BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods)

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods) được đánh giá ra sao trong mắt người tiêu dùng Việt Nam, khảo sát của Công ty FTA.
Nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng quan tâm tới những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và thích những sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài hơn (39%) là những sản phẩm xuất xứ trong nước (17%).
Đối với các sản phẩm xuất xứ trong nước, người tiêu dùng quan tâm tới các sản phẩm ăn uống, đặc biệt là thực phẩm hơn là các sản phẩm chăm sóc cá nhân/gia đình.
Giá cả. Đối với sản phẩm FMCG, sản phẩm chất lượng tốt không hẳn là có giá cao, đa số người tiêu dùng quan tâm nhiều tới những sản phẩm có giá trung bình (46%).
Bao bì. Vỏ bao bì của một sản phẩm chất lượng tốt được ưu tiên theo thứ tự các tiêu chuẩn: Thông tin đầy đủ về sản phẩm trên bao bì, nguyên liệu vỏ bao bì chắc chắn, an toàn, có dấu chứng nhận sản phẩm an toàn vệ sinh/sức khoẻ.
Nhà sản xuất. Người tiêu dùng thường có lòng tin vào uy tín của nhà sản xuất (60%). Đây là tín hiệu tốt để các công ty uy tín trên thị trường mở rộng hoặc đổi mới dòng sản phẩm của mình.
Đối với logo, và màu sắc sản phẩm, tuy không được người tiêu dùng chú ý nhiều như các yếu tố khác, nhưng một logo in to, rõ ràng, đặt ở mặt trước bao bì, và sản phẩm có màu sắc tự nhiên thì tạo ấn tượng tốt cho người tiêu dùng hơn (35%).
Nguồn thông tin nhận biết. Phần lớn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm chất lượng tốt thông qua giới thiệu từ bạn bè/người thân (76%), đặc biệt là người tiêu dùng Đà Nẵng (93%), kế đến là quảng cáo trên TV/radio (74%) và tự bản thân tìm hiểu (63%), không có nhiều khác biệt giữa các khu vực.
- Người tiêu dùng Cần Thơ đặc biệt tin vào nhận xét của giới chuyên môn hơn là người tiêu dùng 3 thành phố còn lại. Cần Thơ là 70% trong khi đó Đà Nẵng 49%, Hà Nội 56%, TP.HCM 40%.
- Quảng cáo trên TV/radio và tư vấn từ nhân viên bán hàng cũng khá hiệu quả đối với người tiêu dùng tại Cần Thơ.
Kênh phân phối. Trong nhận thức của người tiêu dùng, nơi bán sản phẩm chất lượng tốt là ở siêu thị (90%), kế đến là Metro (67%).
goài ra còn có tiệm tạp hoá vừa/lớn có bảng hiệu (52%), cửa hàng showroom/đại lý chính hãng, không có nhiều khác biệt giữa các khu vực. Xe bán dạo và các điểm bán hàng lề đường được xem là nơi bán sản phẩm chất lượng kém.
- Nhìn chung người tiêu dùng tại hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội mua phải thực phẩm kém chất lượng nhiều hơn tại Đà Nẵng và Cần Thơ.
Người tiêu dùng Đà Nẵng mua phải sản phẩm chăm sóc cá nhân gia đình kém chất lượng nhiều nhất, còn người tiêu dùng Cần Thơ thì lại mua phải nhiều bánh kẹo và đồ uống kém chất lượng.
- Đa số những sản phẩm kém chất lượng được mua từ xe bán dạo và bán hàng lề đường, tiếp theo là khu vực bên ngoài chợ. Việc mua phải sản phẩm chất lượng kém nói chung xuất phát từ việc thử mua sản phẩm khi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về sản phẩm.
- Riêng đối với thực phẩm, người tiêu dùng có tâm lý ngại đi xa, nên họ thường mua tại những địa điểm thuận tiên, gần nhà, gần chỗ làm mặc dù vẫn còn hoài nghi về chất lượng. 
 

Công ty FTA

GT (General Trade) and MT (Modern Trade)

General Trade (GT) is the most significant part of our distribution system. This channel takes up nearly 70% of our sales workforce and works with all traditional distribution channels such as wholesale units, retail stores, and New Channel (restaurants, guest houses etc.).
Modern Trade is our second largest distribution channel in terms of workforce. This channel represents our modern image of answering the call for distribution to modern enterprise layouts such as hypermarkets, super-markets, cash & carry units, convenience stores, and book stores.
This channel represents our modern image and business capability. MT sales teams including managers, sales representatives and promotion girls are working with high teamwork morale.  With dedicated services provided by our MT sales teams, products are always visible and available to consumers.
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (hay FMCG, viết tắt của Fast Moving Consumer Goods) bao gồm nhiều chủng loại hàng tiêu dùng. Dựa vào một số tiêu chí như sau để xét về nhóm FMCG:

  • Khả năng mua lại của khách hàng rất cao
  • Tiền lời trên từng đơn vị sản phẩm thấp
  • Nhà sản xuất mua nguyên liệu thô từ nhà cung cấp và sản xuất với quy mô lớn
  • Thời gian sử dụng ngắn
  • Giá từng sản phẩm thấp
  • Nhà sản xuất không làm việc trực tiếp với từng cá nhân người dùng cuối. FMCG được đưa đến tay người dùng cuối thông qua các hệ thống bán lẻ.
Kênh phân phối hay còn gọi là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Đây là một mô hình các kênh phân phối gồm có bán hàng trực tiếp qua mạng hoặc showroom, bán hàng cho các retails (cửa hàng, đại lý), báng hàng qua nhà bán sỉ, và cuối cùng và bán hàng qua nhiều cấp.
Tùy theo mặt hàng và khách hàng của mình mà các công ty có thể xây dựng cho mình một hệ thống phân phối khác nhau. Tuy nhiên xây thì rất dễ nhưng sau này để thay đổi kênh phân phối đó là một vấn đề phức tạp và tốn rất nhiều chi phí.
Đối với các mặt hàng FMCG thì 2 khái niệm được nhắc đến thường xuyên hơn là GT và MT. GT là hệ thống bán hàng truyền thống và không tập trung như chợ, đại lý, cửa hàng. GT là hệ thống bán hàng lớn, tập trung và có mô hình quản lý hiện đại.
Sau đây là một số điểm so sánh giữa 2 kênh.
Đặc điểmKênh truyền thống – GTKênh hiện đại – MT
Khái niệmLà hệ thống phân phối qua nhiều cấp bậc từ nhà bán sỉ đến các đại lý lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Hệ thống các chợ đầu mới, chợ, tạp hóa..Bán hàng tập trung ở một điểm lớn với nhiều mặt hàng đa đạng, cách quản lý chuyên nghiệp và đến trực tiếp tay người tiêu dùng như các loại siêu thị, cửa hàng tiện lợi….
Ưu điểm

Số lượng thành viên trong hệ thống phân phối nhiều và nhà sản xuất chỉ cần quản lý wholesales.Giá cả thường rẻ hơn showroom và MT

Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp. Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.Có hệ thống bán lẻ có thương hiệu và chuyên nghiệp.
Khuyết điểm

Khó kiểm soát về chiết khấu và giá cả trên thị trường, dễ xảy ra tình trạng xung đột giá và khu vực bán hàng.

Số lượng thành viên không rộng khắp các tỉnh thành, chỉ tập trung ở các thành phố.
Khác biệt


Lâu đờiCần đội ngũ quản lý đại lý nhiều

Dễ xung đột giữa các nhà phân phối với nhau.
Khó kiểm soát các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng.




Mới hình thànhCần các hoạt động marketing nhiều.

Cạnh tranh công bằng và theo cơ chế thị trường.
Có thể kiểm soát các hoạt động promotion.