BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 6: Quy luật độc quyền

Nếu một đối thủ đã làm chủ một từ hay đã chiếm một vị trí trong tâm trí khách hàng rồi thì thật là vô ích khi cố công làm chủ từ đó. Như đã nêu ở bài trước, Volvo làm chủ từ “safely”. Nhiều hãng ôtô khác trong đó có cả Mercedes-Benz và General Motors cũng cố gắng vận dụng từ “safely” để kiếm lời trên thị trường. Nhưng không một ai ngoại trừ Volvo là người thành công trong việc đưa từ này vào tâm trí khách hàng.
Câu chuyện về Atari là một minh chứng cho sự nhọc công khi hãng toan tính tham gia vào việc sản xuất máy vi tính cá nhân dùng tại nhà (home computer). Để chống đối lại những đối thủ đã chuẩn bị và phòng thủ vững chắc, hành động thay đổi tên gọi “game computer” có thể khả dĩ chấp nhận được vì có lợi thế ở chỗ đã được mọi người nhận thức là Atari đã sáng tạo ra trò chơi điện tử (computer games), nhưng chỉ có vậy thôi. Thị trường máy vi tính dùng tại nhà (home computer) đã thuộc về Apple, Commodore và các hãng khác.
Mặc cho những thất bại thảm hại đã được kể ra, nhiều công ty tiếp tục vi phạm luật độc quyền. Bạn không thể nào thay đổi được ý nghĩ của người ta một khi nó đã hình thành. Bạn chỉ làm cho vị trí của đối thủ được vững chắc hơn mà thôi.
Federal Express đã bỏ từ “overnight” và cố gắng lấy từ “worldwide” (toàn thế giới) của DHL. “Overnight Letter” đã được in trên bao bì của Federal Express trước đây, nay bạn lại thấy in các từ “FedEx Letter” thay vào chỗ đó. Quảng cáo của hãng trước đây là câu: “Chắc chắn phải tới nơi trong một đêm (overnight)” thì mới đây, từ “worldwide” đã xuất hiện trên quảng cáo của Federal Express thay vào chỗ đó.
Sự kiện này đặt ra câu hỏi quan trọng: Federal Express đã từng làm chủ từ “worldwide” chưa? Có thể nói là không bao giờ. Một ai đó đã làm chủ từ này mất rồi, đó là DHL Worldwide Express. Khái niệm của họ là “Nhanh hơn nữa trên thế giới”. Để thành công, Federal Express phải tìm cách thu hẹp trọng tâm để chống lại DHL. Công ty đã không thể làm được bằng cách cố gắng làm chủ một từ vốn thuộc về DHL trong tâm trí khách hàng.
Lại một ví dụ khác về sự cống gắng nhắm đến việc làm chủ từ ngữ đã thuộc về người khác. Hãng pin Energizer đã cố gắng lấy khái niệm “long-lasting” (bền lâu) của pin Duracell. Mặc cho những cố gắng của hãng Eveready, Duracell vẫn sẽ nắm chắc từ “long-lasting”. Hãng Duracell đã đi trước vào tâm trí khách hàng bằng từ “long-lasting”. Ngay cả phần tên “Dura” cũng đã nói lên được sự lâu bền.
Cái được gọi là “công cuộc nghiên cứu” trở thành cái bẫy dẫn đến sự sai lầm của các nhà tiếp thị. Một đạo quân những nhà nghiên cứu được tuyển dụng, các nhóm nghiên cứu về trọng tâm được chỉ đạo, các bản thăm dò ý kiến khách hàng (bản câu hỏi in sẵn) được lập ra, và một bản báo cáo nặng 2 kilogam gồm một bản kê khai các ước muốn về sản phẩm và dịch vụ được gán cho là của người tiêu dùng.
Nếu đó thật sự là những gì khách hàng muốn thì mình phải đưa cho họ. Vấn đề lớn nhất mà người tiêu dùng thường gặp phải khi sử dụng pin là gì? Nó không còn dùng được vào những lúc cần thiết nhất. Vậy người ta đòi hỏi điều gì ở loại pin số một? Lẽ dĩ nhiên là sự lâu bền, đó là cái mà mình phải quảng cáo. Đúng không? Đáng tiếc, không đúng như vậy.
Sự kiện mà các nhà nghiên cứu chẳng bao giờ cho bạn biết là đã có một công ty khác làm chủ ý tưởng đó rồi. Các nhà nghiên cứu này chỉ muốn khuyến khích khách hàng của họ (tức là bạn) gia tăng số lượng các chương trình tiếp thị. Lý thuyết cho rằng nếu bạn chi đủ tiền, bạn sẽ làm chủ ý tưởng. Đúng không? Sai.
“Hai công ty không thể nào làm chủ cùng một từ trong tâm trí khách hàng.”
Cách đây ít năm, hãng Burger King đã tuột dốc và chẳng bao giờ hồi phục lại được nữa. Một bản nghiên cứu về thị trường cho biết rằng: góp phần nhiều nhất vào kỹ nghệ thức ăn nhanh (fast food) là từ “fast” (nhanh). Không có gì đáng ngạc nhiên cả. Vì vậy, Burger King đã làm điều mà hầu hết các nhà tiếp thị có tiếng tăm đã làm, họ tìm tới văn phòng quảng cáo và nói: “Nếu thế giới muốn nhanh, quảng cáo của chúng tôi phải nói với họ rằng chúng tôi nhanh”.
Cái mà các nhà nghiên cứu đã bỏ qua là McDonald’s đã được nhận thức là hãng bán hamburger (bánh kẹp thịt) nhanh nhất nước Mỹ. Từ “fast” đã thuộc về McDonald’s. Không nản lòng về việc này, Burger King đã phát động chiến dịch của họ với khẩu hiệu “Thức ăn ngon nhất trong thời gian ngắn” (Best food for fast times). Chương trình nhanh chóng trở thành một thảm họa. Văn phòng quảng cáo, ban giám đốc bị sa thải, công ty phải bán đi và sự xuống dốc vẫn tồn tại.
Nhiều người đã phải trả một giá qúa đắt vì vi phạm luật độc quyền.
Nguồn: Ads Sáng tạo

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét