It was not until ….that….
Trong bài này sẽ học về 3 cấu trúc văn phạm : It was not until …that…. , tính từ hai mặt và cách sử dụng mạo từ a,an, the
It was not until ….that….
( Mãi cho đến …thì ….)
Công thức:It was not until + mệnh đề
hoặc
cụm thời gian that + mệnh đề
Ứng dụng:
Các em lật sách giáo khoa trang 140 và cùng làm nhé:
1) She didn”t become a teacher until 1990. ( anh ta không trở thành giáo viên cho đến năm 1990)
=> It was not until………..
Nhìn câu đề có cụm thời gian sau until, nên ta chỉ việc sử dụng lại mà thôi:
=> It was not until 1990 that he became a teacher. ( mãi cho đến năm 1990 anh ta mới trở thành giáo viên)
Vì đã có not trước until rồi nên các em nhớ phải bỏ not trong mệnh đề sau và chia động từ thành quá khứ nhé.
2) He didn’t know how to swim until he was 30. ( anh ta không biết bơi cho đến năm anh ta 30 tuổi)
=> It was not until….
Nhìn câu đề có mệnh đề sau until, nên ta chỉ việc sử dụng lại mà thôi:
=> It was not until he was 30 that he knew how to swim. ( know => knew ) ( mãi cho đến năm anh ta 30 tuổi anh ta mới biết bơi)
Cứ như thế có thể làm tất cả bài tập một cách dễ dàng.
TÍNH TỪ HAI MẶT
Xin nói trước với các em thuật ngữ “tính từ hai mặt” là tên gọi của riêng mà tôi đặt ra cho dễ hình dung đối với tính từ loại này. Các em có thể dùng cho riêng mình, còn trong trường nếu các em nói với thầy cô thì có thể không được chấp nhận đâu nhé !
Bây giờ các em cùng tìm hiểu xem chúng tính từ hai mặt là gì và công thức dùng ra sao nhé:
Tính từ hai mặt là những tính từ tận cùng bằng : “ING” hoặc “ED“
Làm sao biết tính từ nào tính từ hai mặt, tính từ nào là tính từ thường ?
Tính từ 2 mặt bao gồm những tính từ mang ý nghĩa chỉ về trạng thái tình cảm của con người như : ngạc nhiên, lo lắng, hài lòng…
CÁCH DÙNG:
Khi nào dùng mặt “ING” khi nào dùng mặt”ED” ?
Trong nhiều tài liệu tôi thấy hướng dẫn cách dùng dựa vào tính chất chủ động hay bị động, có tài liệu nói đến “sự tác động” hay “bị tác động” …v…v nhưng trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em thường tỏ ra lúng túng không hiểu khái niệm thế nào là “tác động” hay “bị tác động” từ đó làm sai. Thật ra nếu hiểu được ý nghĩa “tác động” hay “bị tác động” thì sẽ làm bài đúng 100% nhưng không phải ai cũng hiểu được cách dùng này.
Từ thực tế đó tôi đưa ra công thức dưới đây, rất đơn giản và dễ hiểu, các em có thể áp dụng và có thể làm đúng trên 95% ( trừ những câu cực khó dành cho học sinh giỏi ) . Các em cứ yên tâm áp dụng vì tôi đã cho học sinh thử nghiệm qua 2 quyển : sách giáo khoa và sách bài tập thực hành của Mai Lan Hương . Tất cả đều đúng 100% ( 46/ 46 câu ) . Vậy là yên tâm rồi nhé !
Công thức
- Nếu phía sau có danh từ thì dùng mặt “ING“
Ví dụ:
This is a boring
film. (phía sau có danh từ film)
- Nếu phía sau không có danh từ thì nhìn phía trước : nếu gặp người thì dùng “ED” nếu gặp vật thì dùng “ING“
Ví dụ:
He is very interested in games. (phía sau không có danh từ mà chỉ có in là giới từ nên nhìn ra phía trước có he => người => ed )
The book is very interesting .( phía sau không có danh từ nên nhìn ra phía trước có book – vật => ing)
I found the book very interesting.( phía sau không có danh từ nên nhìn ra phía trước có chữ book – không chọn chữ I vì chữ book ở gần hơn => cái này hay bị sai nhớ chú ý nhé )
Một số tính từ hai mặt thường gặp:
SURPRISE => SURPRISING / SURPRISED
BORE => BORING / BORED
EXCITE => EXCITED / EXCITEING
SHOCK => SHOCKING / SHOCKED
INTEREST => INTERESTING / INTERESTED
DISAPPOINT => DISAPPOINTING / DISAPPOINTED
TIRE => TIRED / TIRING
SATISFY => SATISFYING / SATISFIED
WORRY => WORRYING / WORRIED
PLEASE => PLEASING / PLEASED
EMBARRASS => EMBARRASSING / EMBARRASSED
AMAZE => AMAZING / AMAZED
FRIGHTEN => FRIGHTENING / FRIGHTENED
ANNOY => ANNOYING / ANNOYED
EXHAUST => EXHAUSTING / EXHAUSTED
DEPRESS =>
DEPRESSING / DEPRESSED
TERRIFY => TERRIFYING / TERRIFIED
HORRIFY => HORRIFYING / HORRIFIED
IRRITATE => IRRITATING/ IRRITATED
AMUSE => AMUSING / AMUSED
ASTONISH =>
ASTONISHING / ASTONISHED
ENCOURAGE => ENCOURAGING / ENCOURAGED
THRILL => THRILLING / THRILLED
FASCINAT => FASCINATING / FASCINATED
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét