Thanh toán thư tín dụng chứng từ NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM | TECHCOMBANK
Dịch vụ thanh
toán thư tín dụng chứng từ (L/C) của Techcombank giúp các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an
toàn. Hơn thế nữa, Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên
thế giới ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C)
(i). Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
(ii). Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.
(iii). Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ.
Các loại thư tín dụng chứng từ
(i). L/C hủy ngang
L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng.
(ii). L/C không hủy ngang
Ngân hàng phát hành (ngân hàng của người mua) cam kết không hủy ngang nghĩa vụ thanh toán theo quy định của L/C, miễn là các chứng từ yêu cầu phải phù hợp theo quy định của L/C. Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn. L/C không hủy ngang được chia thành 2 loại – có xác nhận và không có xác nhận.
(a) L/C không hủy ngang, có xác nhận
Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.
(b) L/C không hủy ngang, không xác nhận
Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.
Do tính rủi ro cao của L/C hủy ngang, nên phần trình bày sau đây không giới thiệu các L/C hủy ngang. Các loại L/C chính có thể chia làm 2 loại cơ bản theo phương thức thanh toán là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Ngoài ra, một số loại L/C đặc biệt khác cũng sẽ được giới thiệu sơ bộ trong phần này.
Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng
Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
(i). Trong các giao dịch xuất khẩu
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người xuất khẩu
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
(ii). Trong các giao dịch nhập khẩu
Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
Nguồn: Techcombank
(i). Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
(ii). Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.
(iii). Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ.
Các loại thư tín dụng chứng từ
(i). L/C hủy ngang
L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng.
(ii). L/C không hủy ngang
Ngân hàng phát hành (ngân hàng của người mua) cam kết không hủy ngang nghĩa vụ thanh toán theo quy định của L/C, miễn là các chứng từ yêu cầu phải phù hợp theo quy định của L/C. Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn. L/C không hủy ngang được chia thành 2 loại – có xác nhận và không có xác nhận.
(a) L/C không hủy ngang, có xác nhận
Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.
(b) L/C không hủy ngang, không xác nhận
Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.
Do tính rủi ro cao của L/C hủy ngang, nên phần trình bày sau đây không giới thiệu các L/C hủy ngang. Các loại L/C chính có thể chia làm 2 loại cơ bản theo phương thức thanh toán là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Ngoài ra, một số loại L/C đặc biệt khác cũng sẽ được giới thiệu sơ bộ trong phần này.
Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng
Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
(i). Trong các giao dịch xuất khẩu
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người xuất khẩu
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
(ii). Trong các giao dịch nhập khẩu
Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
Nguồn: Techcombank
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét