,
Nêu lên đề xuất tái cấu trúc tổ chức và những lợi ích có được- đặc biệt là khả năng cạnh tranh được nâng cao
Giải
thích về những trở ngại có thể xày ra (nhân viên phản đối thay đổi nơi
làm việc) và rủi ro do việc không có phản ứng gì (đánh mất các khách
hàng lớn nhất)
Cung cấp các bản tường trình chi tiết cho giám đốc điều hành điều hành để ông có thể xem lại sau buổi thuyết trình.
2. Phong cách theo kiểu tư duy tốt. (Những Giám đốc điều hành mang phong cách này: Michael Dell, Bill Gates)
Bill Gates - Tuýp người tư duy
- Ảnh: www.philoking.com |
Đây
là tuýp người khó thuyết phục nhất, họ thường tuân theo lý trí, thích
suy luận, không ưa mạo hiểm và luôn muốn được giải thích chi tiêt cặn kẽ
về mọi kế hoạch chiến lược.
Bằng cách sử dụng các từ thông dụng: "số lượng", "con số", "chuyên gia", "bằng chứng"...
Mary đã trình bày các cuộc nghiên cứu thị trường, điều tra khảo sát
khách hàng, các trường hợp cụ thề, phân tích chi phí/lợi ích.
Cụ thể:
Trình bày chi tiết ba phương án khác nhau trong buổi họp đầu tiên và giải thích các phương thức lấy số liệu thông tin
Nêu lên các trường hợp cụ thể đã thực hiện tái cấu trúc tương tự như thế.
Trong
buổi họp thứ hai, lấp đầy những thiếu sót trong luận cứ và đề xuất kế
hoạch tối ưu. Tuy nhiên, sẽ phải chờ đợi khá lâu để biết được quyết định
của giám đốc điều hành.
3. Phong cách theo kiểu nghi ngờ mọi thứ. (Những Giám đốc điều hành mạng phong cách này: Larry Ellison, Ton Siebel)
Đây là nhóm người luôn hoài nghi mỗi điểm dữ liệu được đưa ra và họ quyết định vấn đề dựa vào cảm giác của bản thân.
Khi thuyết trình trong cuộc họp, hãy sử dụng các từ thông dụng như: “hiểu rõ", "quyền lực", "niềm tin", "hoài nghi”...
Cô đã tạo dựng được niềm tin từ những lời nhận xét tốt của một người mà các giám đốc điều hành tin tưởng.
Cụ thể:
Trình bày vấn đề cùng với trợ lý điều hành được giám đốc điều hành tin tưởng.
Trong khi thuyết trình, nhấn mạnh vào mức độ đáng tin cậy của các nguồn tin.
Cần khéo léo lợi dụng điểm yếu luôn đề cao cái tôi của Giám đốc điều hành bằng cách dùng các câu như (Ông có lẽ đã gặp trường hợp này rồi…)
Đưa ra những luận cứ thực tiễn.
4. Phong cách theo kiểu phụ thuộc. (Những Giám đốc điều hành mạng phong cách này: Peter Coors, Carly Fiorina)
Đây
là nhóm người thường dựa vào quyết định trước đây của bản thân hay của
người khác để ra quyết định hiện tại. Họ luôn là những người ra quyết
định sau cùng.
Bằng cách sử dụng các từ thông dụng: "tinh thông", "tương tự", "đổi mới", "trước đây"...để
đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh cho rủi ro thấp, đồng
thời cô cũng trình bày những giải pháp đổi mới đã được chứng thực.
Cụ thể:
Làm nổi bật các trường hợp cụ thể đã xảy ra trong những ngành nghề khác và nhấn mạnh: “Chúng ta có thể là những người đầu tiên trong ngành này làm điều đó.”
Loại
bỏ những trường hợp tái cấu trúc đã thất bại (nhưng vẫn giữ lại thông
tin trong trường hợp giám đốc có yêu cầu) và trình bày ba phưong án tái
cấu trúc khác nhau.
le="text-align: justify;">Trong khi
thuyết trình, hãy sử dụng thật nhiều những ví dụ tham khảo để hướng các
Giám đốc điều hành đi đến phương án mà họ ưa thích, nhấn mạnh vào tính
khả thi về chi phí khi thực hiện dự án.
5. Phong cách theo kiểu thích kiểm soát người khác. (Những Giám đốc điều hành mạng phong cách này: Ross Perrot, Martha Stewart)
Đây là những người luôn tuân theo lý trí, thích phân tích. Họ ghét sự không chắc chắn và chỉ thực hiện các ý kiến của bản thân.
Nắm
được điều đó, hãy trình bày những luận cứ có tính chặt chẽ cao khiến
cho người nghe “nắm bắt và thừa nhận” ý kiến. Tránh dùng lời lẽ biện hộ
quyết liệt mà chỉ sử dụng các từ thông dụng: "sự kiện", "nguyên nhân", "quyền lực", "hãy làm đi"...
Cụ thể:
Hãy
gửi cho Giám đốc điều hành các bản tường trình khảo sát khách hàng,
nghiên cứu thị trường, dự đoán tài chính...liên tục trong nhiều tháng
Nhấn
mạnh vào các dữ liệu làm nổi bật các vấn đề mà công ty đang gặp phải
cũng như nêu ra các mâu thuẫn trong số liệu để cho giám đốc phân tích
chúng.
Chờ đến thời điểm Giám đốc
điều hành đề nghị mở một cuộc họp sau khi một lượng lớn khách hàng đã
rời bỏ công ty để trình bày ý tưởng của cô.
Đàm phán và "mẹo" thiết lập ý tưởng khả thi
(Theo Danny Ertel // Tuanvietnam)
Đàm phán thỏa thuận theo cách thiết lập ý tưởng khả thi không ồn ào như cách thực hành chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của các đàm phán viên nhưng lại đảm bảo hiệu quả.
Từ ý tưởng ...
Danny
Ertel là người thành lập và quản lý Vantage Partners, và là một chuyên
gia đầy uy tín trong lĩnh vực đổi mới, quan hệ quản lý và các xung đột
trong quản lý. Ông phụ trách lĩnh vực thực hiện Outsource (thuê ngoài)
ở Vantage và hướng tới giúp cho người mua cũng như nhà cung cấp đều
hiệu quả hơn trong việc đổi mới và quản lý công việc này. Danny Ertel
còn là chủ tịch của Janeeva, Inc., là người phụ trách công nghiệp phần
mềm ORM. Trước khi thành lập Vantage Partners, Danny là nhà nghiên cứu
kì cựu của Dự án cải cách Harvard, giảng dạy ở khoa luật Đại học
Toronto, chuyên gia luật ở Debevoise&Plimpton và làm việc như một
người phụ trác luật ở Hon. Ông từng học một khóa tại Harvard College và
Đại học Luật Harvard, và ở đó, ông đã từng là cây bút chủ chốt của
Harvard Law Review (Tạp chí Luật Harvard).
|
Tại
sao có rất nhiều thỏa thuận đầy hứa hẹn lại kết thúc trong sự đổ vỡ?
Phải chăng đàm phán viên hai bên đã quá chú trọng vào khâu cuối của
cuộc thỏa thuận và cố gắng dành về mình những điều khoản có lợi nhất?
Tất
cả những điều đó không đủ để cuộc đàm phán có thể đi vào thực hiện một
cách trọn vẹn. Trong kiểu thiết lập ý tưởng ký thỏa thuận này, những
đàm phán viên không bao giờ băn khoăn về việc các liệu thoả thuận của
mình khả thi trong thực tế hay không hay nó sẽ được thực hiện bằng cách nào.
Và các thỏa thuận thường bị sụp đổ khi nảy sinh những sự cố bất ngờ và đáng thất vọng trong quá trình thực hiện.
Và các thỏa thuận thường bị sụp đổ khi nảy sinh những sự cố bất ngờ và đáng thất vọng trong quá trình thực hiện.
Làm thế nào để tránh được tình trạng này? Đàm phán viên hãy sử dụng biện pháp thiết lập ý tưởng khả thi.
Phải xác đinh rằng, đàm phán không chỉ dừng ở việc đạt được một thỏa thuận, mà còn là các bước thiết lập mối quan hệ thành công lâu dài.
Phải xác đinh rằng, đàm phán không chỉ dừng ở việc đạt được một thỏa thuận, mà còn là các bước thiết lập mối quan hệ thành công lâu dài.
Rất nhiều thỏa thuận không có
tính thực tế Nguồn:wwwhhs.gov |
Hãy
suy đoán và thảo luận về những vấn đề bạn có thể gặp phải sau 12 tháng
thực hiện. Giúp đối tác hiểu rõ những điều kiện thực tế liên quan đến
các thỏa thuận, nhờ vậy họ sẽ không có những cam kết bất khả thi.
Hãy
đảm bảo những nhân vật chủ chốt của hai bên đều thực sự ủng hộ các
thỏa thuận. Và hãy thường xuyên truyền tải thông điệp về các điều khoản
và tinh thần của thỏa thuận đối với đội ngũ thực hiện hợp đồng của hai
bên.
Đàm phán thỏa thuận theo cách thiết lập ý tưởng khả thi không ồn ào như cách thực hành chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của các đàm phán viên.
Tuy nhiên, những công ty như HP Service[1] và Procter & Gamble[2] đã khám phá ra rằng, giá trị thực sự của thỏa thuận không nằm ở chữ ký trên giấy tờ mà trong một quá trình thực hiện lâu dài kể từ khi thỏa thuận ráo mực.
Đàm phán thỏa thuận theo cách thiết lập ý tưởng khả thi không ồn ào như cách thực hành chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của các đàm phán viên.
Tuy nhiên, những công ty như HP Service[1] và Procter & Gamble[2] đã khám phá ra rằng, giá trị thực sự của thỏa thuận không nằm ở chữ ký trên giấy tờ mà trong một quá trình thực hiện lâu dài kể từ khi thỏa thuận ráo mực.
...Đến thực tế
Để áp dụng biện pháp thiết lập ý tưởng khả thi, hãy thực hiện các bước sau trước khi ký hợp đồng:
Để áp dụng biện pháp thiết lập ý tưởng khả thi, hãy thực hiện các bước sau trước khi ký hợp đồng:
Bắt đầu bằng kết thúc trong đầu
Thử tưởng tượng các bên đã thực hiện thỏa thuận được một năm. Hãy đặt ra câu hỏi:
Thử tưởng tượng các bên đã thực hiện thỏa thuận được một năm. Hãy đặt ra câu hỏi:
* Liệu hợp đồng có thành công không? Bạn sẽ dùng những phương pháp nào để xác định mức độ thành công của nó?
* Điều gì chệch hướng quá xa? Bạn làm gì để mọi việc trở lại đúng hướng? Đâu là dấu hiệu của những khó khăn trong tương lai?
* Để thực hiện các mục tiêu của thoả thuận cần có những năng lực nào? Đội ngũ thực hiện hợp đồng cần có những kỹ năng nào? Ai đã cố tình gây trở ngại cho việc thực hiện? Và bạn sẽ phản ứng như thế nào với điều đó?
* Điều gì chệch hướng quá xa? Bạn làm gì để mọi việc trở lại đúng hướng? Đâu là dấu hiệu của những khó khăn trong tương lai?
* Để thực hiện các mục tiêu của thoả thuận cần có những năng lực nào? Đội ngũ thực hiện hợp đồng cần có những kỹ năng nào? Ai đã cố tình gây trở ngại cho việc thực hiện? Và bạn sẽ phản ứng như thế nào với điều đó?
Đàm phán theo
chính sách "bên miệng hố chiến tranh" Nguồn: bbc.co.uk |
Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ không gặp phải bất ngờ trong suốt quá trình thực hiện.
Giúp bên kia có sự chuẩn bị
Sẽ là chưa đủ nếu chỉ mình bạn chuẩn bị cho đàm phán một thoả thuận khả thi. Đối tác của bạn cũng cần có sự chuẩn bị. Trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, hãy khuyến khích bên kia bàn bạc với những nhân vật chủ chốt trong công ty trong suốt quá trình thảo luận.
Giúp bên kia có sự chuẩn bị
Sẽ là chưa đủ nếu chỉ mình bạn chuẩn bị cho đàm phán một thoả thuận khả thi. Đối tác của bạn cũng cần có sự chuẩn bị. Trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, hãy khuyến khích bên kia bàn bạc với những nhân vật chủ chốt trong công ty trong suốt quá trình thảo luận.
Trình
bày rõ quan điểm của bạn về việc bạn cho rằng ai là người chủ chốt, ai
cần tham gia từ đầu, và những câu hỏi mấu chốt nào liên quan đến thực
hiện thoả thuận mà bạn tự đặt ra cho chính mình.
Xem việc giữ không bị chệch hướng là trách nhiệm của hai bên
Hãy cùng nhau chỉ ra làm sao để bạn có thể thực hiện những thoả thuận đó một cách thiện chí. Xác định nhân vật chủ chốt của hai bên. Cụ thể, đó là những người ra quyết định, những người trực tiếp ảnh hưởng đến thành công của thoả thuận qua cách hành động của họ, người nắm giữ tài chính hoặc những thông tin quan trọng của công ty.
Vạch rõ khi nào và bằng cách nào có thể thu hút được đầu vào của những nhân vật chủ chốt khác nhau. Hãy hỏi họ cần biết những gì để hỗ trợ thoả thuận và làm phần việc của mình trong quá trình đi vào thực hiện.
Gửi một thông điệp
Hãy đảm bảo các bên có trách nhiệm đều hiểu rõ những gì họ phải thực hiện. Gửi tới họ một thông điệp về các điều khoản, về tinh thần đàm phán và các bước thống nhất để đi đến thoả thuận cuối cùng.
Ví dụ: Trong “các cuộc gặp không can thiệp chung” của IBM Global Services[3], đàm phán viên của công ty và đối tác của họ đã chỉ rõ cho đội ngũ thực hiện: Đâu là nội dung của thỏa thuận, đâu là cái khác biệt hoặc không theo chuẩn mực, và đâu là mục đích thực sự của thoả thuận đó.
Xem việc giữ không bị chệch hướng là trách nhiệm của hai bên
Hãy cùng nhau chỉ ra làm sao để bạn có thể thực hiện những thoả thuận đó một cách thiện chí. Xác định nhân vật chủ chốt của hai bên. Cụ thể, đó là những người ra quyết định, những người trực tiếp ảnh hưởng đến thành công của thoả thuận qua cách hành động của họ, người nắm giữ tài chính hoặc những thông tin quan trọng của công ty.
Vạch rõ khi nào và bằng cách nào có thể thu hút được đầu vào của những nhân vật chủ chốt khác nhau. Hãy hỏi họ cần biết những gì để hỗ trợ thoả thuận và làm phần việc của mình trong quá trình đi vào thực hiện.
Gửi một thông điệp
Hãy đảm bảo các bên có trách nhiệm đều hiểu rõ những gì họ phải thực hiện. Gửi tới họ một thông điệp về các điều khoản, về tinh thần đàm phán và các bước thống nhất để đi đến thoả thuận cuối cùng.
Ví dụ: Trong “các cuộc gặp không can thiệp chung” của IBM Global Services[3], đàm phán viên của công ty và đối tác của họ đã chỉ rõ cho đội ngũ thực hiện: Đâu là nội dung của thỏa thuận, đâu là cái khác biệt hoặc không theo chuẩn mực, và đâu là mục đích thực sự của thoả thuận đó.
Đàm phán khả thi - trách nhiệm từ hai phía
Nguồn: autocrat.uri.edu |
Quản lý đàm phán giống như một quy trình kinh doanh
Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán, hãy thiết lập một quy trình mang tính chuẩn mực trong công ty bạn. Xúc tiến quá trình đào tạo về công cụ và kỹ thuật đàm phán với đối tác cho các đàm phán viên và những người thực thi thỏa thuận.
Nghiên cứu các vấn đề “hậu đàm phán” để rút kinh nghiệm. Đồng thời, khen thưởng cho các cá nhân vì những đóng góp của họ vào sự thành công của các thoả thuận chứ không căn cứ vào hợp đồng kí kết trên giấy tờ.
Đàm phán theo phương pháp thám tử Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán, hãy thiết lập một quy trình mang tính chuẩn mực trong công ty bạn. Xúc tiến quá trình đào tạo về công cụ và kỹ thuật đàm phán với đối tác cho các đàm phán viên và những người thực thi thỏa thuận.
Nghiên cứu các vấn đề “hậu đàm phán” để rút kinh nghiệm. Đồng thời, khen thưởng cho các cá nhân vì những đóng góp của họ vào sự thành công của các thoả thuận chứ không căn cứ vào hợp đồng kí kết trên giấy tờ.
(Theo Deepak Malhotra và Max H. Bazerman // Tuanvietnam)
Cách
một thám tử tiếp cận hiện trường vụ án có thể là cách tốt nhất, thậm
chí đôi khilà cách duy nhất để đạt một người đạt được điều anh tamuốn
khi đàm phán với đối tác. Hãy cùng Deepak Malhotra và Max H. Bazerman
xem xét việc đàm phán dưới góc độ "điều tra"
Từ ý tưởng…
Bạn
có ý định sẽ tiếp thị một sản phẩm mới trên toàn cầu. Bạn yêu cầu nhà
cung cấp trao độc quyền sản phẩm đó cho mình. Nhà cung cấp sản phẩm
lảng tránh yêu cầu của bạn.
Hãy chọn một thoả thuận mà bạn cho là tốt nhất, đó là điểm đầu tiên để khởi động một dây chuyền trong việc đàm phán. Ảnh: istockphoto.com |
Bạn thương lượng hợp đồng với họ bằng cách đưa ra một mức giá cao hơn, nhưng họ không thay đổi quyết định.
Bạn cho rằng mình đã hết hy vọng và bỏ đi. Tuy nhiên, bạn quyết định hỏi tại sao nhà cung cấp không trao độc quyền cho bạn.
Ông ta nói rằng một khách hàng khác cần một lượng nhỏ thành phần của sản phẩm để bán chúng tại địa phương.
Ông ta nói rằng một khách hàng khác cần một lượng nhỏ thành phần của sản phẩm để bán chúng tại địa phương.
Bạn
đưa ra ý tưởng cung cấp sản phẩm độc quyền nhưng dành ngoại lệ cho
khách hàng kia có thể mua một lượng nhỏ. Nhà cung cấp đồng ý.
Như vậy, bạn vừa mới tiến hành một cuộc thương lượng mang tính điều tra được định nghĩa bởi Malhotra và Bazerman.
Để
trở thành người đàm phán giỏi, hãy bớt tập trung vào vấn đề trước mắt.
Thay vào đó, hãy đặt ra những vấn đề nhằm phát hiện ra các thông tin
gây căng thẳng, mối quan tâm và sự ưu tiên của đối phương.
Kết hợp với những dữ liệu đó, bạn sẽ có thêm những lựa chọn thỏa thuận. Và bạn sẽ có những hợp đồng thành công hơn.
... Đến thực tế
... Đến thực tế
Malhotra và Bazerman đã vạch ra năm nguyên tắc của đàm phán mang tính điều tra:
1. Đặt câu hỏi tại sao đối phương muốn như vậy.
Không
chỉ bàn về việc đối tác muốn gì, hãy tìm hiểu tại sao họ lại muốn như
vậy? Nếu đặt ra câu hỏi này, bạn sẽ phát hiện thấy nhiều lựa chọn để
tiến tới một sự thoả thuận làm hài lòng cả đôi bên.
2. Làm giảm nhẹ những căng thẳng của đối phương.
Chìa khoá dẫn đến sự thành công trong thương lượng chính là sự thoả thuận hợp tác để đi đến lợi ích chung nhất.
Ảnh: mellencompany.com |
Hợp
tác với nhau để tìm ra giải pháp cho vấn đề của đôi bên mà không ảnh
hưởng đến lợi ích của riêng bạn khi thực hiện thoả thuận.
Ví dụ:
Một hãng sản xuất thương lượng đặt hàng với một nhà cung cấp linh
kiện. Nhà cung cấp đặt điều kiện việc vận chuyển phải thực hiện trong
vòng ba tháng, và họ cũng chưa chắc chắn về hạn chót giao hàng.
Hãng
sản xuất biết rằng nếu đối tác giao hàng chậm trễ, công ty họ sẽ tổn
thất 1.000.000 USD. Vì thế, hãng sản xuất chấp nhận đối tác giao hàng
chậm nếu nhà cung cấp giảm giá đúng bằng số tiền đó. Nhà cung cấp từ
chối.
- Hãng sản xuất hỏi: “Tại sao ông không thể sản xuất những linh kiện rẻ trong ba tháng đó?”
- Nhà cung cấp trả lời: “Có thể, nhưng chúng tôi không thể vận chuyển đến nơi đúng thời hạn với những đơn đặt hàng rẻ được.”
Khi đã đưa ra được những điều khoản thoả thuận tốt nhất hãy hành động ngay.
Ảnh: pc-occasion.fr |
3. Biến nhu cầu thành những cơ hội cho chính bạn.
Xem xét những nhu cầu vô lý để gợi ý đối tác về nhu cầu và sự quan tâm mà bạn có thể đáp ứng.
Ví dụ:
Một thợ xây và chủ thầu xây dựng đàm phán về hợp đồng. Bên chủ thầu
yêu cầu thợ xây phải trả những khoản tiền phạt lớn nếu dự án không hoàn
thành đúng thời hạn theo dự kiến. Người thợ xây đặt điều kiện cho chủ
thầu phải định giá nếu muốn hoàn thành sớm công trình.
Người
thợ xây đề nghị nếu dự án bị chậm trễ, ông ta sẽ chịu trách nhiệm đền
bù cao hơn mức phạt mà chủ thầu đưa ra. Đổi lại, chủ thầu phải trả cho
ông ta một khoản tiền thưởng nếu ông ta hoàn thành công trình trước
thời hạn. Cuối cùng, họ cùng đóng dấu vào bản hợp đồng.
4. Tạo nền tảng chung với những đối thủ.
Không
nên cho rằng những đối thủ cùng ngành của bạn luôn là những kẻ đối
địch. Hãy coi họ là đồng minh tiềm năng trong việc đàm phán với bên thứ
ba.
Ví dụ: Hai công
ty dược phẩm cùng muốn mua trứng của một nhà cung cấp. Một công ty cần
80.000 quả trứng, công ty còn lại cần 70.000 quả trứng. Nhưng nhà cung
cấp chỉ có 100.000 quả trứng.
Qua đàm
phán, hai công ty nhận thấy rằng nhu cầu của họ là bổ sung cho nhau.
Một công ty cần lòng trắng trứng còn công ty kia cần lòng đỏ trứng. Họ
chia sẻ chi phí để mua trứng, mỗi bên nhận được những cái họ cần.
5. Hãy điều tra sự việc ngay cả khi hợp đồng có nguy cơ bị phá vỡ.
5. Hãy điều tra sự việc ngay cả khi hợp đồng có nguy cơ bị phá vỡ.
Hãy tìm hiểu kỹ thông tin của đối phương để có
một cuộc đàm phán thành công. Ảnh: alliedmerchants.com |
Ví dụ:
Một Giám đốc sản xuất nghiên cứu về triển vọng tạo ra lợi nhuận hàng
năm của công ty (đang bị một đối thủ cạnh tranh dữ dội. Bà ta hỏi một
khách hàng tiềm năng về nguyên nhân sự việc.
Ông
ta nói đối thủ rao giá không đáng kể, bao gồm cả những đặc trưng sản
phẩm mà ông coi trọng. Ban đầu, Giám đốc sản xuất cho rằng khách hàng
chỉ quan tâm đến giá cả nên chỉ đưa ra hợp đồng với mức chi phí thấp
cho những thứ cần thiết nhất.
Bà ta xem xét lại
yêu cầu của mình nhằm giới thiệu với khách hàng mức giá tốt nhất kèm
theo những điều khoản thuận lợi nhằm đánh bại sự cạnh tranh của đối
thủ. Yêu cầu của bà ta được chấp thuận.
Đàm phán: Sai lầm thường gặp
(Theo James K.Sebenius // Tuanvietnam)
Đàm phán: Sai lầm thường gặp
(Theo James K.Sebenius // Tuanvietnam)
Trong
cuộc sống, chắc hẳn không ít lần bạn phải tham gia thương thuyết về
một vấn đề nào đó. Nếu bạn không có kinh nghiệm, sẽ rất dễ dàng mắc
phải những sai lầm thường gặp. Hãy đọc bài viết của James K.Sebenius để
biết cách phòng tránh sai lầm.
Từ ý tưởng…
Áp lực lớn là một trong những
nguyên nhân khiến đàm phán bế tắc Ảnh: www.bis.fm |
Chỉ tiêu cao.
Áp lực lớn.
Sai lầm do bất cẩn.
Tất cả những điều này có thể khiến các cuộc đàm phán quan trọng của bạn đi đến thất bại. Thậm chí các đàm phán viên dày dặn kinh nghiệm cũng có thể làm hỏng thỏa thuận, lãng phí tiền bạc và gây tổn hại mối quan hệ công việc.
Áp lực lớn.
Sai lầm do bất cẩn.
Tất cả những điều này có thể khiến các cuộc đàm phán quan trọng của bạn đi đến thất bại. Thậm chí các đàm phán viên dày dặn kinh nghiệm cũng có thể làm hỏng thỏa thuận, lãng phí tiền bạc và gây tổn hại mối quan hệ công việc.
Tại sao lại như vậy?
Nguyên
nhân là trong quá trình đàm phán, sáu lỗi thường gặp có thể đẩy bạn
rời xa mục đích thực sự của mình. Mục đích đó là: Khiến cho đối tác lựa
chọn điều bạn muốn, nhưng lại với lý do của chính họ.
… Đến thực tế
Những sai lầm trong đàm phán
Bỏ qua vấn đề của đối phương
Bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề của họ hoặc của bạn, nếu không xem xét thoả thuận từ góc nhìn của đối phương.
Ví dụ:
Một công ty công nghệ đã tạo ra được một thiết bị chống rò rỉ bình ga
vừa hiệu quả vừa tiết kiệm nhưng vẫn không thể bán được sản phẩm của
mình. Vậy nguyên nhân của sự việc này là gì?
Các
quy định EPA[1] cho phép mức độ rò rỉ là 1.500 gallon[2], trong khi
công nghệ mới này cho phép rò rỉ 8 ounce[3]. Mối lo ngại xung quanh
những rắc rối về luật mà thiết bị mới có thể gây nên đã khiến các khách
hàng tiềm năng tuyên bố “Chấm dứt thoả thuận!”
Để giá cả làm ảnh hưởng đến lợi ích bên kia
Giá trị bao giờ cũng là mục đích cuối cùng trong đàm phán
Ảnh: www.pricingsociety.com |
- Một mối quan hệ làm việc chủ động, các thỏa thuận quan trọng dài hạn.
- Những thỏa thuận có tính xã hội, hay là “tinh thần thỏa thuận”, bao gồm thiện chí và kỳ vọng chung.
- Quá trình thiết lập thỏa thuận vừa có tính cá nhân vừa tôn trọng và công bằng cho cả hai bên.
Để lợi ích chung bị chi phối bởi các vị trí
Các vị trí không phù hợp có thể che khuất mất những lợi ích phù hợp. Lợi ích của bạn không nhất thiết phải là mất mát của đối phương.
Nên tránh bị chi phối
bởi lợi ích khi đàm phán Ảnh: theradanegotiators.com |
Ví dụ:
Các chuyên gia môi trường và những người nông dân phản đối việc xây
dựng một con đập thủy điện. Tuy nhiên, tiềm ẩn dưới những xung khắc bề
ngoài là những lợi ích phù hợp cho tất cả các bên.
Chẳng
hạn như người nông dân muốn có nước tưới tiêu, các chuyên gia môi
trường lại cần bảo vệ động vật hoang dã và công ty điện thì hướng tới
một hình ảnh xanh hơn. Thỏa thuận xây dựng một con đập nhỏ hơn sẽ đảm
bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ môi trường sống, và như vậy mọi người
đều có lợi.
Tìm kiếm lợi ích chung một cách quá cứng nhắc
Trong
khi lợi ích chung có thể giúp ích cho quá trình đàm phán thì những lợi
ích riêng lại có thể mang lại cho các bên những giá trị tốt nhất với
chi phí tối thiểu.
Ví dụ:
Một khách hàng và người chủ doanh nghiệp không thống nhất với nhau về
kế hoạch tương lai của công ty thầu khoán. Để thỏa mãn những lợi ích
khác nhau của cả hai bên, khách hàng đồng ý thanh toán ngay khoản tiền
cố định và thanh toán muộn hơn khoản tiền không cố định dựa trên kết
quả hoạt động trong tương lai của công ty.
Như vậy, thay vì từ bỏ việc thỏa thuận, cả hai bên đều cảm thấy hấp dẫn hơn.
Bỏ qua BATNA của cả hai bên
BATNAs
(best alternative to a negotiated agreement - những sự lựa chọn tốt
nhất cho thỏa thuận đàm phán) chính là chọn lựa khác của bạn một khi
thỏa thuận đang đàm phán không có khả năng thực hiện, chẳng hạn như từ
bỏ thỏa thuận và tiếp cận một khách hàng khác. Sử dụng BATNA của bạn và
đối tác có thể mang đến những triển vọng bất ngờ.
Ví dụ: Một công ty chào bán một công ty con đang gặp khó khăn của mình với
giá
hơn 7 tỷ USD và có hai nhà trả giá cạnh tranh với nhau. Giả sử mỗi bên
có thể trả giá cao hơn bên còn lại, người bán sẽ đảm bảo cung cấp
thông tin để mỗi bên biết vừa đủ đối thủ của mình đang có những động
thái gì.
Kết quả lĩnh vực đó được bán với giá bao nhiêu? - 45 tỷ USD.
Hai dạng sai lầm dễ gây ra lỗi:
- Đóng lệch vai:
Quá đề cao cách nhìn nhận của mình và lý giải thông tin theo kiểu cá
nhân. Một nguyên đơn tin rằng mình có 70% cơ hội chiến thắng trong
trường hợp của mình, trong khi người bào chữa lại cho rằng con số đó
chỉ là 50%.
Vậy kết quả là gì? Tình hình không hứa hẹn sẽ có một sự giải quyết phù hợp. - Những
suy nghĩ định kiến: Hết lời ca ngợi bên mình trong khi luôn miệng nói
xấu “đối tác”. Những nhận định chủ quan kiểu đó có thể dẫn đến hậu quả
không hay.
Hãy sửa đổi những sai lầm này bằng việc xem xét mọi vấn đề từ cả lợi ích của đối phương.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét