Đàm phán: Sai lầm thường gặp
Trong
cuộc sống, chắc hẳn không ít lần bạn phải tham gia thương thuyết về một
vấn đề nào đó. Nếu bạn không có kinh nghiệm, sẽ rất dễ dàng mắc phải
những sai lầm thường gặp. Hãy đọc bài viết của James K.Sebenius để biết
cách phòng tránh sai lầm.
Từ ý tưởng…
Áp lực lớn là một trong những
nguyên nhân khiến đàm phán bế tắc Ảnh: www.bis.fm |
Chỉ tiêu cao.
Áp lực lớn.
Sai lầm do bất cẩn.
Tất cả những điều này có thể khiến các cuộc đàm phán quan trọng của bạn đi đến thất bại. Thậm chí các đàm phán viên dày dặn kinh nghiệm cũng có thể làm hỏng thỏa thuận, lãng phí tiền bạc và gây tổn hại mối quan hệ công việc.
Áp lực lớn.
Sai lầm do bất cẩn.
Tất cả những điều này có thể khiến các cuộc đàm phán quan trọng của bạn đi đến thất bại. Thậm chí các đàm phán viên dày dặn kinh nghiệm cũng có thể làm hỏng thỏa thuận, lãng phí tiền bạc và gây tổn hại mối quan hệ công việc.
Tại sao lại như vậy?
Nguyên
nhân là trong quá trình đàm phán, sáu lỗi thường gặp có thể đẩy bạn rời
xa mục đích thực sự của mình. Mục đích đó là: Khiến cho đối tác lựa
chọn điều bạn muốn, nhưng lại với lý do của chính họ.
… Đến thực tế
Những sai lầm trong đàm phán
Bỏ qua vấn đề của đối phương
Bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề của họ hoặc của bạn, nếu không xem xét thoả thuận từ góc nhìn của đối phương.
Ví dụ:
Một công ty công nghệ đã tạo ra được một thiết bị chống rò rỉ bình ga
vừa hiệu quả vừa tiết kiệm nhưng vẫn không thể bán được sản phẩm của
mình. Vậy nguyên nhân của sự việc này là gì?
Các
quy định EPA[1] cho phép mức độ rò rỉ là 1.500 gallon[2], trong khi
công nghệ mới này cho phép rò rỉ 8 ounce[3]. Mối lo ngại xung quanh
những rắc rối về luật mà thiết bị mới có thể gây nên đã khiến các khách
hàng tiềm năng tuyên bố “Chấm dứt thoả thuận!”
Để giá cả làm ảnh hưởng đến lợi ích bên kia
Giá trị bao giờ cũng là mục đích cuối cùng trong đàm phán
Ảnh: www.pricingsociety.com |
- Một mối quan hệ làm việc chủ động, các thỏa thuận quan trọng dài hạn.
- Những thỏa thuận có tính xã hội, hay là “tinh thần thỏa thuận”, bao gồm thiện chí và kỳ vọng chung.
- Quá trình thiết lập thỏa thuận vừa có tính cá nhân vừa tôn trọng và công bằng cho cả hai bên.
Để lợi ích chung bị chi phối bởi các vị trí
Các vị trí không phù hợp có thể che khuất mất những lợi ích phù hợp. Lợi ích của bạn không nhất thiết phải là mất mát của đối phương.
Nên tránh bị chi phối
bởi lợi ích khi đàm phán Ảnh: theradanegotiators.com |
Ví dụ:
Các chuyên gia môi trường và những người nông dân phản đối việc xây
dựng một con đập thủy điện. Tuy nhiên, tiềm ẩn dưới những xung khắc bề
ngoài là những lợi ích phù hợp cho tất cả các bên.
Chẳng
hạn như người nông dân muốn có nước tưới tiêu, các chuyên gia môi
trường lại cần bảo vệ động vật hoang dã và công ty điện thì hướng tới
một hình ảnh xanh hơn. Thỏa thuận xây dựng một con đập nhỏ hơn sẽ đảm
bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ môi trường sống, và như vậy mọi người
đều có lợi.
Tìm kiếm lợi ích chung một cách quá cứng nhắc
Trong
khi lợi ích chung có thể giúp ích cho quá trình đàm phán thì những lợi
ích riêng lại có thể mang lại cho các bên những giá trị tốt nhất với chi
phí tối thiểu.
Ví dụ:
Một khách hàng và người chủ doanh nghiệp không thống nhất với nhau về kế
hoạch tương lai của công ty thầu khoán. Để thỏa mãn những lợi ích khác
nhau của cả hai bên, khách hàng đồng ý thanh toán ngay khoản tiền cố
định và thanh toán muộn hơn khoản tiền không cố định dựa trên kết quả
hoạt động trong tương lai của công ty.
Như vậy, thay vì từ bỏ việc thỏa thuận, cả hai bên đều cảm thấy hấp dẫn hơn.
Bỏ qua BATNA của cả hai bên
BATNAs
(best alternative to a negotiated agreement - những sự lựa chọn tốt
nhất cho thỏa thuận đàm phán) chính là chọn lựa khác của bạn một khi
thỏa thuận đang đàm phán không có khả năng thực hiện, chẳng hạn như từ
bỏ thỏa thuận và tiếp cận một khách hàng khác. Sử dụng BATNA của bạn và
đối tác có thể mang đến những triển vọng bất ngờ.
Trước khi đàm phán, nên đặt ra kết quả Batna cho riêng mình
Ảnh: www.resourcesnotwaste.org |
Ví dụ: Một công ty chào bán một công ty con đang gặp khó khăn của mình với
giá
hơn 7 tỷ USD và có hai nhà trả giá cạnh tranh với nhau. Giả sử mỗi bên
có thể trả giá cao hơn bên còn lại, người bán sẽ đảm bảo cung cấp thông
tin để mỗi bên biết vừa đủ đối thủ của mình đang có những động thái gì.
Kết quả lĩnh vực đó được bán với giá bao nhiêu? - 45 tỷ USD.
Hai dạng sai lầm dễ gây ra lỗi:
- Đóng lệch vai:
Quá đề cao cách nhìn nhận của mình và lý giải thông tin theo kiểu cá
nhân. Một nguyên đơn tin rằng mình có 70% cơ hội chiến thắng trong
trường hợp của mình, trong khi người bào chữa lại cho rằng con số đó chỉ
là 50%.
Vậy kết quả là gì? Tình hình không hứa hẹn sẽ có một sự giải quyết phù hợp. - Những
suy nghĩ định kiến: Hết lời ca ngợi bên mình trong khi luôn miệng nói
xấu “đối tác”. Những nhận định chủ quan kiểu đó có thể dẫn đến hậu quả
không hay.
Hãy sửa đổi những sai lầm này bằng việc xem xét mọi vấn đề từ cả lợi ích của đối phương.
(Theo James K.Sebenius // Tuanvietnam)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét