BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cách thức làm giá của một số thương lái Trung Quốc

  (Suy thoái đạo đức trong kinh doanh của một số thương lái Trung Quốc)




Mua... lạ
Thương lái Trung Quốc đang "bao thầu" rất nhiều sản phẩm trong ngành nông nghiệp VIệt Nam, từ các sản phẩm gần gũi và như lúa gạo, khoai sắn, cà phê, tiêu, dừa, thủy sản... đến các sản phẩm chưa biết để làm gì như rễ sim, lá điều khô, rễ tiêu hay thậm chí là đỉa, phân trâu khô.
Nếu bình tĩnh nhìn lại, không khó phát hiện những mánh khóe trong chiêu bài "đụng đâu mua đó” của thương lái Trung Quốc. Thứ nhất, "mua tất cả” là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân về "toan tính" thực sự của họ.
 
Thu mua sản phẩm "lạ” là cách để thương lái Trung Quốc xâm nhập các thị trường thủỷ sản, nông sản...của Việt Nam.
Khi người dân và các cơ quan chức năng còn chưa hết lo lắng về việc thương lái Trung Quốc tấn công "cá tầm" Việt Nam thì mọi sự chú ý lại bắt đầu hướng về việc bán thân cây sắn, rễ cây trưng để "thu về bộn tiền". Việc thu mua đủ thứ, kể cả những thứ không giá trị là chiêu bài "dương đông kích tây", gây bất ổn xã hội và mất tập trung cho người dân và chính quyền nhằm tập trung các mục tiêu dài hạn như nông sản, sản vật, thuỷ sản...
Thứ hai, những "chiến dịch" thu mua các sản phẩm "không được đặt tên" hầu hết đều diễn ra trong thời gian không lâu. Điều này cho thấy việc thu mua những thứ không có giá trị như đỉa, phân trâu, lá điều khô... đều không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện cho thương lái Trung Quốc "hoành hành" ở Việt Nam.
Việc thu mua các sản phẩm lạ, không có giá trị là điều kiện cần để thương lái Trung Quốc tìm hiểu và thâm nhập các sản phẩm có giá trị như thủy sản, nông sản... mang về lợi nhuận cao hơn. Gần đây nhất, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong, cho biết gạo Việt Nam bị thương nhân Trung Quốc ép giá, hủy hợp đồng nhập khẩu rất nhiều khiến tình hình xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn.
Hậu quả là VFA phải chấp nhận bán giá rẻ để tăng lượng hợp đồng xuất khẩu gạo. Rõ ràng, thị trường gạo Việt Nam đã bị thương lái Trung Quốc "bắt thóp".
Thứ ba, việc thu mua những thứ không có giá trị đối với thương lái Trung Quốc lại ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp VIệt Nam. Không khó nhận thấy những sản phẩm "quái" mà thương lái Trung Quốc thu mua đều có ảnh hưởng đến yếu tố cân bằng của hệ thực vật, hệ sinh thái. Điển hình là lá điều khô - yếu tố ảnh hưởng độ ẩm của gốc điều và sự màu mỡ của đất.
Hay rễ "đủ thứ loại cây", trong đó có tiêu - nông sản xuất khẩu có giá trị cao, rễ sim - thực vật quý có giá trị thảo dược, cây sắn - nông sản làm nguyên liệu công nghiệp quan trọng... Việc thu mua những sản phẩm này có thể gây mất năng suất nông sản, "chảy máu" nguồn thảo dược... ở Việt Nam.
Ba khoảng trống "rủi ro"
Việc thu mua của thương lái Trung Quốc có thể gây nhiều khó khăn cho người dân và chính quyền địa phương là do sự lỏng lẻo của luật pháp, giáo dục và chính sách nông nghiệp. Việc để thương lái Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam đủ cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý nguồn lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Không ít các vụ thương lái Trung Quốc sang mua hàng, thiết lập các hợp đồng lớn nhỏ rồi "biến mất tăm" xảy ra, nhưng phía cơ quan quản lý dường như chẳng quan tâm. Bên cạnh đó, tính chủ quan từ phía các cơ quan quản lý lẫn người dân cũng là cơ hội để thương lái Trung Quốc len lỏi vào thị trường nông sản Việt Nam. Việc xác định Trung Quốc là một đối tác tiềm năng dựa trên các phán đoán lý thuyết về dân số, thị trường, sự phát triển kinh tế... là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, việc am hiểu cách làm ăn của thương lái Trung Quốc cũng như tính chuyên nghiệp, sự chủ động trong thương mại của phía Việt Nam dường như vẫn còn rất ít. Thế nên mới có trường hợp "dở khóc dở cười" là thương lái Trung Quốc đơn phương huỷ hợp đồng, ép giá gạo xuất khẩu.
Đặc biệt, chính sách phát triển kinh tế trong ngành nông nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, tạo lợi thế cho thương lái Trung Quốc nhưng lại là khoảng trống rủi ro cho nông nghiệp Việt Nam. Sự xâm nhập và can thiệp vào giống lúa từ phía thương lái Trung Quốc có thời gian đã khiến người nông dân làm theo yêu cầu của họ.
Điều này xuất phát từ nhu cầu đầu ra cho sản xuất nông nghiệp - bài toán nan giải cho Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế vẫn đang để lại nhiều hệ luỵ. Gần đây nhất, một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường xuyên nhắc đến việc chuyển đổi trồng lúa vụ 3 sang trồng hoa màu nhằm hạn chế nguồn cung gạo đang thừa, giá rẻ.
Tuy nhiên, khi bài toán "gạo giá rẻ” vẫn chưa được giải thì hoa màu được sản xuất ra với lượng lớn vẫn không thể trả lời được câu hỏi "ai đảm bảo đầu ra?". Tất nhiên nếu Nhà nước vẫn loay hoay thì thương lái Trung Quốc sẽ có thể tận "gom" ngô, khoai, sắn.
Theo Doanh nhân Sài Gòn



.......................


Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái Trung Quốc rủi ro rất cao. Từ nhiều năm qua, họ đã làm không chỉ người nông dân mà cả thương nhân Việt Nam điêu đứng. Thực tế chứng minh họ đã tung ra các chiêu lừa ngoạn mục khiến cho hàng ngàn người bị quỵt nợ, hàng hóa bí đầu ra...
tt_78f72

Mấy tháng nay sự xuất hiện của hàng loạt thương lái Trung Quốc dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với mục đích dụ dỗ, o ép nông dân bán các loại thực phẩm, rau quả đã khiến nhiều địa phương hoang mang, gây xáo trộn thị trường, khó khăn cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều địa phương đã lên tiếng khuyến cáo hãy cảnh giác cao độ với thương lái Trung Quốc.
Mua gom ồ ạt rồi phá giá
Nhiều hộ dân ở vựa xoài Úc Cam Lâm (Khánh Hòa) cho biết, Cam Lâm là một vựa xoài Úc có thương hiệu của Việt Nam, mấy năm qua đã xuất sang một số thị trường quốc tế thông qua Công ty EMU Việt Nam (100% vốn của Úc). Gần tháng nay, hàng chục thương lái Trung Quốc bỗng dưng xuất hiện và lùng sục khắp vùng để mua hàng. Đại diện Công ty EMU bức xúc cho biết: "Họ ồ ạt xuất hiện, biết khó cạnh tranh với công ty nên họ đã đẩy giá lên cao hơn và mua cả hàng xấu với số lượng lớn rồi dán nhãn xoài Úc Cam Lâm sau đó xuất sang nước ngoài theo đường tiểu ngạch".
Theo Công ty EMU đây là một cách làm rất nguy hiểm vì khi thương lái Trung Quốc dụ nông dân bán giá cao mà không phân biệt chất lượng sản phẩm rồi tuồn sang nước khác sẽ khiến hình ảnh xoài Úc Cam Lâm bị thế giới chê bai.
Cũng như xoài Úc Cam Lâm, gần tháng nay, tại cảng cá Vĩnh Lương (Nha Trang), hàng chục thương lái Trung Quốc thường xuyên xuất hiện và ráo riết vét hàng thủy hải sản. Không biết họ đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường nào nhưng theo nhiều ngư dân, các thương lái này rất rành cách mua bán của người Việt. Đồng thời những loại cá có thương hiệu của Việt Nam như cá hố dài, cá ngừ được chú trọng thu mua trước.
Không chỉ đứng ra thu mua, các thương lái này còn kết hợp với rất nhiều đầu nậu khác khiến thị trường thủy sản Nha Trang khuynh đảo.
Ông Nguyễn Quang Đô, một ngư dân lâu năm cho biết: "Cách làm của thương lái Trung Quốc rất có vấn đề, họ gom hàng hổ lốn rồi đóng thùng đưa lên contener để xuất đi nước khác chứ không phân loại như các công ty uy tín của Việt Nam".
Nổi tiếng nhất ở cảng cá Vĩnh Lương là trùm thương lái A Tỷ. Hàng ngày A Tỷ chỉ đạo đội thương lái Trung Quốc gom hàng, nói tiếng Việt bập bõm A Tỷ cho biết: "Gom hàng là ý tốt của Trung Quốc vì nhân dân tiêu thụ được hàng hóa nhanh chóng".
Biết Đà Lạt là vựa rau và hoa quan trọng của cả nước, đóng vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất khẩu sang nước ngoài, thời gian qua thương lái Trung Quốc đã nâng giá lên cao và mua cả rau, hoa khi vừa trồng xuống, đến khi thị trường Đà Lạt khan hiếm rau và hoa thì thương lái Trung Quốc đẩy hàng của họ ồ ạt vào khiến nông dân Đà Lạt bị ép giá thê thảm.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết, thị trường hoa Việt Nam đang bị hoa Trung Quốc chiếm lĩnh khi họ bán các loại hoa cùng loại vào nước ta với giá rẻ hơn. Đặc biệt là hoa ly, hoa hồng vì ở Trung Quốc hiện đang là thời kỳ rộ hoa ly, hoa hồng nên giá bán sang Việt Nam rất rẻ mạt khiến hàng của Việt Nam ế ẩm.
Cả tháng nay, hai địa phương trồng hoa hồng nhiều nhất ở Đà Lạt là làng hoa Vạn Thành và An Sơn bao trùm một không khí buồn bã, giá các loại hoa tại đây giảm thê thảm, trung bình từ 40-60% so với trước.
Nông dân, doanh nghiệp chớ hám lợi trước mắt
Với những cách làm trên của thương lái Trung Quốc, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất thị trường trên thế giới đồng thời trong tương lai sẽ thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích lâu dài.
Trước tình hình này, ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND huyện Cam Lâm hạn chế giao thương với Trung Quốc, đồng thời khuyến cáo nông dân phải cảnh giác trong việc bán sản phẩm xoài Úc và các loại nông sản khác cho các thương lái Trung Quốc, đừng vì lợi ích trước mắt để đánh mất thương hiệu của mình.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó ban quản lý Cảng cá Vĩnh Lương cho biết tại cảng này có 13 thương lái Trung Quốc chuyên thu mua cá, trước đây chỉ vài người. Từ đầu năm đến nay, tổng cộng 5.580 tấn cá qua cảng, khoảng hai phần ba trong số này được bán cho người Trung Quốc, đây là điều rất đáng lo ngại.
Ông Võ Thiên Lăng, đại diện Hội nghề cá Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại, không chỉ ở cảng cá Vĩnh Lương và tại hầu hết các cảng cá ở Khánh Hòa đều có mặt nhiều thương gia Trung Quốc đến tận tàu trực tiếp thu mua thủy sản các loại, nhất là các loại cá đã khẳng định được thương hiệu Việt Nam. Điều này không chỉ gây khốn đốn cho các doanh nghiệp trong nước mà lâu dài các loại nguyên liệu này sẽ trở nên cạn kiệt.
Một số công ty thủy sản ở Khánh Hòa cũng không kém phần lo lắng khi thương lái Trung Quốc chế biến sản phẩm không theo một quy chuẩn nào. Không chỉ thực phẩm và rau quả mà nhiều ngày qua tại Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Nam còn xuất hiện một số thương lái Trung Quốc lùng sục tìm mua các loại gỗ quý hiếm.
Đặc biệt, các thương lái này thường cấu kết với các lâm tặc nhằm thu mua nhanh và được nhiều. Không chỉ thu mua các loại hải sản, ngày 2/8, đến khu vực khai thác rong mơ ở cuối đường Phạm Văn Đồng (Nha Trang) chúng tôi còn bắt gặp một số thương lái Trung Quốc thu mua rong mơ theo kiểu vét sạch.
Vì cái lợi trước mắt nên rong mơ còn rất non cũng đã bị khai thác theo kiểu tận diệt để bán cho thương lái Trung Quốc. Rong mơ có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, là nơi làm tổ của các loài thủy sản, hấp thụ các chất thải hữu cơ tại các vùng cửa biển. Đặc biệt rong mơ có vai trò rất quan trọng trong chiết xuất thực phẩm dinh dưỡng. Nếu nông dân bị Trung Quốc dụ dỗ, vì giá cao trước mắt mà khai thác quá mức sẽ khiến rong mơ cạn kiệt. Điều này không những dẫn đến suy thoái về rong mơ mà còn suy thoái về môi trường, suy thoái về nguồn lợi ven bờ, về lâu dài rất bất lợi.
Qua tìm hiểu, thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc là núp bóng du lịch để thu mua nông sản. Một dân cho hay: "Họ thuê các kho vựa để chứa hàng rồi nhờ thương lái trong nước đi mua. Họ không mở tài khoản thanh toán hay thư tín dụng, nên khi họ bỏ đi, người gánh chịu hậu quả chính là các thương lái trong nước. Nhiều thương lái, chủ vựa nông sản cho biết lúc đầu thương lái Trung Quốc trả tiền rất đàng hoàng, chi hoa hồng cao để tìm được nhiều mối làm ăn. Khi đã quen mặt, họ bắt đầu rút vốn. Trong khi thương lái trong nước phải bỏ tiền mua nông sản, thương lái Trung Quốc lại trả theo hình thức gối đầu, sau đó chậm trả rồi bỏ trốn.
Hạn chế cấp phép cho tàu thuyền Trung Quốc
Bài toán khó đối với các tỉnh Nam Trung Bộ là quản lý và hạn chế tàu thuyền nước ngoài. Vậy nên, ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng cục Thủy sản không cấp giấy phép cho tàu Trung Quốc vào vùng biển Vũng Rô để thu mua thủy, hải sản. Vũng Rô là một vùng biển quan trọng của miền Trung, khu vực này không được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản. Nếu cho phép tàu Trung Quốc thu mua thủy sản sẽ tạo điều kiện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép tại Vũng Rô có cơ hội bùng phát trở lại.
Trong cuộc làm việc với Phú Yên, Khánh Hòa, ông Phan Văn Tường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng kiến nghị cần giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc ở một số vùng biển cụ thể, không có nguy cơ đe dọa đến chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Khi các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc xuất hiện ở tỉnh nào thì phải kiểm tra ráo riết. Hàng trăm ngư dân làm nghề đánh bắt xa bờ ở cảng Hòn Rớ cũng đã có hành động rất đáng khích lệ là tổ chức liên hệ, kết nghĩa với các ngư dân ở nhiều tỉnh khác tạo thành khối đoàn kết vững chắc khi ra khơi. Phải khẳng định, chuyện nông dân và các thương nhân Việt Nam đều chịu thua thiệt ngay trên sân nhà khi bắt tay làm ăn với những thương lái người Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, số lần "làm ăn đàng hoàng" chỉ tính được trên đầu ngón tay, còn đa số họ dùng những thủ đoạn để làm nhiễu loạn thị trường, làm hàng hóa Việt Nam rớt giá thảm hại khiến người nông dân nhiều phen dở khóc dở mếu.
Cần đặt câu hỏi, những thương lái Trung Quốc chỉ đến Việt Nam thu mua hàng hóa hay mục đích làm nhiễu loạn thị trường? Bên cạnh đó, họ còn mục đích gì khác ngoài việc kinh doanh? Vậy nên, việc đề phòng cảnh giác, không nên vì cái lợi trước mắt mà hại chính mình là cực kỳ cần thiết với bà con nông dân và các thương nhân nhiều vùng trong cả nước.
Theo vneconomy.vn

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Viết về ca khúc “Hàn Mặc Tử” của Trần Thiện Thanh.



Bài hát Hàn Mặc Tử đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1965. Đây là một trong những ca khúc rất thành công của ông, khi kể về cuộc đời tình ái sự nghiệp của một thiên tài trong thi ca Việt Nam, là thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940).

Bài hát bắt đầu bằng các câu thơ của HMT, được ngâm lên cho đoạn dạo đầu (prélude):

Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò


Sau đó thì tác giả chuyển qua điệu nhạc Bolero :

Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
LẦU ÔNG HOÀNG đó, thuở nao chân HÀN MẶC TỬ đã qua.
Ánh trăng treo nghiêng-nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng
Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người
Tìm về giữa đêm buồn …

“Đường lên dốc đá, nhớ xưa hai người đã một lần đến
Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên, chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngư điên cuồng cho trời đất cũng tan thương
Mà khổ đau niềm riêng
…"

Bài hát “Hàn Mặc Tử” này đã trở nên thật nổi tiếng ở Việt Nam kể từ lúc được ca sĩ Trúc Mai trình bày ở Đại nhạc hội tại rạp hát Thanh Bình, Sài Gòn vào năm 1965. Sau đó bài hát này được phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi cho đến tận ngày hôm nay. Đi đâu cũng nghe người ta hát “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho…” từ nhà hàng, quán cà-phê, bến xe đò, bến phà, các xe bán hàng rong khắp hang cùng ngõ hẻm. Ca sĩ Trúc Mai đã bắt đầu đi hát từ năm 1959. Cô là một trong bốn ngôi sao của phòng trà Hòa Bình, gồm Bạch Yến, Bích Chiêu (chị của Khánh Hà), Thùy Nhiên và Trúc Mai. Giọng hát của cô rất ngọt ngào, đầm ấm. Cô diễn tả bài hát thật nhẹ nhàng, thoải mái như ru nhè nhẹ vào tai người nghe. Nhờ vậy mà Trúc Mai đã tiếp tục sự nghiệp ca hát của cô trong hơn ba mươi năm. Sau một thời gian dài vắng bóng, cô đã tái ngộ khán giả khắp nơi ở chương trình Paris By Night 78 “Đường Xưa” khi song ca với Phương Hồng Quế trong liên khúc “Giọt lệ đài trang”. Đến với chương trình Asia 50 để tưởng niệm Nhật Trường, ca sĩ Trúc Mai sẽ kể lại các kỷ niệm vui buồn của cô trong những năm trình diễn bài hát Hàn Mặc Tử này. Nhưng hôm nay cô không hát lại ca khúc này, mà để cho giọng ca trẻ Y Phụng ngợi ca Hàn Mặc Tử. Trước đây cũng có vài ca sĩ ở hải ngoại đã hát bài “Hàn Mặc Tử” này. Trong đó có cô ca sĩ mang hai dòng máu Việt-Mỹ là Thúy Hằng đã hát bài này đúng 6.41 phút trong CD “Thúy Hằng 3: Tình Thiên Thu” do Mây Productions sản xuất năm 1998.

Cuộc đời ngắn ngũi 28 năm của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến. Từ những bài báo, tiểu thuyết, cải lương, thoại kịch, phim truyện và hiện nay ở các đài truyền hình bên Việt Nam cũng đang cho trình chiếu một bộ phim truyện vài chục tập về cuộc đời Hàn Mặc Tử. Ông đúng là một thiên tài bất hạnh trong làng thi ca Việt Nam.

Tên thật của ông là Nguyễn Trọng Trí, sanh tại làng Lệ Mỹ , Đồng Hới, Quảng Trị vào ngày 22 tháng 9 năm 1912, trong một gia đình theo đạo Công giáo. Vóc mình ốm yếu, tính tình ông hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Thân phụ ông làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở. Vì vậy, Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926). Năm 1930 thì Hàn Mặc Tử thôi học vào Qui Nhơn sống với mẫu thân và năm 1932 thì ông xin được việc làm ở sở Đạc Điền tại đó. Trong thời gian này ông có yêu một thiếu nữ tên là Hoàng Cúc ở gần nhà, nhưng mộng ước không thành. Người yêu theo chồng ra Huế sống. Buồn tình, năm 1935 HMT xin thôi việc vào Sài Gòn viết báo. Từ nhỏ Hàn Mặc Tử đã làm thơ đăng báo khắp nơi và ký các bút hiệu như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử (người ở sau tấm rèm lạnh: hàn là lạnh, mạc là bức rèm) và cuối cùng là Hàn Mặc Tử (anh chàng với bút mực: hàn là cây viết, mặc là mực) .

Rất nhiều người vẫn thắc mắc là Hàn Mặc Tử có tất cả bao nhiêu người yêu chính thức?

Có người từng nói rằng “thi nhân muôn đời luôn luôn là giống đa tình”, nên Hàn Mặc Tử cũng có rất nhiều người yêu và cũng có rất nhiều độc giả yêu thơ của chàng, viết thư làm quen. Trong số đó có Mộng Cầm (tức Huỳnh Thị Nghệ) là một thiếu nữ xinh đẹp từ Quảng Ngải vào và trọ học ở nhà người cậu nơi tỉnh Phan Thiết. Sau nhiều lần trao đổi thơ từ, thì họ cùng hẹn nhau để gặp mặt. Cuối tuần, Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn đi Phan Thiết bằng xe lửa để tìm thăm Mộng Cầm. Họ đã dạo chơi khắp các thắng cảnh của Phan Thiết, trong đó có “Lầu Ông Hoàng”. Trần Thiện Thanh đã viết: “Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân HMT đã qua". Ai đã ở tỉnh Phan Thiết thì chắc cũng đã có lần nghe nhắc đến Lầu Ông Hoàng. Đó là một dinh thự to lớn, nguy nga tráng lệ, xung quanh có vườn tược, cây cảnh rất xinh đẹp và nằm trên một ngọn đồi nhìn ra biển xanh. Lâu đài này do một ông hoàng (công tước) người Pháp tên là De Montpensier mua khu đất này và xây cất lên vào năm 1911 để làm nơi nghỉ hè, vui chơi cho gia đình ông. Năm 1917 thì một doanh nhân Pháp mua lại để làm khách sạn cho du khách thuê. (Trong thời chiến tranh sau này, khu Lầu Ông Hoàng này đã bị bom đạn phá hũy hoàn toàn, nay chỉ còn cái nền cao mà thôi). Thuở xa xưa đó, những cặp tình nhân thường hẹn hò nhau đến khu vực này để ngắm cảnh và tâm tình với nhau nơi các băng ghế đá xung quanh vườn, nhứt là trong những đêm trăng sáng. Qua Mộng Cầm, HMT làm quen với cậu của nàng là Thi sĩ Bích Khê (1916-1946) và hai chàng thi sĩ này trở nên thân nhau như tri kỷ. Cuối tuần nào HMT cũng tới ở trọ nhà Bích Khê và hẹn gặp Mộng Cầm (Mộng Cầm ở trọ nhà một người cậu khác). Thời gian đó, không rõ vì lý do gì mà HMT bị bịnh phong cùi (leprosy), hai vành tai ửng đỏ, ngứa ngái khắp nơi. Tuy vẫn thơ từ qua lại, nhưng Mộng Cầm lãng tránh dần thi sĩ, ít khi hò hẹn với nhau. Hàn Mặc Tử âm thầm tìm thầy chạy chửa thuốc men, bịnh tình cũng thuyên giảm dần dần, và thi sĩ vẫn tiếp tục làm thơ, viết báo ở Sài Gòn.

Nhưng qua năm 1938, căn bịnh quái ác này trở nên nặng hơn, nên thi sĩ bèn quay về Qui Nhơn thuê một căn nhà nhỏ trên đồi, sống biệt lập cách xa thành phố, tuyệt giao với tất cả bạn bè. Hàng ngày có một tiểu đồng về nhà mẹ của HMT gần đó lãnh cơm nước, thuốc men đem đến cho chàng. Trần Thiện Thanh đã viết:

HÀN MẶC TỬ xuôi về quê cũ dấu thân nơi nhà hoang,
MỘNG CẦM hởi thôi đừng thương tiếc tủi cho nhau mà thôi,
Tình đã lỡ xin một câu hứa kiếp sau ta trọn đôi,
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi
.”

Từ khi phát bịnh, cơ thể đau nhức đến phát điên, nhứt là vào những đêm trăng sáng. Hàn Mặc Tử lại càng làm thơ hay hơn, như những câu thơ mà Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc:

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò

Bao giờ đậu trạng, vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ

Không, không, không ! Tôi chẳng bán hòn trăng
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt là anh dại quá
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang
?”

Có đêm ông nằm mơ thấy Đức Mẹ hiện về, nên ông đã viết bài “Thánh nữ Đồng Trinh” để tạ ơn:

Maria! Linh hồn con ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến…

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương

Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn Thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi
..”

Trong lúc cô đơn, tuyệt vọng chán chường, thi sĩ lại nhận được tin Mộng Cầm đi lấy chồng, nên HMT lại càng đau khổ hơn:

Trời hởi nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẳn làm sao ăn ?
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng
?”

Trần Thiện Thanh đã viết lời ca:

Tìm vào cô đơn, đất Qui nhơn gầy đón chân chàng đến.
Người xưa nào biết chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa,
Chốn hoang liêu tiêu sơ HÀN âm thầm nghe trăng vỡ
.”

Hình như cái bịnh phong cùi này thường làm cho Hàn Mặc Tử đau đớn nhiều hơn trong những đêm có trăng. Thi sĩ đã thức trọn đêm để làm thơ:

Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi


Có lúc thi sĩ Bích Khê ghé thăm, thấy HMT buồn, nên giới thiệu chàng làm quen với người chị của BK là Lê Thị Ngọc Sương (tức là dì ruột của Mộng Cầm) để hai người thơ từ qua lại. HMT đã làm liền một bài thơ sau khi nhìn vào tấm ảnh của Ngọc Sương:

Ta đề chữ NGỌC trên tàu chuối
SƯƠNG ở cung thiềm nhỏ chẳng thôi
Tình ta khuấy mãi không thành khối
Nư giận đòi phen cắn phải môi


Đây chỉ là một mối tình đơn phương, vì Ngọc Sương không hề yêu HMT nhưng cô cũng khiến thi sĩ sáng tác được nhiều bài thơ hay. Lúc đó lại có nữ thi sĩ Mai Đình (tên thật Lê Thị Mai) yêu HMT tha thiết, tình nguyện đến ở bên chàng săn sóc, lo thuốc men. Nhưng thi sĩ đã từ chối và chỉ tiếp chuyện với cô được vài lần. Tuy vậy HMT cũng đã làm những bài thơ trong đó có câu:

Đây MAI ĐÌNH tiên nữ ở Vu Sơn
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt …
Nàng, ôm nàng hai tay ta ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật
…”

Thơ từ qua lại với Mai Đình trong hai năm (1938-1939) rồi HMT tuyệt giao. Có lúc tưởng như bớt bịnh, bạn bè đến thăm, lại mang thơ độc giả ái mộ cho HMT xem (1940). Trong đó có một nữ sinh trung học tên Thương Thương đã làm cho HMT cảm động, và thi sĩ lại tìm được tình yêu trong mộng, như:

Sầu lên cho tới ngàn khơi
Ai lau ráo lệ cho lời nói ra
chiều nay tàn tạ hồn hoa
nhớ THƯƠNG THƯƠNG quá, xót xa tâm bào
…”

Gần cuối năm 1940, căn bịnh của HMT trở nên nặng hơn. Gia đình đành phải đưa ông vào nhà thương phung cùi Qui Hòa, cách Qui Nhơn 5 cây số, nơi có các dì phước người Pháp săn sóc cho bịnh nhân. Lúc này thi sĩ đã bớt điên loạn và dần dần chấp nhận cái chết gần kề. Ông đã mơ ước:

Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
!”

Ông luôn luôn nhớ đến Phan Thiết, nhớ đến Mộng Cầm và những kỷ niệm thời hoa bướm ngày xưa. Thi sĩ đã viết những câu thơ dưới đây như những lời trăn trối sau cùng trong đớn đau tuyệt vọng:
‘…
Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng
Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông-Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương tha thiết

Ôi ! Trời ơi ! là Phan Thiết ! Phan Thiết !
Mà tang thương còn lại mảnh sao rơi
Ta đến nơi : nàng ấy vắng lâu rồi !
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ !

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ
Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng

Ta vãi tung thơ lên tận cung Hằng
Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết.
Hỡi Phan Thiết ! Phan Thiết !
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư !”


Rời túp lều hoang không đầy hai tháng, thì Hàn Mặc Tử yếu dần và tạ thế tại nhà thương Qui Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 1940. Được tin ông mất, các tờ báo trên khắp nước đã viết bài, đăng tin, ra số đặc biệt tưởng niệm thi sĩ tài hoa nhưng bất hạnh này. Bạn bè, người yêu, độc giả khắp nơi đều thương tiếc, nhưng không một ai đến đưa đám tang thi sĩ HMT. Trần Thiện Thanh đã kết thúc bài hát Hàn Mặc Tử bằng:

Xót thương thân bơ vơ cho đến một buổi chiều kia
Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao
MẶC TỬ nay còn đâu
!

Trăng vàng ngọc trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng
!...”


Khi sáng tác ca khúc “Hàn Mặc Tử” này cách đây đúng 40 năm (1965-2005), có lẽ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không ngờ rằng sau này cuộc đời ông cũng có nhiều điểm giống như thi sĩ tài hoa bạc mệnh này. Nơi tỉnh nhà Phan Thiết, từ nhỏ Trần Thiện Thanh đã cùng bạn bè dạo chơi ở những nơi mà ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu. Nên ông đã viết: “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa, Lầu ông Hoàng đó, thuở nao chân HMT đã qua”.
Vào Sài Gòn lập nghiệp, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã mang theo ông những kỷ niệm này và sáng tác nên “Hàn Mặc Tử”. Trong khoảng thời gian bắt đầu ca hát và viết nhạc từ năm 1958 cho đến năm 1975, ca sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã cống hiến cho đời những lời ca tiếng nhạc thật tuyệt vời. Tên tuổi và danh vọng của ông đã sáng rực lên khắp mọi nơi. Đã có không biết bao nhiêu thiếu nữ, khán giả ở mọi lứa tuổi yêu nhạc và yêu thương ông tha thiết. Nhưng kể từ sau năm 1975, thì sự nghiệp của ông dần dần đi xuống, kể cả khi ra hải ngoại, những sáng tác mới của ông cũng không còn xuất sắc được như ngày xưa. Cuối cùng thì ông lại mắc phải một chứng bịnh nan y là ung thư phổi. Những tháng ngày cuối cùng của ông thật là cô đơn, hiu quạnh. Đâu còn thấy lại “ánh đèn sân khấu”, đâu còn thấy lại những khán giả thân thương, những bạn bè xưa, người yêu cũ. Ngay cả bà mẹ già 82 tuổi và cô em gái Như Thủy trong ban Tứ ca Nhật Trường ngày xưa, những đứa con, đứa cháu của ông vẫn còn ở bên Việt Nam nghìn trùng xa cách. Những tuần lễ sau cùng, khi đã tuyệt vọng, ông không chịu nằm trong bịnh viện mà muốn trở về nằm nghỉ nơi nhà riêng. Bên cạnh ông trong giờ hấp hối chỉ có người vợ sau là ca sĩ Mỹ Lan và đứa con trai út mới vừa 3 tuổi, tên là Trần Thiện Anh Chí. Ông đã ra đi trong âm thầm lặng lẽ sau mấy tháng chịu nhiều đau đớn, dày vò vì căn bịnh quái ác này. Cho đến ngày 13-5-2005 thì “trời đất như quay cuồng, khi hồn phách vút lên cao”. Trần Thiện Thanh đã thực sự vĩnh biệt chúng ta khi vừa đúng 62 tuổi đời, là cái tuổi vẫn còn rất trẻ trên đất tạm dung Hoa Kỳ. 

(Sưu tầm...)



Hàn Mặc Tử & Trần Thiện Thanh (1)


TÁC PHẨM - TÁC GIẢ
HUYỀN THOẠI VỀ HÀN MẶC TỬ
người tình và thi ca (bài 1)

- Nguyễn Việt

Nhà thơ Hàn Mặc Tử có tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình. Con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị Duy. Tổ tiên nhà thơ khi trước vốn mang họ Phạm, quê quán Thanh Hóa, vì ông cố tên Phạm Chương có liên can về quốc sự nên gia đình bị truy nã. Ông nội là Phạm Bồi trốn vào tỉnh Thừa Thiên đổi ra họ Nguyễn. Và cụ thân sinh của nhà thơ Hàn Mặc Tử là Nguyễn Văn Toản, tức con trưởng cụ Phạm Bồi tức Nguyễn Bồi đã đổi họ.
Từ năm 1930 – 1931, Hàn Mặc Tử đã làm thơ và bắt đầu có tiếng tăm. Ngoài bút hiệu Hàn Mặc Tử (có nghĩa Chàng bút mực), ông còn ký với nhiều tên khác như Lệ Thanh, Phong Trần.
Thời thanh niên lúc Hàn Mặc Tử vừa tròn 20 tuổi (1932), ông vào làm việc ở sở Đạc Điền, Quy Nhơn, thỉnh thoảng gửi thơ đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn, ký tắt bút hiệu P.T.Quy Nhơn.
Đầu năm 1935, Hàn Mặc Tử xin thôi việc, do ông từng gặp gỡ cụ Phan Bội Châu, lúc đó cụ Phan mở ra “Mộng Du thi xã”, kêu gọi mọi người gửi thơ văn đến xướng họa. Lời kêu gọi của nhà yêu nước được mọi người hưởng ứng sôi nổi. Vào khoảng năm 1931 thơ từ các nơi gửi về cho “Mộng Du thi xã” rất nhiều. Và trong số các bài thơ gửi đến, cụ Phan Bội Châu đặc biệt tâm đắc với ba bài thơ Đường luật có tên là “Thức khuya”, “Chùa hoang” và “Gái ở chùa” của Hàn Mặc Tử. Vì vậy Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng khá lớn tâm hồn người chí sĩ cách mạng này.
Khi được cụ Phan Bội Châu giới thiệu thơ của ông lên báo, Hàn Mặc Tử trở nên thân thích với cụ Phan. Lúc này thực dân Pháp đang chú ý đến những ai có mối quan hệ mật thiết với nhà yêu nước Phan Bội Châu, và sau một thời gian theo dõi, cuối cùng mật thám Pháp quyết định gạt tên Hàn Mặc Tử ra khỏi danh sách những người được bảo trợ sang Pháp du học. Tiếp đó, Chánh sở mật thám Huế còn gửi công văn vào Quy Nhơn yêu cầu điều tra về ông. Người anh đầu của ông phải gửi thư ra Huế nhờ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, một người quen thân với gia đình xưa nay nhờ can thiệp chuyện mới êm.
Chính điều này, khi Hàn Mặc Tử không được học bổng đi du học ở Pháp, ông quyết định lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm đó ông vừa 21 tuổi. Khi lên Sài Gòn, Hàn Mặc Tử vừa làm phóng viên vừa phụ trách trang thơ cho báo Công luận, Tân Thời, Trong Khuê Phòng. Ngoài báo tiếng Việt, ông còn viết cho một số báo tiếng Pháp như Impartial, Opinion, La Lutte... Ở đây Hàn Mặc Tử mới quen với Mộng Cầm, vì Mộng Cầm ở Phan Thiết làm thơ gửi bài cho báo Trong Khuê Phòng đang do Hàn Mặc Tử phụ trách trang thơ. Từ đó hai người bắt đầu trao đổi thư từ, và ông quyết định ra Phan Thiết để gặp Mộng Cầm, bắt đầu một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
Tuy vậy do phụ trách thơ trên báo, nên cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều phụ nữ khác nhau. Những mối tình này đều để lại nhiều dấu ấn trong đời văn thơ của ông. Có những người Hàn Mặc Tử đã gặp, có những người chỉ giao tiếp qua thư từ, có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện…
Ở Sài Gòn được một năm ông trở về Quy Nhơn, rồi mắc bệnh phong cùi, điều trị tại nhà khá lâu không hết, sau bị cưỡng bức vào nằm trong nhà thương Quy Hòa. Chẳng bao lâu ông mất vào ngày 11/11/1940, hưởng dương 28 tuổi.
Khi qua đời nhà thơ Hàn Mặc Tử được an táng tại nghĩa trang của bệnh viện Quy Hòa. Mười chín năm sau, gia đình và bạn bè của ông xin được đất ở một ngọn đồi thấp tại Gành Ráng, và cải táng hài cốt về đó chôn cất vào ngày 13/01/1959, như Nguyễn Thị Như Ngãi, Nguyễn Thị Như Lễ, Nguyễn Bá Hiếu, Quách Tấn cùng một số văn nghệ sĩ đứng ra thực hiện.
Về thơ, Hàn Mặc Tử đã xuất bản gồm Gái quê (1936) do chính tác giả ấn hành còn Thơ Hàn Mặc Tử (1959) do thân hữu tập hợp xuất bản.
Vào thập niên 60, 70 thế kỷ trước, đã có nhiều nhạc sĩ phổ thơ của Hàn Mặc Tử trong đó có Phạm Duy, nhưng chưa có ca khúc nào nổi tiếng bằng nhạc phẩm “Hàn Mặc Tử” do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác (tức nam ca sĩ Nhật Trường). Tựa nhạc phẩm này lấy theo ý thơ “Trăng vàng Trăng ngọc” và các bài thơ trong tập “Thơ Hàn Mặc Tử” để sáng tác.
Chúng tôi xin giới thiệu sau đây và một bài “Về thôn Vĩ Dạ” được nhiều người biết đến :

TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
oOo
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
oOo
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!


Nhạc phẩm HÀN MẶC TỬ của Trần Thiện Thanh
Phổ theo ý thơ “Trăng vàng trăng ngọc” và câu chuyện tình với nữ sĩ Mộng Cầm.
Thơ : Ai mua trăng, tôi bán trăng cho / Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ / Ai mua trăng, tôi bán trăng cho / Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
Nhạc : Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa / Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng tròn / Hàn Mặc Tử đã qua / Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng / Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương / Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về những đêm buồn
Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến / Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân / Tiếc thay cho thân trai một, nửa đời chưa qua hết / Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan / Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất củng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.
Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang / Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi / Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi / Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi / Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến / Người xưa nào bíêt, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa / Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm ôm trăng vỡ / Khóc thương thân bơ vơ, cho đến một buôỉ chiều kia / Trời đất như điên cuồng khi hồn phách vút lên cao / Mặc Tử nay còn đâu ? Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ / Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng .

VỀ THÔN VĨ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
oOo
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
oOo
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?


NHỮNG MỐI TÌNH CỦA HÀN MẶC TỬ

MỘNG CẦM
Mộng Cầm sinh ngày 17/7/1917 mất ngày 23/7/2007 tại Phan Thiết. Theo các tài liệu của Nguyễn Bá Tín (em ruột Hàn Mặc Tử), và nhà văn Quách Tấn thì giữa Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm từng quen biết nhau qua thơ văn. Đó là khoảng năm 1934, khi Hàn Mặc Tử rời Quy Nhơn vào Sài Gòn phụ trách trang thơ cho tờ Trong khuê phòng. Bà là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì "lây nhiễm tinh thần thơ văn" của ông cậu nên bà cũng làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận được một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và đăng, và từ đó hai người quen nhau.
Hai mươi năm sau ngày Hàn Mặc Tử mất, tức vào năm 1961, nhà thơ Nguyễn Vỹ đang là chủ báo tờ tạp chí Phổ Thông, đã cử ký giả Châu Mộng Kỳ tìm gặp Mộng Cầm để thực hiện một bài phỏng vấn về mối tình giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm trong thời gian đó.
Nhờ mối quan hệ đặc biệt, vì ký giả Châu Mộng Kỳ từng là thầy dạy cho con riêng chồng của Mộng Cầm, nên bài phỏng vấn mới thực hiện được, trước đó nhiều ký giả đã bị từ chối.
Trong bài trả lời, Mộng Cầm phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa bà và Hàn Mặc Tử. Mộng Cầm nói :
- "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh (Hàn Mặc Tử) thổ lộ mối tình đó với tôi. Tôi có trả lời : Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện... Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà và trong nhiều bức thư anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời, nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối : Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu em".
Bài phỏng vấn này đăng lên, chủ báo Nguyễn Vỹ cho biết bà Mộng Cầm đã đọc và không có điều gì thắc mắc rồi ông kết luận : "đã giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc". Tuy nhiên với độc giả, bài trả lời phỏng vấn của Mộng Cầm đã gây sốc. Bởi mối tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử đã được người đời nâng lên thành huyền thoại. Ngay cả Ngọc Sương, dì ruột của Mộng Cầm cũng phản đối. Rồi đến Quách Tấn, người đã ủng hộ việc Mộng Cầm đi lấy chồng, cũng giận dữ trước lời phát biểu của bà.
Quách Tấn viết : "Cuộc tình duyên giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi chỉ nói những gì có thể nói được, nói những gì có thể giúp cho bạn đọc hiểu thêm về tâm hồn Hàn Mặc Tử, văn chương của Tử mà thôi".
Vậy Mộng Cầm đã nói thật hay nói dối ?
Nhưng rất dễ nhận thấy, đó là những lời nói dối của những phụ nữ khi đã có chồng, họ muốn chôn đi quá khứ để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Còn thật ra mối tình Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm đã được rất nhiều người gần gũi xác nhận.
Trần Thanh Mai, một người bạn của Hàn Mặc Tử đã công bố mối tình này trong cuốn sách viết về Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1942 : "Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà ! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyền cùng nhau những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm. Thường thường họ hay gặp nhau ở hai tỉnh Qui Nhơn và Phan Thiết, đưa nhau đi chơi bãi biển, viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới rồi".
Vì thế nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đầy nước mắt về mối tình này. Trong bài “Muôn năm sầu thảm”, ông đã kêu tên Mộng Cầm lên một cách thảm thiết:
"Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi".

Còn bài “Phan Thiết Phan Thiết”, ông nhắc đến những kỷ niệm xưa về lầu Ông Hoàng, nơi ông và Mộng Cầm từng dạo chơi thuở nào :
"Ta lang thang tìm tới chốn lầu
Trăng Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi".


HOÀNG CÚC
Hoàng Cúc là một người đẹp liên quan đến bài thơ tình hay nhất “Bài thơ thôn Vĩ”, tên thật Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
Năm 1933, khi Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen em thúc bá của Hoàng Cúc là Hoàng Tùng. Anh em thường tụ tập bên nhau để bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc cũng đang tập tành viết báo làm thơ với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên quen biết Hàn Mặc Tử từ dạo đó. Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đã đem lòng si mê Hoàng Cúc. Ông đã làm một số bài thơ tặng bà như bài Vịnh hoa cúc, Trồng hoa cúc... Một số bài đã đến tay Hoàng Cúc qua Hoàng Tùng. Cho nên Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Hàn Mặc Tử đối với bà.
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế. Sau đó bà bắt đầu ăn chay trường trở thành cư sĩ tại gia, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng năm đó, Hàn Mặc Tử in tập thơ “Gái quê”, là tập thơ đầu tiên kể từ khi ông bỏ làm thơ Đường luật.
Và Hàn Mặc Tử đã tìm đến thôn Vĩ Dạ, nơi ở của Hoàng Cúc, nhưng chỉ đứng ngoài một lúc rồi bỏ đi, có lần ông gặp Hoàng Cúc trong một dịp hội chợ nhưng ông không dám tặng thơ cho bà. Nhiều năm sau đó, giữa hai người không có liên lạc, khi Hoàng Cúc nghe tin ông bị bệnh phong, liền gửi thư an ủi. Và ông đã cảm động sáng tác bài “Đây thôn Vĩ Dạ” gửi tặng bà.
Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có nhiều điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh bà Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đã đọc được hồi ký của Quách Tấn viết về bà với Hàn Mặc Tử, nên bà đã gửi thư để "nói lại cho rõ" :
"Hồi ấy tuy anh Trí ở gần nhà tôi, song anh ấy và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Anh Trí thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng ! Tuy thế anh Trí cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện..."
Cho nên việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử là điều dễ hiểu, phần do bà đã ăn chay niệm Phật tu tại gia. Tuy vậy bà Hoàng Cúc vẫn "dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt giữa Hàn Mặc Tử mà cũng là mối tình đầu của bà".

MAI ĐÌNH
Nói đến Mai Đình thực ra không phải là một người thơ, cũng không phải là người tình của Hàn Mặc Tử... Đúng nghĩa, bà chỉ là người bạn văn chương của ông. Mai Đình gặp Hàn Mặc Tử khi ông đã lâm bệnh, phải xa lánh mọi người ẩn mình trong cái chòi ở Gò Bồi, cách thành Quy Nhơn khoảng 15 km.
Nói về thân thế, Mai Đình xuất thân trong một gia đình khá giả, nhưng mang trong người dòng máu lãng mạn, từng theo tiếng gọi bốn phương cất bước ra đi. Nhờ có nghề dạy nữ công gia chánh nên bà kiếm kế sinh nhai khá dễ dàng. Mai Đình đã đặt chân đến nhiều vùng đất xa xôi, có khi bà qua tận Nam Vang. Năm 1937, bà đến Quy Nhơn.
Trước đó Mai Đình đã nghe danh nhà thơ Hàn Mặc Tử đã lâu. Là người có cá tính mạnh mẽ, nên bà không câu nệ, tìm cách giáp mặt ông. Lần đầu tiên, Hàn Mặc Tử vì tự ti bệnh tật hiểm nghèo nên không tiếp. Mai Đình bèn vào Nha Trang, thông qua Quách Tấn để "tiếp cận”.
Trong hồi ký của mình, nhà văn Quách Tấn nhớ lại : "Gặp tôi, nàng không chút e lệ, ngồi nói chuyện như người quen biết đã lâu. Nàng tỏ thật nỗi lòng đối với Hàn Mặc Tử : " Biết anh Trí mang bệnh ngặt nghèo, lòng tôi hết sức thương cảm. Tôi mong sao chia sớt được nỗi đau khổ của anh một đôi phần". Sau đó nàng còn trách Mộng Cầm sao đành lòng bỏ rơi Hàn Mặc Tử trong lúc hoạn nạn".
Sau lần chuyện trò cùng Quách Tấn, Mai Đình gửi bài thơ “Biết anh” để tặng Hàn Mặc Tử với những câu thơ thật lãng mạn :
"Còn anh em đã gặp anh đâu!
Chỉ cảm vần thơ có những câu
Âu yếm say sưa đầy cả mộng
Xui lòng tư tưởng lúc đêm thâu".

Đây là bài thơ đầu tiên mở ra một tình bạn văn chương thú vị giữa hai người. Hàn Mặc Tử nhận được thơ, liền hồi âm nhưng Mai Đình đã đi khỏi Nha Trang. Ông buồn rầu sáng tác bài “Lưu luyến” :
"Chửa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì".

Điều đặc biệt nhất trong mối quan hệ Mai Đình - Hàn Mặc Tử là nàng đã hành xử rất đúng tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ”. Vào mùa hè năm 1938, Mai Đình từ biệt Quy Nhơn để vào Sài Gòn thu xếp công việc. Khi trở ra, bà đưa cho Hàn Mặc Tử một món tiền để lo thuốc thang và nói ý định của mình, bà sẽ ở lại trong cái chòi cùng với ông, khiến Hàn Mặc Tử phải từ chối. Nhưng Mai Đình vẫn mặc kệ, cứ đi chợ nấu ăn, sắc thuốc cho ông, không hề ngần ngại bệnh tật rất hay lây lan của ông.
Hàn Mặc Tử xúc động trước việc làm của Mai Đình nên ông đã có nhiều câu thơ tặng bà :
"Đây Mai Đình tiên nữ ở Vu Sơn
Đêm muộn xuống gieo vào muôn sóng mắt
Nàng, ôm nàng hai tay ta ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!".

(Còn 1 kỳ : tiếp tục với những người tình và huyền thoại về Hàn mặc Tử)
Nguyễn Việt

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 22: Quy luật nguồn lực

Ngay cả ý tưởng hay nhất trên thế giới cũng không thể trở thành hiện thực nếu nó không nhận được đủ nguồn tài chính tương xứng.
Thật là sai lầm khi nghĩ rằng các ý tưởng tuyệt vời của các nhà khoa học, các doanh nhân,… trở thành hiện thực là vì được hỗ trợ chuyên nghiệp về marketing. Marketing là một cuộc chơi mà hai bên tham gia đều ra sức tranh giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Bạn cần có tiền để thực hịện những chiến dịch quảng bá thu hút khách hàng. Khi đã có được thị trường ổn định, bạn vẫn cần tiền để duy trì vị thế đạt được.

Steve JobsSteve Jobs và Steve Wozniak có ý tưởng vĩ đại. Nhưng chính nhờ 91.000 USD của Mike Markkula mà máy tính của Apple có tên trên bản đồ kinh tế thế giới.
Một ý tưởng trung bình và một triệu đô la trong tay sẽ vượt trội hơn là chỉ có đơn thuần một ý tưởng vĩ đại trong đầu. Ý tưởng mà không có nguồn tài chính để thực hiện là ý tưởng vô dụng. Tất nhiên điều này không phải lúc nào cũng chính xác. Nhưng bạn phải sử dụng ý tưởng của mình để kiếm ra tiền, chứ không phải cậy nhờ sự trợ giúp của marketing. Marketing sẽ được thực hiện sau đó.

Hãy nhớ rằng ý tưởng mà không có đủ nguồn tài chính để thực hiện sẽ trở nên vô dụng. Hãy sẵn sàng cho đi thật nhiều để đổi lấy tài trợ.

Trong marketing, người giàu thường sẽ giàu hơn vì họ có đủ nguồn lực để phát triển ý tưởng của họ thành một ý niệm trong tâm trí khách hàng. Vấn đề của họ chỉ là chọn lọc một ý tưởng xuất sắc từ hàng loạt những ý tưởng kém, và tránh bỏ chi phí vào quá nhiều sản phẩm, quá nhiều chương trình.

Đầu tiên là có ý tưởng, sau đó là tìm nguồn tài chính để thực hiện ý tưởng. Những công ty giàu có và lớn mạnh tiếp cận quy luật nguồn lực như thế nào? Câu trả lời thật đơn giản: Chi tiền đầy đủ. Trong chiến tranh, chi phí cho quân sự luôn phải ở mức cao hơn cần thiết. Trong marketing cũng vậy. Muốn thành công, bạn không thể tiết kiệm.
Ý tưởng mà không có nguồn tài chính để thực hiện là ý tưởng vô dụng.
Các nhà marketing thành công là người biết ứng trước khoản đầu tư của họ. Nói cách khác, họ sẽ mất từ hai đến ba năm không lợi nhuận, là thời gian quay vòng toàn bộ số tiền thu được và đầu tư trở lại vào marketing. Tiền sẽ quay vòng thế giới marketing. Nếu muốn thành công, bạn phải tìm ra số tiền mình cần để quay vòng những bánh xe marketing đó.
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 21: Quy luật gia tăng

Các chương trình thành công không xây dựng trên thị hiếu nhất thời, mà được xây dựng căn cứ vào khuynh hướng.

Một thị hiếu nhất thời (a fad) như là sóng biển, và một khuynh hướng (trend) là thủy triều. Một mốt nhất thời có rất nhiều sự thổi phồng trong đó, và một khuynh hướng có rất ít.

Một mốt nhất thời là một hiện tượng ngắn hạn có thể sinh lợi, nhưng không đủ lâu để cho một công ty đứng vững. Nói xa hơn, một công ty thường có một khuynh hướng sẵn sàng đẩy mạnh thị hiếu nhất thời như thể nó là một khuynh hướng (xu hướng). Kết quả là công ty thường bị kẹt bộ máy nhân viên đồ sộ, cơ sở sản xuất đẳt tiền và mạng lưới phân phối.

Thời trang, về mặt nào đó, là mốt nhất thời nhưng tự lặp lại. Ví dụ: Váy ngắn của phụ nữ và bộ Veston có gài chéo của đàn ông. Sao chổi Halay cũng là một thời trang vì nó trở lại sau mỗi chu kỳ 75 năm.

Khi thị hiếu nhất thời biến mất, công ty thường bị khủng hoảng tài chính sâu sắc. Điều gì đã xảy ra cho Hãng Atari là một ví dụ điển hình trong việc này. Và hãy coi xem Hãng Coleco Industries đã làm gì với sản phẩm Cabbage Patch Kids (búp bê gái nhồi bông), loại búp bê này vào thị trường năm 1983 và còn bắt đầu cất cánh. Chiến lược của Coleco là bòn rút hết tiền của trẻ em, hàng trăm búp bê Cabbage Patch Kids tràn ngập các hiệu bán đồ chơi, viết mực, viết chì, viết màu, trò chơi, quần áo cho búp bê…

Hai năm sau, Coleco đạt doanh thu 776 triệu đô-la và có lợi nhuận là 83 triệu đô-la. Rồi búp bê Cabbage Patch Kids bị bỏ rơi. Năm 1988, Coleco tuyên bố phá sản.

Hãng Coleco chết đi, nhưng trẻ em vẫn tồn tại. Hãng Hasbro mua lại Coleco năm 1989, búp bê Cabbage Patch Kids được sản xuất thận trọng hơn. Ngày nay, công ty hoạt động tương đối tốt.
Đây là một nghịch lý. Nếu bạn đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của việc kinh doanh, với tất cả đặc tính của mốt nhất thời, thì điều hay nhất bạn có thể làm được là kiềm chế mốt nhất thời. Bằng cách kiềm chế thị hiếu nhất thời, bạn làm cho thị hiếu nhất thời trải dài ra và trở thành gần giống như khuynh hướng.

Bạn có thể thấy vấn đề này được chứng minh bằng việc kinh doanh đồ chơi trẻ em. Một vài chủ nhân của các hãng đồ chơi bán chạy có tên tuổi muốn đặt tên của đồ chơi cho mọi thứ. Kết quả là nó lại trở thành một thứ mốt nhất thời và sụp đổ trong chớp mắt. Hãy nhớ lại khi tất cả mọi người đều mua món đồ chơi Ninja rùa. Bây giờ chẳng còn ai mua nó nữa.

Ninja rùa là một ví dụ điển hình về mốt nhất thời sụp đổ nhanh chóng bởi vì chủ nhân của nó đã tham lam. Chủ nhân của nó đã thổi bùng mốt nhất thời thay phải vì kìm hãm nó.

Mặt khác, búp bê Barbie là một khuynh hướng. Khi búp bê Barbie được sáng tạo ra cách đây nhiều năm, việc bán nó chưa bao giờ được đẩy mạnh đến mức chuyển qua lĩnh vực khác. Kết quả là búp bê Barbie trở thành khuynh hướng dài hạn trong kinh doanh đồ chơi trẻ em.
Người làm nghề hoạt náo viên (entertaner) thành công nhất là người kiểm soát được các buổi xuất hiện của họ. Họ không xuất hiện quá nhiều; họ không xuất hiện mọi chỗ; họ không làm mất đi sự nồng nhiệt trong khán giả.
Elvis Presley
Ông bầu của ca sĩ Elvis Presley – đại tá Parker – đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế các buổi xuất hiện và thu đĩa của Elvis. Kết quả là mỗi lần Elvis xuất hiện, đó là một sự kiện thu hút rộng lớn (tự Elvis cũng đóng góp vào chiến lược này bằng cách kìm hãm chặt chẽ việc xuất hiện của anh, giống như Marilyn Monroe và James Dean).

Hãy quên mốt nhất thời đi. Và khi nó xuất hiện, cố gắng kìm hãm nó một cách tốt để duy trì nhu cầu dài hạn đối với sản phẩm là đừng bao giờ thỏa mãn hết nhu cầu.

Nhưng hơn hết, phần lớn những thứ sinh lời trong tiếp thị là một khuynh hướng lâu dài.
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 20: Quy luật thổi phồng

Thực trạng thường trái ngược với những gì xuất hiện trên báo chí.

Khi IBM thành công, công ty nói rất ít. Bây giờ công ty họp báo liên miên. Khi sự việc tiến triển tốt, một công ty không cần quảng cáo rầm rộ. Khi bạn cần sự thổi phồng, có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối. Các phóng viên, và cả biên tập viên trẻ, thiếu kinh nghiệm thướng có khuynh hướng ngưỡng mộ những gì họ đọc qua sách báo hơn là tự mình tìm kiếm lấy. Một khi sự thổi phồng được bắt đầu, nó sẽ tiếp diễn dài dài.

New CokeKhông có một loại đồ uống không có rượu nào được quảng cáo rầm rộ như Coke. Theo ước tính, Coca-cola đã bỏ ra hơn 1 tỷ đô-la cho việc quảng cáo miễn phí New Coke, cộng thêm hàng trăm triệu đô-la chỉ cho chiến dịch phát động nhãn hiệu, và lẽ ra New Coke phải là loại sản phẩm thành công nhất trên thế giới. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Không quá 60 ngày sau khi phát động chiến dịch, Coca-Cola buộc phải trở lại công thức nguyên thủy, còn được gọi là Coca-Cola Classic. Ngày nay, Coca-cola Classic bán gấp 15 lần New Coke.

Không có một tờ báo nào quảng cáo rùm beng hơn tờ USA Today. Những người tham gia vào chiến dịch vận động năm 1992 của USA Today gồm: Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Hạ viện, và lãnh tụ khối đa số của Thượng nghị viện Mỹ. Âm vang của sự thổi phồng lúc đầu lớn tới mức hầu như mọi người không ai tin là tờ USA Today lỗ vốn.

Không có một máy vi tính nào được quảng cáo nhiều như máy NeXt. Báo chí xin được tham dự nhiều đến nỗi Steve Jobs đã phải cho in trước thiệp mời. Và cho dù hội trường đủ lớn để chứa hàng ngàn người nhưng vẫn không còn lấy một chỗ trống. Steve Jobs đưa tin trên truyền hình và trang bìa của nhiều tờ báo lớn. Hãng IBM, tỷ phú Ross Perot và hãng Canori đã đầu tư vào hơn 130 triệu đô-la. Và máy tính NeXt sẽ là kẻ thắng cuộc? Dĩ nhiên là không. Bắt đầu từ đâu? NeXt có phải là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại sản phẩm hay không? Không!

Lịch sử đầy rẫy những thất bại tiếp thị đã thành công trong giới báo chí. Hãng Tucker48, Hội bóng bầu dục Hoa Kỳ, Videotext, xưởng máy hoàn toàn tự động, trực thăng cá nhân, nhà tiền chế (nhà lắp ghép), điện thoại có màn hình, veston bằng polyeter…Thực chất, dù có quảng cáo rùm beng cũng không làm cho sản phẩm mới thành công, quảng cáo rầm rộ có thể làm các loại sản phẩm hiện hữu trở nên lỗi thời. Vải polyester làm cho vải len trở nên vô dụng, Videotext làm cho báo chí trở thành giấy lộn, trực thăng cá nhân sẽ làm cho đường xá, xa lộ trở thành lỗi thời, Tucker 48 cùng với loại đèn xe “cyclop’s eye” có thể mở đầu cho một cuộc cách mạng trong nghành chế tạo xe ở Detroit (chỉ sản xuất được 51 chiếc).
Dù có quảng cáo rùm beng cũng không làm cho sản phẩm mới thành công, quảng cáo rầm rộ có thể làm các loại sản phẩm hiện hữu trở nên lỗi thời.
Trong Quảng cáo chào hàng “văn phòng trong tương lai”, tất cả mọi thứ được xếp lại trong một trái cầu vi tính bóng loáng. Mới đây, như chúng ta đã thấy, có máy chữ riêng (bây giờ gọi là máy vi tính cá nhân), máy in Laser riêng, máy copy riêng, máy fax riêng, máy dán tem riêng… Văn phòng trong tương lai chắc chắn thích hợp với cái tên của nó - một ý niệm sẽ chỉ có trong tương lai. Sự dự đoán này đã vi phạm quy luật không thể dự đoán, không ai có thể biết trước được tương laim cho dù đó là phóng viên xuất chúng của tờ Wall Street Journal. Chỉ có những thay đổi mà bạn hoàn toàn có thể dự đoán được là những gì đã xảy ra.

Đối nghịch với loại sản phẩm Tuker đầu tiên là loại xe Toyopet đầu tiên nhập cảng Califonia. Báo Los Angeless Times có viết bài nói về sự nhập khẩu xe Nhật làm chao đảo nền công nghiệp chế tạo ô tô không? Không có gì hết. Chỉ có mỗi một câu chuyện chẳng làm ai chú ý, nói về những chiếc xe nhỏ bé từ Nhật tới đã thất bại vì không thích hợp với đường sá ở Mỹ (dĩ nhiên, Toyopet vẫn tiếp tục và trở thành người thắng lớn sau khi thay đổi kiểu xe và đổi tên thành Toyota).

Khi hãng điện thoại MCI khởi đầu bằng việc vận động sử dụng dịch vụ microwave (phát sóng ngắn) giữa Chicaga và St. Lousi, báo chí có nói rằng: “Hãy coi chừng AT&T đối thủ cạnh tranh đang tới”. Không, báo chí đã không thèm để tâm đến hãng MCI nhỏ bé. Và khi Sun Microsystems giới thiệu máy vi tính workstation đầu tiên, báo chí có ghi nhận gì về hiện tượng phi thường đó, hiện tượng mà sau này sẽ gây kinh hoàng cho IBM và DEC không? Không, báo chí đã phớt lờ Sun. Hãy quên những trang đầu của báo đi, nếu bạn muốn tìm kiếm đầu mối của tương lai, hãy nhìn vào trang cuối tờ báo, những câu chuyện nhỏ vô hại.

Cả máy vi tính cá nhân lẫn máy gửi bản sao chụp (fax) đều không cất cánh nhanh như các hỏa tiễn đầu tiên. Máy vi tính cá nhân đã được giới thiệu từ năm 1974. Phải cần tới 6 năm để IBM tham gia cuộc chơi với máy PC. Và ngay cả máy PC cũng chỉ nổi lên sau đó một năm rưỡi, khi Lotus 1-2-3 xâm nhập thị trường.
Nắm bắt ý tưởng của công chúng không giống như cách mạng hóa một thị trường.

Trường hợp như điện thoại có hình ảnh, được gọi là videophone. Từ khi được giới thiệu tại Hội chợ Thế giới New York năm 1964, videophone đã được đăng tin, tất nhiên là trên trang nhất. Và mới đây, ngay trang đầu tờ Wall Street Journal có đăng: “Rốt cuộc, thời đại của videophone đã tới gần, sẽ đem tới những đổi thay lớn” là một ví dụ cụ thể.
Có thể nói đây là lần cố gắng lớn thứ ba của AT&T. Trong thập niên 70, hãng đã thất bại với giá 100 đô-la một tháng cho loại picturephone. Trong thập niên 80 lại thất bại trong dịch vụ họp bằng picturephone với giá 2.300 đô-la một giờ. Và trong thập niên 90, AT&T đang xoay sở với 1.500 đô-la một giờ cũng với máy videophone. Thật dễ dàng để nhận thấy là videophone không có tiến bộ gì đáng kể. Có ai muốn phải diện quần áo đẹp chỉ để gọi điện thoại? Không dễ dàng gì để hiểu tại sao videophone lại được quảng cáo rùm beng.
Hãy quên những trang đầu của báo đi, nếu bạn muốn tìm kiếm đầu mối của tương lai, hãy nhìn vào trang cuối tờ báo, những câu chuyện nhỏ vô hại.
Có một bài báo đăng trên tờ Journal: “Một cách thay thế cho đi du lịch”. Hãy nhìn các máy bay American Airlines, United và Delta, ngày của bạn được đánh dấu bằng những con số. Chương trình quảng cáo không để cập gì đến videophone, nó chỉ bàn về cuộc cách mạng sắp diễn ra trong công nghiệp du lịch.

Nhiều năm qua, quảng cáo thổi phồng lớn nhất dành cho các sự phát triển, hứa hẹn thay đổi ngay toàn thể một nền công nghiệp, loại cần thiết cho kinh tế nước Mỹ.

Chắc bạn còn nhớ chiến dịch quảng cáo cho loại máy bay lên thẳng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai không? Nếu trên mỗi nóc nhà để xe có một máy bay lên thẳng thì đường sá, cầu cống và toàn thể công nhân trong nghành chế tạo ôtô sẽ bị thải hồi trong một đêm. Tỷ phú Donald Trump có máy bay lên thẳng không? Thế bạn cũng có một chiếc? Donald Trump thực sự đã từng có một chiếc, nhưng ông ta đã dùng để trả lãi ngân hàng rồi.

Rồi một quảng cáo rùm beng khác về manufactured home – nhà tiền chế (loại nhà được sản xuất hàng loạt tại nhà máy). Theo quảng cáo, những sản phẩm đắt giá nhất mà mỗi gia đình đã từng mua đều có thể được chế tạo bằng hệ thông lắp ráp dây chuyền, cách mạng hóa nghành công nghiệp xây dựng. Theo thời gian, đến thực phẩm bình thường cũng trở thành tiêu đề lớn trên báo chí. Quảng cáo đã thông báo sự phát triển sẽ cách mạng hóa công nghiệp gói hàng, nhãn hiệu sẽ không còn nữa, con người sẽ đọc nhãn dán trên sản phẩm và mua sản phẩm theo phẩm chất đích thực của nó chứ không theo kích cỡ của ngân khoản dành cho công việc quảng cáo nhãn hiệu đó. Tất cả đều là quảng cáo thổi phồng.
Cách mạng thực sự đến không báo trước, vào lúc nửa đêm và sẽ làm bạn bất ngờ.
Không phải là không có một chút sự thật nào trong các lời quảng cáo thổi phồng đâu. Bất cứ ai có 580.000 đô-la cộng với thuế thì đều có thể mua được máy bay lên thẳng 5 chỗ ngồi hiệu Bell.

Loại máy vi tính nhỏ xíu (pen Computers) có thể hấp dẫn một bộ phận thị trường nhỏ bé, đặc biệt là những người bán hàng phải thường xuyên di chuyển. Loại videophone có thể dẫn tới việc cách mạng hóa công nghiệp điện thoại tình dục (sexphone). Sẽ có một thị trường lớn cho loại nhà di động (mobile homes) và loại xe giải trí (recreational vehicles), tất cả đều sẽ được sản xuất hàng loạt. Nhưng còn phần lớn, quảng cáo thổi phồng là quảng cáo thổi phồng. Cách mạng thực sự không đến vào buổi trưa với bản nhạc diễu hành và cũng chẳng được đưa vào lúc 6 giờ trong bản tin buổi chiều. Cách mạng thực sự đến không báo trước, vào lúc nửa đêm và sẽ làm bạn bất ngờ.
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 19: Quy luật về thất bại

Thất bại là điều có thể xảy đến và hãy chấp nhận.

Nhiều công ty tìm cách sửa chữa sự việc hơn là bỏ đi. “Hãy tổ chức lại để cứu vãn tình thế”, đó là lối sống của họ.

Thừa nhận một lỗi lầm và không làm bất cứ điều gì sửa chữa lỗi lầm đó thì không hay cho sự nghiệp của bạn. Cách hay hơn cả là thừa nhận thất bại và sớm làm một cái gì đó để giảm bớt thiệt hại. Hãng American Motors lẽ ra phải sớm từ bỏ việc chế tạo xe Jeep, IBM phải bỏ máy Photocopy cũng như Xenox phải bỏ ý định làm máy vi tính từ nhiều năm trước khi họ nhận ra sai lầm của mình.
Người Nhật hình như đã nhận ra sai lầm sớm hơn và đã có những thay đổi cần thiết, kiểu quản trị đồng thuận (nhất quán) của họ có khuynh hướng loại bỏ được tính tự cao tự đại. Một khi mà số đông người dự một phần nhỏ của một quyết định lớn, thì không còn sợ mất thanh danh và tổn hại đến sự nghiệp.
“Nếu bạn học hỏi điều gì và bạn thử điều gì, thì bạn có thể nhận được sự khen ngợi cho điều đó. Nhưng sẽ rắc rối cho người nào phạm một lỗi hai lần”
Nói một cách khác, trong đời sống khi nói: “Tất cả chúng ta đều lầm” sẽ dễ dàng, thoải mái hơn là sự choáng váng khi thú nhận “Tôi sai”.

Phương pháp không tự cao tự đại này là yếu tố chính khiến người Nhật là những nhà tiếp thị bình thản. Đó không có nghĩa là họ không lầm lỗi, nhưng khi họ sai lầm, họ thừa nhận, sửa chữa và tiếp tục tiến tới.

Công ty đạt được thành công rực rỡ với Wal-Mart có một phương pháp khác để đương đầu với thất bại, được gọi là phương pháp “sẵn sàng, khai hỏa, nhắm” của Sam Walton. Đây là kết quả của thiên hướng liên tục tìm tòi của ông ta.

Walton biết rằng không ai luôn luôn đạt được chỉ tiêu. Nhưng tại Wal-Mart người ta không bị phạt nếu thử nghiệm của họ thất bại.

Vị lãnh đạo cao cấp của Wal-Mart đã viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Business Week như sau: “Nếu bạn học hỏi điều gì và bạn thử điều gì, thì bạn có thể nhận được sự khen ngợi cho điều đó. Nhưng sẽ rắc rối cho người nào phạm một lỗi hai lần”.

Wal-Mart khác biệt với nhiều công ty lớn bởi vì, cho đến nay, nó đã thoát được một chứng bệnh lan truyền ngấm ngầm gọi là “personal agenda” (chương trình nghị sự cá nhân) thường xâm nhập vào bộ máy tổ chức của các công ty. Các quyết định tiếp thị thường được thực hiện với sự lưu tâm trước tiên vào sự nghiệp của người quyết định và kế tiếp mới ảnh hưởng của sự cạnh tranh hay đối thủ. Có một sự tranh chấp cố hữu giữa chương trình nghị sự cá nhân và công ty.
Điều này dẫn đến việc không chịu nhận lấy rủi ro (khó mà ở vị trí dẫn đầu của một loại sản phẩm mới nếu không chịu dấn thân vào cuộc chơi). Một vị lãnh đạo cấp cao lâu năm, có mức độ lương cao và sắp về hưu thì khó mà có được một hành động (quyết định) táo bạo. Ngay cả các vị lãnh đạo trẻ cũng thường đưa ra các quyết định “an toàn” để khỏi ngăn trở bước tiến lên các bậc thang trong công ty. Chưa một ai bị sa thải vì việc quyết định táo bạo mà họ không làm.

Trong một công ty Mỹ, không việc gì được thực hiện cho đến khi nó mang lại lợi ích cho cá nhân nào đó trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp. Điều này hạn chế nghiêm trọng các hoạt động tiếp thị đầy hứa hẹn mà một công ty không phải vì nó thiếu cơ sở mà vì không một ai trong các vị lãnh đạo cao cấp thu được lợi ích cá nhân thông qua thành công của nó.

Một cách để vô hiệu hóa yếu tố cá nhân là đưa vấn đề ra công khai. Hãng 3M sử dụng hệ thống “Champion”: Công khai nêu tên người sẽ được lợi ích từ sự thành công của một sản phẩm hay một dự án mới. Sự thành công trong việc giới thiệu sản phẩm giấy ghi chú dán được (Post-it Notes) của 3M đã minh chứng cho ý niệm được thực hiện như thế nào. Art Fly là một nhà khoa học của 3M, người ủng hộ cho sản phẩm Post-it Notes, một sản phẩm cần tới 12 năm mới được xuất hiện trên thị trường.
Trong khi hệ thống 3M làm được như vậy, thì trên lý thuyết, một khung cảnh lý tưởng có thể cho phép các nhà quản trị xét đoàn một ý niệm căn cứ vào phẩm chất, không căn cứ vào việc ý niệm làm lợi ích cho ai. Nếu một công ty hoạt động một cách hợp lý tưởng, nó sẽ là sự chung sức, tinh thần đồng đội và sự hi sinh của người lãnh đạo.

Người ta nghĩ ngay đến tướng Patton và đạo quân thứ ba của ông ta trong chiến dịch hành quân vào nước Pháp, không một đạo quân nào trong lịch sử chiếm được nhiều đất và bắt được nhiều tù binh trong một thời gian ngắn như họ.

Và phần thưởng dành cho Patton? Tướng Eisenhower đã sa thải ông ta!
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 18: Quy luật về thành công

Thành công thường đưa đến kiêu căng và kiêu căng thường dẫn đến thất bại.
Tự cao tự đại (cái tôi) là kẻ thù của sự thành công trong tiếp thị, khách quan vô tư là điều cần thiết.

Khi thành công, người ta có chiều hướng trở nên thiếu khách quan, họ thường áp đặt sự xét đoán của mình cho thị trường.

Donald Trump và Robert Maxwell là hai ví dụ cho người bị tối mắt vì thành công sớm và người không mất thanh danh vì sự khiêm nhường. Một khi bạn không thấy đường, thật là khó để mà tìm được mục đích.   
Robert Maxwell
Chiến lược của Trump là đặt tên mình cho tất cả mọi thứ, ông ta đã phạm lỗi cơ bản của sự mở rộng sản phẩm. Sự phủ nhận hình như luôn sánh đôi với tính tự cao tự đại. Khi chúng tôi gặp Donald Trump lần đầu tiên, ông ta mở lời bằng nhận định là không biết tại sao người ta lại kết tội ông ta tự cao tự đại. Ông ta tuyên bố điều đó là không đúng, ông ta không tự cao tự đại. Trong khi đó, không thể không nhìn thấy một chữ T bằng đồng cao 1 mét đặt ngay cạnh bàn làm việc của ông ta. Sự việc này nói lên nhiều hơn chính lời nói.

Thành công thường là yếu tố gây tai học tiếp theo ngay đằng sau sự việc mở rộng sản phẩm thiếu suy xét. Khi một nhãn hiệu thành công công ty sẽ nghĩ ngay cái tên chỉ là lý do chính dẫn đến thành công của nhãn hiệu. Vì vậy, họ tìm kiếm ngay một sản phẩm khác để gắn tiếp cái tên đó.
Trái lại, cái tên không làm cho nhãn hiệu đó nổi tiếng (dù rằng một cái tên tồi có thể làm cho nhãn hiệu không nổi tiếng được). Nhãn hiệu nổi tiếng vì bạn đã có những hoạt động tiếp thị đúng. Nói một cách khác, bước đi của bạn phù hợp với luật tiếp thị. Bạn phải đi vào tâm trí khách hàng trước tiên, bạn phải thu hẹp trọng tâm hoạt động, bạn nắm được những thuộc tính mạnh mẽ.
Tự cao tự đại (cái tôi) là kẻ thù của sự thành công trong tiếp thị, khách quan vô tư là điều cần thiết.
Sự thành công của bạn làm cho bạn trở nên kiêu căng đến mức bạn đặt cái tên nổi tiếng cho tất cả các sản phẩm. Kết quả: Thành công sớm và thất bại dài dài được minh họa bằng ông Donald Trump.
Càng đồng hóa với tên nhãn hiệu hoặc công ty, bạn càng dễ rơi vào cái bẫy mở rộng sản phẩm. “Đó không phải là cái tên thích hợp”, bạn có thể nghĩ như vậy khi tình hình không tốt, “Chúng ta có một cái tên tuyệt vời” bạn nghĩ tiếp.
“Kiêu hãnh là báo hiệu sự tàn phá và kiêu ngạo báo hiệu của sự suy sụp”. – Sách Cách ngôn (Cựu ước 16:18).
Tom Monaghan chủ hãng Domino’s Pizza là một trong số ít cấp lãnh đạo nhận thấy sự tự cao tự đại dẫn đến lầm lạc. “Bạn bắt đầu nghĩ là bạn làm được tất cả mọi thứ, trước đây tôi cũng từng nghĩ vậy. Đã có lúc tôi toan tính làm bánh Pizza đông lạnh, và đó là một thảm họa. Nếu tôi tiếp tục với việc cố gắng bán loại Pizza này cho các nhà hàng, quán rượu thì chắc chắn đến hôm nay Domino’s không có nhiều cửa hàng như vậy”.

Lòng kiêu hãnh có ích, nó có thể là một động lực thúc đẩy hữu hiệu trong việc xây dựng một công cuộc kinh doanh, điều tai hại là khi bơm nó vào chương trình tiếp thị.

Các nhà tiếp thị sáng giá có khả năng suy nghĩ giống như khách hàng suy nghĩ, họ đặt mình vào địa vị của khách hàng, họ không áp đặt quan niệm riêng của họ về thế giới vào sự việc. Xin nhớ rằng, dẫu sao thế giới là tổng hợp của tất cả nhận thức; chỉ có nhận thức của khách hàng là đáng kể trong lĩnh vực tiếp thị.

Với thành công chất cao như núi, các công ty như General Motors, Sears, Roebuck và IBM trở nên kiêu ngạo. Họ cảm thấy như họ có thể làm bất cứ cái gì họ muốn trong thị trường. Thành công dẫn đến thất bại.

Hãy thử xét tới Digital Equipment Coporation, công ty đã đưa ra máy vi tính loại nhỏ (minicomputer). Bắt đầu từ con số không, DEC trở thành một người khổng lồ với doanh số 14 tỷ đô-la.
Digital Equipment CoporationNgười sáng lập DEC là Kenneth Olsen. Sự thành công đã làm Ken chỉ tin tưởng vào quan điểm của chính ông ta về thế giới vi tính, ông ta khinh rẻ loại máy tính cá nhân (PC), sau đó là hệ thống mở (Open system), và cuối cùng là loại máy vi tính sử dụng tập lệnh ngắn gọn (RISC). Nói một cách khác, Ken đã bỏ qua không cần quan tâm đến ba cuộc cách mạng to lớn nhất trong lĩnh vực máy vi tính. Giờ đây, Ken Olsen đã bị loại.

Công ty càng lớn thì các nhà lãnh đạo càng mất đi sự liên hệ với tuyến đầu của trận chiến, điều này có thể là yếu tố hạn chế sử tăng trưởng của công ty. Tất cả các yếu tố khác đều thuận lợi cho tầm cỡ của công ty. Tiếp thị là một cuộc chiến tranh, và nguyên tắc đầu tiên khi khai chiến là lực lượng. Quân đội lớn, cũng như công ty lớn, có nhiều lợi thế nhưng một công ty lớn sẽ tự làm mất đi lợi thế sẵn có của mình nếu nó không giữ được trọng tâm tiếp thị, một cuộc chiến trong tâm trí khách hàng.

Việc đấu khẩu diễn ra tại General Motors giữa Robert Smith và Ross Perot đã minh họa điều này. Khi Ross Perot ở trong hội đồng quản trị của GM, ông ta đi thăn các đại lý vào cuối tuần và mua xe. Ông ta phê bình Roger Smith đã không làm như vậy.

Perot nói: “Chúng ta phải dội bom nguyên tử vào hệ thống của GM”, ông ta ủng hộ việc thả bom nguyên tử vào việc dùng các nhà chứa xe có lò sưởi (heated garages), tài xế riêng lái xe limousiness, phòng ăn dành riêng cho cấp lãnh đạo (thuê tài xế lái xe limousiness cho một công ty muốn mua xe).

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo bận rộn, làm thế nào để bạn thu nhập thông tin khách quan về điều gì đang xảy ra? Làm thế nào để tránh được các thông tin méo mó của cấp quản lý trung gian, những người chỉ nói với bạn những gì bạn muốn nghe mà thôi.

Làm sao để có đủ các tin tốt và tin xấu?

Một cách có thể làm là “vi hành”, rất hữu ích ở cấp phân phối hay bán lẻ. Lý do: có được những thông tin chân thật về những gì đang xảy ra.
Giống như các vị vua, các cấp lãnh đạo cao cấp của công ty ít khi nghe được các quan điểm trung thực từ các vị bộ trưởng. Có quá nhiều mưu mô đang diễn ra tại triều đình.
Khuynh hướng cũng giống như những ngọn sóng, bạn đừng đánh nhau với nó.
Một khía cạnh nào khác của vấn đề là việc sắp xếp thời giờ. Thông thường thời gian của các nhà lãnh đạo cao cấp của công ty dành quá nhiều cho việc tiếp các tổ chức từ thiện (như United Way), hoạt động của các nghành công nghiệp, họp hành ngoài công ty, các việc tự giới thiệu,… Theo một bản báo cáo, các nhà lãnh đạo cao cấp trung bình một tuần mất đứt 18 giờ cho công việc xã hội (outside activities).

Điều phí phạm tiếp theo là họp nội bộ. Các nhà lãnh đạo cao cấp phải bỏ ra 17 giờ một tuần dành cho họp nội bộ, và 6 giờ đồng hồ mỗi tuần để sửa soạn các cuộc họp.

Khi mà cấp lãnh đạo cao cấp điển hình làm việc mỗi tuần 61 giờ thì họ còn 20 giờ dành cho tất cả các việc khác, kể cả việc quản lý hoạt động của công ty và đi xuống tuyến đầu. Không có gì ngạc nhiên khi các vị lãnh đạo cao cấp ủy nhiệm công việc tiếp thị cho thuộc cấp thực hiện. Đó là một điều lầm lẫn.

Tiếp thị là một công việc quá quan trọng để mà giao cho cấp dưới. Nếu bạn muốn ủy nhiệm điều gì, bạn nên ủy nhiệm quyền làm chủ tịch các hoạt động, gây quĩ. Điều kế tiếp cần làm là bỏ bớt hội họp. Thay vì bàn cái, hãy ra ngoài và tự nhìn lấy. Như Gorbaches nói với Reagan: “Chỉ cần nhìn một lần tốt hơn nghe hàng trăm lần”.

Công ty nhỏ, về tinh thần, thường gần gũi tuyến đầu hơn là công ty lớn, đó có thể là lý do để họ phát triển hơn trong thập kỷ qua. Họ không vi phạm Quy luật thành công.
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 17: Quy luật không thể dự đoán

Nếu bạn không phải là người thảo ra kế hoạch của đối thủ, bạn không thể nào dự đoán được tương lai.

Điều mập mờ của hầu hết các kế hoạch tiếp thị là một giả thuyết về tương lai mà các kế hoạch tiếp thị dựa vào những gì sẽ xảy ra trong tương lai thường là sai lầm.

Với hàng trăm máy vi tính và cả một đạo quân các chuyên gia về khí tượng mà chẳng ai có thể dự đoán được thời tiết trước ba ngày, làm thế nào mà bạn có thể dự đoán được thị trường của bạn trước ba năm?

Công ty IBM phát triển một kế hoạch tiếp thị nối mạng tất cả các máy vi tính cá nhân (PC) với máy chính của họ. Công ty gọi đó là Office Vision. Kế hoạch chết ngay trong trứng với sự triển khai của công ty Sun Microsystems, Microsoft và các công ty khác. Bạn có thể nói rằng kế hoạch Office Vision nhìn trước được mọi sự cạnh tranh.

Thất bại trong việc dự đoán phản ứng cạnh tranh là lý do chính dẫn đến những thất bại trong tiếp thị.
Thất bại trong việc dự đoán phản ứng cạnh tranh là lý do chính dẫn đến những thất bại trong tiếp thị.
Khi tướng Pickett được hỏi là nhà lãnh đạo nào của quân đội Miền Nam chịu trách nhiệm về sự bại trận ở Gettysburg, ông ta trả lời: “Tôi nghĩ là quân Miền Bắc đã biết được điều này”.

Có những người đã nói vấn đề lớn nhất của nước Mỹ là thiếu tầm nhìn xa, rằng giới quản trị Mỹ nghĩ quá gần. Nếu loại bỏ các kế hoạch lâu dài có thật sự làm cho tình thế ít tệ hại hơn hay không?

Nhìn từ bên ngoài vào thì sự lưu tâm này là có thật. Nhưng thật là quan trọng để hiểu ý nghĩa dài hạn so với ngắn hạn.

Hầu hết vấn đề của các công ty ở Mỹ không liên hệ với vấn đề tư tưởng tiếp thị trong ngắn hạn, chúng đều là tư tưởng tài chính trong ngắn hạn. Hầu hết các công ty hoạt động trên các báo cáo từ quí này qua quí khác, đó chính là công thức cho vấn đề. Các công ty sống bằng các thông số và chết cũng bằng các thông số.

Harold Geneen của công ty lừng danh ITT là người theo đường lối này rõ nhất, ông ta thúc đẩy, đối đầu và hành hạ các giám đốc ủa ông ta để gia tăng kiếm tiền. Các nỗ lưc của Geneen đưa tới kết quả như một cái nhà xây bằng các lá bài bị rơi lả tả. Ngày nay ITT là một cái vỏ như đã từng là một cái vỏ. Kế toán tốt, tiếp thị tồi.

General Motor hoạt động tốt cho đến khi các nhà tài chính nắm quyền và đặt trọng tâm vào các con số thay vì nhãn hiệu, họ để cho kế hoạch và các nhãn hiệu khác nhau của Afred P.Sloan bị sụp đổ. Mỗi một giám đốc, mỗi bộ phận, để có được những con số trong ngắn hạn, họ bắt đầu phải chạy theo thị trường hiện tại.

Kế hoạch ngắn hạn tốt đến góc độ hoặc từ ngữ khác với sản phẩm của bạn hoặc công ty. Rồi thì bạn tổ chức một hương tiếp thị dài hạn mạch lạc để tạo ra một chương trình gia tăng đến tột độ ý tưởng hay góc độ đó. Nó không phải là một kế hoạch dài hạn; đó là một chiều hướng dài hạn.

Góc độ trong ngắn hạn của Tom Monaghan’s của hãng Domino’s Pizza là ý kiến “home delivery” (giao hàng tại nhà) và xây dựng một hệ thống giao bánh Pizza nhanh chóng và hữu hiệu. Chiều hướng lâu dài của ông ta là thiết lập một hệ thống giao tận nhà đầu tiên cho toàn quốc càng sớm càng tốt. Monaghan không thể làm chủ được từ Home dilivery cho tới lúc có một hệ thống đại lý đủ để quảng cáo trên toàn quốc. Ông ta đạt được cả hai mục tiêu, ngày nay, Domino’s là công ty với doanh số 2,65 tỷ USD và chiếm 40% công việc kinh doanh giao bánh tận nhà. Monaghan làm được tất cả mà không cần liên kết. Đó là kế hoạch 10 năm.

Như vậy bạn làm được cái gì? Làm sao để đối phó với các việc không thể dự đoán? Trong khi bạn không thể dự đoán tương lai, bạn có thể nắm được khuynh hướng (trends), đó là cách lợi dụng sự thay đổi. Một ví dụ về khuynh hướng là nước Mỹ đang hướng về sức khỏe. Khuynh hướng này mở đường cho nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là thực phẩm làm gia tăng sức khỏe hơn, việc thức ăn Healthy Choice Frozen Entrees thành công là một ví dụ rõ ràng về ý tưởng lợi dụng khuynh hướng dài hạn này.

Công ty ConAgra giới thiệu loại thức ăn có tên là “Healthy Choice”vào tháng 3 năm 1989. Tuy nhiên, nhiều năm trước, đã có rất nhiều loại thực phẩm ít muối, ít mỡ được bán trên thị trường, nhưng các loại thực phẩm đó không thành công vì dùng các tên cũ đã có.

ConAgra là công ty đầu tiên dùng một cái tên đơn giản (Healthy Choice) và một ý niệm lợi dụng khuynh hướng đang gia tăng. Thật bất hạnh, ConAgra đã lầm lẫn với việc mở rộng sản phẩm Healthy Choice ra ngoài các món ăn chính. Nó đã vi phạm Quy luật hy sinh.
Healthy Choice
Điều nguy hiểm của việc làm dựa trên khuynh hướng là ước tính phỏng định. Nhiều công ty nhảy vào những kết luận với dự đoán là khuynh hướng này sẽ kéo dài trong bao lâu. Nếu bạn tin vào các nhà dự đoán cách đây vài năm, thì theo họ, giờ đây chúng ta chỉ ăn toàn cá nướng hay gà nướng bằng than củi (may thay ngày nay vẫn còn bánh Hamburger).

Tệ hại ngang với sự ước tính phỏng chứng một khuynh hướng là việc giả thiết tương lai sẽ trở lại giống như hiện tại. Khi mà bạn giả thiết rằng không có gì thay đổi, bạn đang dự đoán tương lai một cách chắc chắn y như là khi bạn đang giả dụ rằng một vài thứ sẽ thay đổi. Hãy ghi nhớ Luật Peter (Peter’s Law): Điều không ngờ luôn xảy ra.

Công việc theo dõi khuynh hướng có thể sẽ hữu ích để đối phó với tương lai không dự đoán được, còn sự nghiên cứu thị trường chỉ có thể tạo ra vấn đề hơn là giúp đỡ. Nghiên cứu rất đúng trong việc đo lường quá khứ, còn ý kiến và ý niệm mới hầu như không đo lường được. Không ai có được một khuôn mẫu, người ta không biết được cho tới khi đối diện với một quyết đinh thực tế.

Một ví dụ cũ là thuộc nghiên cứu trước khi hãng Xerox giới thiệu loại máy Photocopy trên giấy thường. Kết quả cho thấy là không một ai muốn bỏ ra 5 xu cho một bản sao bằng giấy thường (plain-paper) trong khi họ có được một bản sao trên giấy mỏng Thermofax với giá 1,5 xu. Hãng Xenox đã bỏ qua, không tin vào kết quả này và phần còn lại thì lịch sử đã chứng minh là nghiên cứu này sai lầm.
Một cách nữa để đối phó với một thế giới không tiên liệu được là tạo ra một khả năng linh hoạt cho tổ chức của bạn. Bởi vì ngay khi có một thay đổi nào xảy ra đến cho sản phẩm của bạn, bạn phải thay đổi ngay và thay đổi thật nhanh nếu bạn muốn tồn tại lâu dài.

Trước đây General Motors đã phản ứng chậm với khuynh hướng thích sử dụng loại xe nhỏ, điều này đã làm thiệt hại cho công ty không ít.
Khi có một thay đổi nào xảy ra đến cho sản phẩm của bạn, bạn phải thay đổi ngay và thay đổi thật nhanh nếu bạn muốn tồn tại lâu dài.
Bây giờ IBM cũng chậm chạp nhận ra rằng người ta không còn mặn mà lắm với loại máy vi tính lớn (mainframe) nữa, việc này cũng làm công ty thiệt hại lớn.

Hiện nay, workstation là mối đe dọa thực sự cho cả hai loại máy vi tính lớn và nhỏ (minicomputer). Workstation có khả năng rất lớn với giá rất thấp. Nếu IBM muốn bảo vệ vị trí đứng đầu trong lĩnh vực chế tạo máy vi tính của mình, công ty phải trở thành một người tham dự nghiêm chỉnh trong lĩnh vực này mà hiện nay do Sun Micrasystems và Hewlet-Packard thống trị.

Một chuyển động tự nhiên có thể đưa tới một tên gọi chung mới mẻ (new generic). Cơ hội tốt nhất của IBM có thể là đặt tên cho loại sản phẩm mới high-powered workstation (loại máy năng lực cao) là “PMs”, giống như họ đã làm rất thành công với “PCs”. “Pm” là viết tắt của personal mainframe, hai loại tên gọi chung này diễn tả được tốc độ và sức mạnh của các loại máy để bàn đồng thời cũng là những từ do IBM làm chủ trong tâm trí khách hàng. Sự kết hợp này rất mạnh.

Một vấn đề có thể xảy ra trong nội bộ IBM, thuật ngữ Personal Mainframe có thể làm kinh hoàng bộ phận sản xuất máy mainframe cũng như máy Personal computer. Và điện thoại sẽ gọi tới tấp lên ban giám đốc, sẽ có những lời phàn nàn là thuật ngữ mới Personal Mainframe có thể làm sút giảm hai nguồn lợi tức quan trong là personal Computer và mainframe.

Những nhận xét là từ Personal Mainframe làm giảm sút, hút lợi tức của hai mặt hàng kia có thể là có thật, nhưng IBM phải linh hoạt đủ để tự tấn công mình bằng ý tưởng mới. Thay đổi là điều không dễ dàng, nhưng đó là giải pháp duy nhất để đối phó với tương lai vô định.

Một ghi nhận cuối cùng cần nêu ra: “Có một sự khác biệt giữa Dự đoán tương lai và Thử thời vận trong tương lai (predicting the future and talking a chance)”. Chủ tịch của Gourmet Popping Corn là Orville Redenbacher đã thử thời vận bằng cách cho rằng người ta sẽ chịu trả gấp đôi cho một loại bắp rang cao cấp. Ngày nay, nó chứng tỏ rằng việc thử thời vận đó không tồi lắm.

Không một ai có thể dự đoán tương lai với mức độ chắc chắn được, huống gì nói là kế hoạch tiếp thị tính làm chuyện đó.
Nguồn: Brands Vietnam

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 16: Quy luật đơn nhất

Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động cũng sẽ tạo được những kết quả đáng kể.

Nhiều nhà tiếp thị nhìn thấy sự thành công như là sự tổng hợp của nhiều nỗ lực.

Họ nghĩ là dù với bất cứ chiến lược nào vẫn có thể thành công nếu có nỗ lực đúng mức trong thực hiện. Nếu họ làm việc với hãng dẫn đầu về một loại sản phẩm, họ thường phung phí sức lực vào nhiều chương trình khác nhau và hình như họ nghĩ rằng cách tốt nhất để phát triển là tham dự vào mọi thứ.

Nếu họ không cộng tác được với hãng dẫn đầu, họ thường cố gắng làm như mình đang dẫn đầu, nhưng tốt hơn một chút nữa. Cũng giống như trường hợp tổng thống Saddam Husein nói rằng “Điều chúng ta cần làm là chiến đấu hăng hơn một chút và rồi vất vả trót lọt”. Cố gắng nhiều hơn không phải là bí quyết thành công trong tiếp thị.
Tìm kiếm một cái đã là khó, tìm kiếm nhiều hơn một thường là điều không thể được.
Dù bạn gặp phải cực nhọc hơn hay gặp thuận lợi hơn thì sự khác biệt cũng không nhiều. Công ty lớn hơn thì Luật bình quân cũng loại đi nhiều hơn những lợi thế khi nó cố gắng làm nhiều hơn.

Lịch sử đã chứng minh rằng, để đạt được hiệu quả, chỉ có một điều duy nhất có thể làm được trong tiếp thị là hành động táo bạo. Nói cách khác, trong một tình huống nào đó, chỉ cần một hành động cũng đạt được những kết quả đáng kể.

Các vị tướng giỏi thường nghiên cứu trận địa và tìm chỗ cho một cuộc tập kích táo bạo mà kẻ thù ít để ý nhất. Tìm kiếm một cái đã là khó, tìm kiếm nhiều hơn một thường là điều không thể được.

Nhà chiến lược quân sự B.H. Lidell Hart gọi cuộc tập kích kia là “tuyển ít được chú tâm nhất”. Quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy, một chỗ mà sóng và đá ngầm khiến người Đức cho rằng không ai chọn làm nơi để đổ bộ hết.

Trong tiếp thị cũng vậy, thường thường thì có một chỗ mà đối thủ có thể bị tổn thương và chỗ đó chính là điểm mà ta phải tập trung toàn lực lượng để xâm chiếm. Công nghiệp sản xuất xe ô tô là một trường hợp thú vị về điểm này. Trong nhiều năm, sức mạnh chính của hãng dẫn đầu GM là loại xe trung bình. Với những nhãn hiệu như Chevrolet, Pontiac, Oldmobile, Buick và Cadilac. GM chiến thắng dễ dàng Ford, Chryler và American Motors. Sự thống trị của GM trở thành huyền thoại.
Việc thành công trong tiếp thị cũng giống như thành công trong lĩnh vực quân sự đó là: yếu tố bất ngờ.

Tướng Hannibal vượt qua núi Alps, một con đường tưởng như không thể qua được.

Hitler đi qua tuyến phòng thủ của Maginot và chuyển đoàn bộ binh qua đường Ardennes, hành lang của tuyến Maginol nơi mà người Pháp nghĩ rằng xe tăng cũng không thể đi được.

Trong những năm vừa qua chỉ có hai cuộc tấn công mạnh chống lại GM, ả hai đều là những hành động bọc sườn qua “chiến lũy Maginol” của GM. Người Nhật đến một cách thầm lặng với các hiệu xe Toyota, Datsun, và Honda. Người Đức đến rầm rộ với loại xe cao cấp là Mercedes và BMW.

Với sự thành công của các cuộc tấn công bọc sườn của người Nhật và người Đức, GM bị đẩy đến việc phải giữ cho nguồn dự trữ an toàn bằng cách cố gắng chống đỡ cho các xe đứng hàng đầu và cuối của dây chuyền sản phẩm. Cadillac giá quá rẻ để ngăn chặn loại xe đắt tiền nhập khẩu từ Đức.

Trong một cố gắng tiết kiệm tiền và duy trì lợi nhuận, GM đã thực hiện một quyết định quan trọng là chỉ chế tạo nhiều loại xe cỡ trung bình dùng cùng một loại sườn xe. Và thế là không một ai có thể phân biệt nổi sự khác nhau giữa một xe Chevrolet với một xe Pontiac, hay một xe Oldsmobile với một xe Buick nữa, tất cả đều giống nhau như đúc.

Sự giống nhau của các xe đã làm yếu đi loại xe cỡ trung bình của GM và mở đường cho Ford với loại xe kiểu dáng châu Âu là Taurus và Sable. Và rồi người Nhật nhảy vào thị trường với xe Acura, Lenux và Infiniti. Giờ đây GM suy yếu mọi chỗ.
Việc thành công trong tiếp thị cũng giống như thành công trong lĩnh vực quân sự đó là: yếu tố bất ngờ.
Về nước uống Coke. Hiện nay, Coca-cola đang chiến đấu một cuộc chiến hai mặt với Coke nguyên thủy và Coke mới.

Trong khi Coca-cola khôi phục lại thị trường thì Coke mới (New Coke) đang lơ lửng.

Chúng ta đã thấy vô số khẩu hiệu của Coca-cola: “chúng tôi có mùi vị cho bạn”. “Sự lựa chọn thực sự”, “Bắt lấy làn sóng”, “Đỏ, trắng, xanh và bạn”, “Bạn không thể đánh bại cảm giác”. Và mới đây là “Bạn không thể đánh bại thứ thiệt”, không có hành động nào hết, dù chỉ là một ngón tay.

Các vị lãnh đạo của Coca-cola tiếp tục cố gắng. Hãng còn mướn cả một hãng có tài sản của Hollywood để đóng góp ý kiến sáng tạo.

Hiện nay, mỗi ngày đều có hàng đoàn người tiến vào phòng họp của Coca-Cola ở bang Atlanta để trương lên những khẩu hiệu mới. Ban lãnh đạo cao cấp của Coca-cola sẽ ngồi quanh bàn họp để bàn cãi với chủ đề là sáng tạo ra sự năng động. Trong khi lý thuyết cho rằng ngẫu nhiên có thể sẽ đem được ý tưởng đúng. Nếu bạn bày ra tất cả ý tưởng bạn có thể nghĩ tới, đây chẳng phải là đường lối hữu hiệu để làm việc. Coke cần có được sự tiến bộ ngoài việc mua bán. Như chúng ta thấy, Coke chỉ có hai con đường để lựa chọn: một là bước lùi, hai là tiến tới.

Trước hêt Coke phải ngậm đắng nuốt cay và gạt bỏ New Coke, không phải vì nó làm thua lỗ hay mất mặt nhưng vì sự kiện hi hữu của New Coke đã cản trở công ty trong việc sử dụng một vũ khí hữu hiệu mà nó có.

Với việc đưa New Coke vào kho lưu trữ, Coke có thể sử dụng Quy luật tập trung và đưa lại khái niệm “thứ thiệt” để dùng chống lại Pepsi.
Để nổ súng, Coke có thể lên đài truyền hình và nói với thế hệ Pepsi, “Được thôi các em nhỏ, chúng tôi không tìm cách ép các em. Khi nao các em sẵn sàng cho thứ thiệt, chúng tôi có cho các em”. Đó có thể bắt đầu cho sự chấm dứt của thế hệ Pepsi (nếu Pepsi-cola không tự hại mình trước).

Đây không phải chỉ là một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ, nhưng nó có thực sự là một chuyển động có thể làm được của Coke. Nó sẽ khai thác chỉ một từ mà Coke làm chủ đã có sẵn trong đầu của khách hàng: “The real thing” (thứ thiệt).

Để tìm kiếm một ý tưởng hay ý niệm đơn thuần, các giám đốc tiếp thị phải biết cái gì đang xảy ra trên thị trường. Họ cần phải lội bùn ngay tuyến đầu của mặt trân, họ cần phải biết việc gì làm được, việc gì không, họ phải thực sự vào cuộc.

Bởi vì cái giá phải trả cho nhầm lẫn quá cao, ban giám đốc không thể giao cho ai thực hiện những quyết định quan trọng được. Điều đó đã xảy đã xảy ra cho hãng GM. Khi các nhà tài chính nắm quyền, các chương trình tiếp thị sụp đổ. Mối quan tâm của các nhà tài chính là các con số không, không phải nhãn hiệu. Điều chắc chắn là các con số đi cùng hướng với nhãn hiệu. Thật khó để tìm ra một hướng di chuyển duy nhất nếu bạn quanh quẩn ở cơ quan đầu não và không tham gia chương trình.
Nguồn: Brands Vietnam