Một bí kíp giúp bạn an toàn trong trường hợp bị nước cuốn trôi bất ngờ giữa biển.
Vào trưa ngày 29/12/2013, trong lúc tắm tại bãi biển 30/4 ở Cần Giờ (TP.HCM), 7 nam sinh của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bình Dương) đã bị nước cuốn trôi. Hiện các lực lượng cứu hộ vẫn đang trong quá trình tìm kiếm thi thể các em.
Theo
người dân, bãi biển nơi các học sinh ra tắm gần khu vực dự án khu đô
thị lấn biển Cần Giờ nên có nhiều hố sâu, bãi trũng và nước xoáy bất
ngờ. Nguyên nhân 7 nam sinh bị nước biển cuốn trôi vẫn chưa được xác
định chính thức, tuy nhiên, một trong những tai nạn nguy hiểm mà chúng
ta có nguy cơ bị mắc phải khi đi biển là bị dòng chảy xa bờ cuốn đi.
Để
có một chuyến đi an toàn, bạn cần trang bị cho mình hành trang, kiến
thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước một số nguy hiểm bất ngờ có thể
ập tới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến khái niệm, cách xác định và bí
kíp để sống sót nếu bạn không may lọt vào "dòng chảy tử thần" này.
Dòng chảy xa bờ là gì?
Rip
Current là dòng chảy xa bờ, dòng ngược. Đây là một dòng chảy khá dài và
hẹp, chảy từ phía bờ hướng ra biển, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa
bão.
Cơ chế hình thành dòng chảy xa bờ.
Về
cơ bản sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ. Nhưng khi nước biển được
đưa liên tục vào bờ, nó sẽ tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra
biển, khi đó, dòng chảy xa bờ hình thành.
Dòng
chảy này xảy ra trong vùng sóng đổ, thường do địa hình vùng biển. Vùng
này ở xa bờ thường bị chắn bởi san hô hoặc cát, đá ngầm, khi sóng ập đến
sẽ dồn nước vào một lạch sâu, rồi đổ ngược ra khơi.
Dòng
chảy xa bờ thường khá hẹp, từ 1-3m, nhưng có khi rộng đến cả chục mét,
kéo dài đến hàng trăm mét ngoài khơi. Đây là dòng chảy rất mạnh và nguy
hiểm, với vận tốc sóng dao động từ 0,5- 1m/s, nhưng cũng có lúc lên đến
2,5m/s. Lúc này, kể cả vận động viện bơi lội cũng không thể bơi ngược
dòng. Theo thống kê, có hàng trăm vụ chết đuối trên các bãi biển mỗi năm
vì dòng chảy này.
Có 3 loại dòng chảy xa bờ:
- Dòng
ngược tức thì (Flash Rip Current): dòng chảy hình thành, biến mất nhanh
chóng do sự giảm của mực nước biển và độ cao của sóng tăng đột ngột.
- Dòng
ngược cố định (Fixed Rip Current): hình thành do nước biển bị chắn bởi 2
đường cát, có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng
tuần, thậm chí hàng tháng.
- Dòng
ngược vĩnh cửu (Permanent Rip Current) hình thành do địa hình vùng
biển. Ở vùng biển có nhiều san hô, dòng chảy này có thể tồn tại vĩnh
viễn.
Cách xác định dòng chảy xa bờ
Rip
Current có thể xuất hiện tại bất kỳ nơi nào có sóng, kể cả hồ lớn (ở
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào). Nhưng để xác định nó không phải
dễ dàng đối với những người chưa biết. Những bức ảnh dưới đây có thể
phần nào giúp chúng ta xác định được dòng xoáy tử thần này.
Có thể xác định khi thấy dòng nước bị khuấy tung, ngầu bọt, hoặc hơi bập bềnh.
Dòng ngược thường cuốn theo rong biển và các mảnh vật trôi nổi khác như rác, tạo thành một dòng hướng ra xa bờ.
Dòng chảy xa bờ cũng khuấy cát từ dưới đáy nên nếu đột nhiên thấy vùng nước có màu đục hơn hẳn so với các vùng xung quanh, hãy tránh xa.
Một đoạn đứt gãy trong cơn sóng cũng là dấu hiệu nhận biết của dòng chảy xa bờ.
Dưới
đây là video "tua nhanh" (time-lapse) cho thấy hướng di chuyển của dòng
chảy xa bờ (phần màu nước biển xanh tím thẫm bị nhuộm) ở biển:
Bí kíp để thoát khỏi dòng chảy xa bờ
Rip
Current có thể đột nhiên xuất hiện với vận tốc từ 0,3 - 0,6m/s và
thường sẽ không có dấu hiệu để nhận biết. Nhưng một khi lọt vào và để bị
cuốn ra xa, dòng chảy này có thể nhanh chóng "tăng tốc", đạt đến 1 -
2,5m/s, lúc này, không ai có thể thoát khỏi dòng xoáy tử thần này.
Nhưng khi mắc phải dòng xoáy tử thần, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau đây:
Không được hoảng sợ. Đây
là điều tối quan trọng. Cảm giác bị cuốn trôi ra ngoài khơi chắc chắn
sẽ rất tệ và kinh khủng, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Dòng rút bờ sẽ
không hút bạn xuống đáy mà chỉ đưa bạn ra xa bờ thôi. Và thông thường,
dòng chảy tức thời đưa bạn ra xa bờ khoảng 30m.
Không bơi ngược dòng. Đừng
cố gắng bơi ngược dòng chảy xa bờ bởi hầu hết các trường hợp chết đuối
vì dòng ngược không phải vì bị hút xuống dưới mà vì người bị nạn quá
hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước.
Đây
là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/s thì dù có là Michael Phelps -
anh chàng kình ngư người Mỹ với nhiều kỷ lục thế giới - cũng sẽ kiệt sức
và chết đuối mà thôi.
Bơi ngang bờ biển. Thay
vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là
vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo
góc và hướng về phía bờ.
Đi theo dòng chảy. Đối
với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để
thoát khỏi dòng ngược, hãy thả nổi mình trôi theo dòng. Khi đã hết dòng
ngược, cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc
người dân gần đó ứng cứu.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Art of Manliness, How Stuff Work, Wikipedia...
(Nguồn : Hồng Đức - Theo Trí Thức Trẻ )