50 bước đi tài chính thông minh (phần 4)
Bảo vệ và sử dụng tài chính của cá
nhân gồm nhiều vấn đề không phải ai cũng biết. Tờ USNews giới thiệu 50
bước đi tài chính thông minh, qua đó có thể giúp cá nhân cải thiện được
tình hình tiền bạc của mình.
31. Sống cùng gia đình
Phần lớn các sinh viên vừa tốt nghiệp đều có thể quay trở về sống cùng
bố mẹ. Làm như vậy có thể giúp ổn định tài chính dễ dàng hơn, nhất là
trong khoảng thời gian xin việc và trả nợ sinh viên.
32. Giúp đỡ gia đình bằng những cách phi tài chính
Tư vấn nghề nghiệp cho thành viên khác, lựa chọn lắp đặt mạng hoặc
chuẩn bị các bữa ăn là những điều một sinh viên mới tốt nghiệp có thể
giúp gia đình giống như góp tiền mặt vậy.
33. Hãy nói "không" hợp lý
Đôi khi bạn phải bảo vệ được tài chính của mình trước khi giúp đỡ người
khác. Nếu việc hỗ trợ gia đình buộc bạn phải chịu nợ hoặc tiết kiệm
cùng, hãy lý giải lịch sự rằng bạn có thể giúp bằng cách khác chứ không
phải cho tiền mặt.
34. Chuẩn bị giúp đỡ cha mẹ già
Những người dù ở lứa tuổi 20, 30 hay 40 đều sẽ phải giúp đỡ cha mẹ mình
khi họ về già. Điều này bao gồm hỗ trợ tài chính, chia sẻ nhà ở. Một
khảo sát của Coldwell Banker Real Estatse cho thấy, 1/3 số người mua
đang có xu hướng chọn loại nhà phù hợp cho nhiều thế hệ sinh sống.
35. Tránh dùng chung tài khoản tín dụng
Các thành viên trong gia đình thường ký chung một thẻ tín dụng để có
thể giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến trách nhiệm tài
chính phức tạp sau này. Một người nợ có thể ảnh hưởng đến tình hình tín
dụng của những người còn lại. Do đó, tốt nhất là bạn không nên dùng
chung tài khoản với bất kỳ ai.
36. Nói chuyện thẳng thắn
Nếu bạn không chắc chắn về kỳ vọng hỗ trợ tài chính của cha mẹ hoặc các
thành viên khác trong gia đình, hãy ngồi xuống và cùng nhau thảo luận.
Một cuộc nói chuyện thân mật, trung thực về những gì đang cần, kỳ vọng
và khả năng tối đa sẽ tránh được những hiểu lầm sau này.
37. Sống đơn giản hơn
Cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất đã mang cuộc sống của chúng ta quay
về với thói quen đơn giản. Những món đồ tự làm, nấu ăn thậm chí cắt tóc
tại nhà lại trở nên phổ biến. Một số thay đổi nhỏ trong cách sống như
đi xe đạp thay vì lái ô tô tới công sở có thể làm giảm đáng kể chi phí
hàng tháng.
38. Tìm những thói quen tiết kiệm hơn
Thăm công viên công cộng, đi bộ, vào thăm bảo tàng miễn phí và các hoạt
động cộng đồng hoàn toàn có thể thay thế được những chuyến đi du lịch
đắt tiền.
39. Lên kế hoạch cho bữa ăn hàng tuần
Thực phẩm là một trong những danh mục có thể thay đổi bất ngờ nhất, dễ
chán ăn và muốn đi nhà hàng. Để tránh cái bẫy này, các bà nội trợ hãy
thử lên kế hoạch cho bữa ăn trong tuần kế tiếp, nhờ đó sẽ sử dụng thực
phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn.
40. Thiết lập các mục tiêu tài chính chung
Nếu bạn đã có vợ hoặc chồng thì lên kế hoạch tài chính không thể hoàn
thành một mình được. Hãy cùng nhau thiết lập mục tiêu tài chính chung,
nhờ đó có thể giảm tối đa xung đột trong chi tiêu hàng ngày.
Nguyễn Tâm (theo Money USNews
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét