BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Các bạn trẻ khởi nghiệp trước kia cô đơn trên 5 khía cạnh

Các bạn khởi nghiệp trước kia hơi cô đơn: Cô đơn khi người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm - dịch vụ, Cô đơn về tài chính, Cô đơn khi không có người hướng dẫn, Cô đơn với các chính sách của Nhà nước và Cô đơn với giới truyền thông...


[Khởi nghiệp] Startup Wheel 2015: Để khởi nghiệp không cô đơn
“Người ta nói đến rất nhiều cá nhân khởi nghiệp. Nhưng, những cá nhân khởi nghiệp của Việt Nam, trước kia, các bạn hơi cô đơn” -  bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp TPHCM (BSSC), cho biết tại Hội thảo phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Startup Wheel lần 3 – 2015 khu vực phía Bắc.
Theo bà Phi, các bạn trẻ khởi nghiệp trước kia cô đơn trên 5 khía cạnh. Cụ thể:
Một là khía cạnh người tiêu dùng. Làm sao để người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn ngay từ khi tung ra. “Các bạn cô đơn vì sản phẩm của bạn quá mới, lại không không đủ năng lực tài chính để truyền thông. Các bạn gặp sự cô đơn đầu tiên là người tiêu dùng chưa ủng hộ sản phẩm khởi nghiệp” – bà Phi nói.
Hai là cô đơn về tài chính.
Ba là thiếu vắng người thầy - doanh nhân của những thế hệ đi trước, có kiến thức, kinh nghiệm, có thể giúp hiện thực hóa ý tưởng của các bạn.
Bốn là các chính sách của Nhà nước, các cơ quan tư vấn, các nhà hoạch định chính sách – một thành tố vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Năm là giới truyền thông.
“Startup Wheel sẽ giúp xây dựng cộng đồng khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đã đến lúc bạn phải cho thế giới biết bạn là ai? Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai và bạn có ý tưởng gì?” – bà Phi nói.
Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Startup Wheel 2015 được mở rộng cho tất cả sinh viên – thanh niên có tuổi đời dưới 35 đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam có ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ/mô hình khởi nghiệp cụ thể và đang ở bất kỳ giai đoạn nào. Cuộc thi dự kiến gồm 10 sự kiện lớn với sự tham gia của 500 ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của 1.500 người trẻ, đồng thời nhận được sự quan tâm của 10.000 người trẻ trên toàn quốc, được tổ chức tập trung tại các địa điểm: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.
Cuộc thi được xây dựng với mong muốn hội tụ, gắn kết các nguồn lực hữu quan trong xã hội: nhà nước, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nhân/doanh nghiệp, truyền thông báo đài, người khởi nghiệp để phát hiện, nuôi dưỡng và xây dựng lực lượng doanh nhân kế thừa, hướng đến một quốc gia khởi nghiệp.
Tham gia cuộc thi, thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi:
Sơ tuyển: Việc “lọc” các dự án được thực hiện bằng hình thức offline (khu vực TPHCM) và online (ngoài khu vực trên). Thí sinh sẽ trình bày dự án của mình trong vòng 5 phút, sau đó BGK sẽ đặt câu hỏi để thí sinh phản biện và làm rõ dự án.
Với vòng này, từ 500 dự án tham gia trên toàn quốc, chỉ lấy 50 dự án.
Bán kết: Thí sinh phải trải qua 4 thử thách theo 4 chủ đề, gồm: Viết kế hoạch kinh doanh và dự trù tài chính, Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, Thực hiện TVC quảng bá ý tưởng/dự án, và Huy động vốn thực tế trên website www.fundingvn.com.
Sau vòng này và kết quả tại Sàn giao dịch ý tưởng kinh doanh 2015, từ 50 dự án, chỉ có 10 dự án được đi tiếp.
Chung kết: Thí sinh dự thi theo hình thức pitching, thuyết trình trong 5 phút.
“Tất cả chúng ta đều nghĩ ý tưởng của chúng ta rất khả thi, rất tuyệt vời. Trong mỗi chúng ta đều có tình yêu. Yêu 1 ý tưởng cũng như yêu 1 con người, sự mù quáng có thể xảy ra. Bằng lăng kính cuộc thi và lăn kính chuyên gia, bạn sẽ biết bạn đang có gì, thiếu gì?”- bà Trương Lý Hoàng Phi nhìn nhận.
Sau Hội thảo phát động, Bánh xe Khởi nghiệp Startup Wheel sẽ lần lượt “lăn” qua các tỉnh/thành phố lớn trên toàn quốc: Huế – Đà Nẵng – Cần Thơ – Buôn Mê Thuột… trong tháng 4 – 5/2015.
Các giải thưởng của cuộc thi Startup Wheel 2015:
- Giải Cất cánh: 50.000.000 đồng
- Giải Chuyển động: 30.000.000 đồng
- Giải Tiềm năng: 15.000.000 đồng
- Giải Ý tưởng sáng tạo: 10.000.000 đồng
Ngoài ra còn các giải phụ và các cơ hội học tập, làm việc và trải nghiệm như: Cơ hội được làm việc như một CEO tập sự tại CTCP Dược phẩm Hoa Thiên Phú; cơ hội nhận học bổng toàn phần chương trình MBA của ĐH Western Sydney (Úc) từ Viện Đào tạo Quốc tế – ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH-ISB); cơ hội được cải thiện và nâng cao khả năng tiếng Anh tại Wall Street English;cơ hội được tư vấn về khởi nghiệp trong ngành may mặc từ thương hiệu Novelty (Công ty May Nhà Bè)...
Thông tin chi tiết về cuộc thi, cách thức đăng ký, các vòng thi... được đăng tải tại trang web http://startupwheel.bssc.vn , và fanpage:https://www.facebook.com/startupwheel
Startup Wheel được tổ chức lần đầu vào năm 2013, do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh khởi xướng và đồng tổ chức bởi Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh.

start-up

Phạm Lê Nguyên là cô gái góp mặt trong danh sách “30 Under 30” do Forbes bình chọn năm 2015. Nổi tiếng với vai trò đồng sáng lập Kenh14.vn, Lê Nguyên đã từ bỏ công việc với mức thu nhập hấp dẫn để khởi nghiệp với 5Desire – nơi kết nối start-up với các nhà đầu tư, hoặc trực tiếp đầu tư vào các start-up tiềm năng.


[Q&A] Hỏi Phạm Lê Nguyên làm sao khởi nghiệp?
Q: Tôi nên khởi nghiệp từ khi nào? Đang ngồi trên ghế nhà trường có thể khởi nghiệp được hay không?
A: Có người bảo các bạn nên khởi nghiệp từ khi là sinh viên. Có người nói không nên khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi quan niệm: Khởi nghiệp vào lúc nào không phụ thuộc vào độ tuổi mà phụ thuộc vào tích lũy của các bạn. Những tích lũy ấy các bạn hoàn toàn có thể làm được khi đang còn là sinh viên.
Q: Tức là tôi hoàn toàn có thể khởi nghiệp dù chưa ra trường?
A: Có thể, nếu những tích lũy của bạn đã đủ. Với những bạn chưa tích lũy đủ, khi ra trường các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi không có quan hệ, kiến thức, hiểu biết trong thị trường, lúc khởi nghiệp sẽ rất bơ vơ. Các bạn sẽ phải học mọi thứ bằng chính doanh nghiệp của mình. Học như vậy rất lâu.
Khi đã có nền tảng từ trước, khởi nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Q: Nếu đang làm việc cho một công ty và làm part-time cho start-up của riêng mình, làm sao biết đâu là thời điểm “chín” để tách khỏi công ty và là full-time cho start-up?
A: Tùy vào từng người và bạn là người quết định. Bạn có đủ đam mê để theo đuổi start-up của riêng mình, đủ đam mê để gạt bỏ các thú vui khác hay không? Bạn đừng tô hồng khởi nghiệp. Khởi nghiệp cực kỳ gian khổ.
Còn xác định thời điểm tách, chúng tôi luôn thích các doanh nghiệp full-time và không thích làm việc với các doanh nghiệp part-time chút nào. Nếu tự tin, bạn nên từ bỏ công việc để tập trung vào doanh nghiệp start-up của mình cho “ra ngô ra khoai”.
Q: Làm thế nào xây dựng được mối quan hệ tốt trong quá trình khởi nghiệp? Có phải khi start-up rồi sẽ chỉ chọn đối tác mà không chọn bạn bè?
A: Giữa đối tác và bạn bè, cần có ưu tiên. Nhưng không phải là khi chọn đối tác sẽ không có bạn bè gì hết.
Khi xây dựng mối quan hệ, điểm đầu tiên là khi đến với bất kỳ ai, bạn cũng đến với tâm tốt, làm quen không phải vì muốn lợi dụng mà đến để làm bạn, hoặc đến để làm giúp họ cái gì đấy. Khi đến bằng tâm tốt, người ta sẽ đáp lại bằng tâm tốt.
Bạn có thể gieo một tâm tốt nhưng đừng vội mong chờ điều tốt đó quay lại với bạn. Cứ làm thế đi, đến khi bạn cần người nào giúp thì người ta sẽ giúp bạn.
Nếu muốn tạo cơ hội gặp gỡ nhiều người, bạn có thể đến các networking events.
Q: Khi sinh viên khởi nghiệp, đâu là điều khó khăn nhất?
A: Không cần phân chia start-up là sinh viên hay không là sinh viên, vì cứ start-up là khó khăn.
Khó khăn thứ nhất là không có một đội ngũ (team) tốt. Nếu các bạn có team với background (nền tảng) khác nhau và mọi người bù đắp được cho nhau thì tốt hơn rất nhiều cho khởi nghiệp. Nếu team thiếu 1 mảng thì đã rất khó khăn rồi.
Các bạn trong team cần có kinh nghiệm, hiểu biết thị trường, và cả năng lực kỹ thuật nếu start-up trong lĩnh vực IT (công nghệ thông tin)...
Khó khăn thứ 2 là về tài chính.
Khó khăn thứ 3 là mọi người trong team đều thiếu kinh nghiệm trong khi ở Việt Nam rất thiếu mentor (người hướng dẫn).
Tôi vẫn nhấn mạnh việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Khi không hiểu sâu được vấn đề mà khởi nghiệp thì rất khó khăn. Khi ấy, fail (thất bại) là đương nhiên.
Q: Vậy nên tìm team theo tiêu chí nào?
A: Họ phải hợp với mình, chia sẻ giá trị công ty mà mình đang theo đuổi.
Họ phải có thế mạnh mà mình không mạnh bằng họ.
Cofounder (đồng sáng lập) phải cần nhau. Nếu không, họ sẽ tự lập business (doanh nghiệp) của họ mà không cần Cofounder là mình.
“Tôi nghĩ là các start-up Việt cần nghiên cứu thật kĩ thị trường trước khi khởi nghiệp. Các bạn cũng cần liên kết với nhau nhiều hơn để rút ngắn thời gian tìm hiểu xuống. Nếu các bạn muốn làm điều gì lớn lao, đừng chỉ dừng lại ở mong muốn và đam mê mà các bạn phải thực sự hết mình vì nó. Đấy là điều tôi mong muốn nhất đối với các bạn trẻ khởi nghiệp” – Phạm Lê Nguyên, Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành CTCP Truyền thông và Đầu tư 5Desire.

Nội dung chia sẻ của Phạm Lê Nguyên được chúng tôi ghi lại tại Sự kiện Kết nối khởi nghiệp, diễn ra ngày 21/3/2015 tại Hà Nội. Đây là sự kiện bên lề cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2015 do CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai – Trường Đại học Ngoại thương tổ chức.
Được tổ chức thường niên từ năm 2006, Khởi nghiệp cùng Kawai là cuộc thi Ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên dưới sự tài trợ của Quỹ học bổng Kawai, Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2014, cuộc thi đã chính thức nhận được sự bảo trợ từ phía Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Thanh Thủy (ghi)
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

9 cách bán hàng qua điện thoại hiệu quả


Trong cuộc điều tra gần đây của Public Agenda, bộ phận nghiên cứu phi lợi nhuận của Tổ chức The Pew Charitable Trusts, cứ 8 trong số 10 người được hỏi (chiếm tới 79%) cho rằng sự thô lỗ nên được xem như một vấn đề nghiêm trọng trong kinh doanh ngày nay. Một phát hiện đáng ngạc nhiên là phong cách giao tiếp bất lịch sự dường như không có biên giới – nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào.
Ấn tượng về một tác phong giao tiếp lịch thiệp qua điện thoại luôn dựa phần lớn trên các cảm giác thông thường. Vì thế, bạn nên trả lời điện thoại theo đúng cách mà bạn mong muốn được nghe từ những người khác.
Vậy, nếu bạn muốn giữ chân và thu hút thêm ngày một nhiều các khách hàng, hãy đảm bảo rằng các nhân viên của bạn khi trả lời điện thoại sẽ không vô tình hay cố ý thốt ra những lời dưới đây:
Tel Sales1 300x221 9 cách bán hàng qua điện thoại hiệu quả
1. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi”
Chẳng ai quan tâm tới “kẻ đần độn” nào đặt ra chính sách hay không phải chính sách của công ty bạn.
Nếu một nhân viên không thể giúp đỡ khách hàng giải quyết khúc mắc, họ nên hướng dẫn khách hàng liên hệ với người có thể đưa ra lời khuyên, hay ít nhất là được trao quyền để tìm kiếm giải pháp giúp đỡ. Như vậy, bạn sẽ có thể biến những khách hàng bất mãn thành những khách hàng hài lòng và cảm kích.
2. “Đó không phải phòng ban của tôi” hay “Đó không phải công việc của tôi”
Đây là một sự trốn tránh trách nhiệm rõ ràng.
Bất cứ nhân viên nào làm việc trong công ty cũng đều phải chuẩn bị để giải quyết tất cả các nhu cầu của khách hàng. Hay chí ít thì họ phải có số điện thoại, và gọi điện cho nhà quản lý để được giúp đỡ, sau đó nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng.
3. “Quý vị có thể gọi lại vào lúc khác không? Hiện chúng tôi đang rất bận”
Đây là một thái độ băn khoăn, do dự.
Thế nhưng các nhân viên thường nói ra điều này nhiều lần hơn bạn tưởng. Nó luôn khiến người gọi điện đến phải băn khoăn: Bận rộn điều gì vậy? Một buổi hẹn ăn trưa chăng? Hãy đảm bảo rằng không nhân viên nào trong công ty có thói quen nói những điều tương tự.
4. “Máy tính của tôi có vấn đề” hay “Chúng tôi đang gặp trục trặc với hệ thống máy chủ”
Đây hoàn toàn không phải là vấn đề của người gọi điện, cũng như lý do để trì hoãn phục vụ.
Hoạt động kinh doanh ngày nay vẫn được tiến hành, cho dù có hay không có những hệ thống máy tính giám sát tự động. Hãy lịch thiệp xin lỗi, vì quả thật bạn không thể làm gì để giúp đỡ khách hàng. Sau đó lấy bút chì, ghi số điện thoại và kiểm tra lại cẩn thận, sau đó nói để người khách biết rằng bạn sẽ gọi lại cho ngay khi bạn có thể giúp đỡ họ.
5. “Quý vị không nhận được tin nhắn của tôi sao?”
Trước đây, khi điện thoại chưa có khả năng tự động ghi âm, bạn còn có lý do để trốn trách nhiệm bằng cách nói này. Tuy nhiên, hiện nay, với hệ thống tin nhắn 24/24 cùng thiết bị ghi âm điện thoại, bạn không thể giả vờ rằng đã gọi điện thoại, nếu thật sự bạn không làm điều đó. Nếu bạn quên không gọi điện thoại, hãy thành thật và im lặng lắng nghe khách hàng phàn nàn rồi xin lỗi họ.
6. “Tôi đang đợi để có thêm thông tin trước khi gọi điện lại”
Đây lại là một cái cớ hết sức vô lý. Mọi người đều biết rằng thực tế không phải như vậy. Nếu bạn đang thu thập thông tin, bạn sẽ gửi một e-mail hay gọi điện thoại để giải thích – điều mà nhiều người vẫn làm với các mối liên hệ quan trọng. Chưa kể câu nói này còn khiến người bên kia đầu dây cảm thấy bị xúc phạm khi nó thể hiện rằng họ không phải là một ưu tiên trong suy nghĩ của bạn – hoặc bạn là một người thiếu năng lực.
7. “Xin quý vị đợi trong chốc lát, tôi sẽ bật nút nói chuyện ra loa”
Điều này không nên được sử dụng mà chưa có sự đồng ý của người bên kia đầu dây. Mặc dù thoạt đầu có thể họ đồng ý, nhưng dần dần họ sẽ cảm thấy khó chịu và bực tức khi âm thanh giọng nói nghe vang và không thật chút nào, đồng thời đoán rằng lời nói của họ đang bị người khác nghe thấy.
8. “Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ gọi điện cho bạn”
Đây rõ ràng là một lời chống chế, sự tự vệ. “Bạn nên hứa là sẽ gửi thông điệp, chứ không phải là một ai đó sẽ có một cuộc điện thoại trả lời”. Đừng hứa điều gì hộ người khác. Nếu không có cuộc điện thoại trả lời như vậy, bạn đã tạo ra một tâm trạng thất vọng và giận dữ trong tâm trí khách hàng.
9. “Xin lỗi, gia đình tôi vừa có chuyện buồn là ….”
Có khách hàng gọi điện đến một nhà bán lẻ trực tuyến để hỏi về việc một đơn đặt hàng chưa được thực hiện. Nhân viên trả lời điện thoại trả lời rằng do mẹ cô ta mới mất nên xin lỗi vì sự chậm trễ này. Khách hàng đó nổi giận và chỉ trích cả công ty rằng: “Chẳng lẽ chỉ có mỗi mình cô ta làm việc thôi sao”. Do đó, đừng bao giờ đưa những vấn đề cá nhân của bạn vào các cuộc nói chuyện điện thoại, trừ khi bạn có một quan hệ cá nhân lâu dài và thân thiết với người gọi điện.
Có thể nói, giờ đây các cuộc trò chuyện điện thoại đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một mối quan hệ hữu hảo với khách hàng. Mỗi lần nhân viên nhấc máy điện thoại trả lời là một lần công ty bạn có cơ hội thể hiện thái độ quan tâm với khách hàng. Bạn đừng bỏ phí những cơ hội này.

Bạn có biết cách lấy lòng khách hàng qua điện thoại?


Đôi lúc bạn tự hỏi mình đâu là lý do khiến khách hàng rời bỏ công ty. Sẽ thật bất ngờ nếu bạn biết rằng một trong những nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ cuộc điện thoại đầu tiên giữa khách hàng với nhân viên của bạn.
Các chủ doanh nghiệp cần có những điều kiện gì để đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp mình, ngoài niềm đam mê kinh doanh và khả năng tài chính? Tất nhiên bạn sẽ trả lời ngay: đó là lòng tin của khách hàng. Vậy mà không phải công ty nào cũng ý thức được điều đó để nỗ lực hết mình nhằm gây dựng lòng tin của khách hàng trong các chiến lược kinh doanh dài hạn. Một cuộc điều tra gần đây của Viện nghiên cứu khách hàng quốc tế (International Customer Research Institute) đã thống kê những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn một lần rồi không bao giờ quay trở lại.
- 1% là do khách hàng qua đời.
- 3% là do khách hàng chuyển địa điểm sinh sống và làm việc.
- 5% là do người thân hay bạn bè thuyết phục.
- 9% là do các đối thủ cạnh tranh lôi kéo.
- 14% là do khách hàng cảm thấy thất vọng với sản phẩm/dịch vụ.
- 68% là do một thái độ lãnh đạm, thờ ơ của nhân viên trong công ty.
Theo bạn thì đã có bao nhiêu lần thái độ của nhân viên được thể hiện và cảm nhận qua điện thoại? Câu trả lời là rất thường xuyên, bởi điện thoại luôn là phương tiện đầu tiên và duy nhất mà khách hàng có thể sử dụng để liên lạc với công ty bạn. Vì thế, bạn hãy làm sao để trong lần tiếp xúc đầu tiên này, bạn và các nhân viên của mình sẽ đem lại cho khách hàng những cảm nhận dễ chịu nhất, tốt đẹp nhất về công ty, làm sao để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của bạn chỉ sau một cuộc điện thoại.
Luôn mỉm cười khi trả lời điện thoại
Thậm chí cả khi tâm trí bạn đang rối bời hay bạn vừa phải nhận một cuộc điện thoại không mấy vui vẻ, bạn hãy cố tĩnh tâm trong vài giây, hít một hơi thật sâu và đưa nụ cười trở lại với khuôn mặt và giọng nói của bạn. Cho dù bạn có tin hay không, nhưng khách hàng ở đầu dây bên kia có thể cảm nhận được nụ cười của bạn.
Trả lời điện thoại ngay sau hồi chuông đầu tiên
Bạn không nên để điện thoại reo quá tiếng chuông thứ ba, trước khi nhấc ống nghe. Nếu khách hàng phải chờ đợi đến lần đổ chuông thứ tư hay thứ năm, họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn đóng cửa trong cả ngày hôm đó, bạn đã không còn kinh doanh nữa hoặc bạn không quan tâm đến khách hàng. Chúng ta tồn tại trong thế giới kinh doanh này là vì khách hàng, do đó, bạn hãy đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất mọi mong muốn của khách hàng.
Hãy xin phép khách hàng trước khi bạn để họ chờ máy
Bạn có thể có nhiều đường điện thoại khác nhau và có nhiều khách hàng chờ để nói chuyện với bạn tại cùng một thời điểm. Khách hàng luôn có quyền lựa chọn chờ đợi hay không chờ đợi, trong khi bạn đang bận tiếp một cuộc điện thoại khác. Bạn hãy hỏi xem họ có đồng ý giữ máy và chờ bạn trong giây lát không. Đừng bao giờ đột ngột để họ chờ máy mà không xin phép. Và khi bạn quay lại nghe máy, hãy cảm ơn khách hàng vì họ đã chờ bạn. Nếu bạn buộc phải đề nghị khách hàng tiếp tục chờ bạn thêm chút nữa, hãy nêu rõ quãng thời gian phải chờ và chắc chắn rằng bạn sẽ quay lại nói chuyện với họ đúng như bạn đã hứa.
Việc chuyển máy điện thoại nên được thực hiện chu đáo
Trước khi bạn chuyển máy điện thoại để khách hàng nói chuyện một người khác, bạn cần đảm bảo rằng người đó hiện đang có mặt và sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi, đồng thời có đủ thẩm quyền và khả năng giúp đỡ khách hàng. Không gì gây thất vọng cho khách hàng bằng việc họ bị chuyển máy điện thoại hết lần này đến lần khác và phải tường thuật lại sự việc nhiều lần, trước khi tìm ra được một người có thể giải quyết vấn đề của họ.
Trước khi chuyển cuộc gọi của khách hàng cho đồng nghiệp, bạn hãy đưa ra cho khách hàng tên và số điện thoại của mình để đề phòng trường hợp mất liên lạc. Bạn nên nói với khách hàng bạn là ai và khách hàng sẽ liên lạc với bạn như thế nào nếu họ gặp rắc rối. Như vậy, bạn sẽ khiến cho khách an tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty bạn.
Luôn chủ động đề nghị giúp đỡ khách hàng
Việc đáp ứng hay giải quyết những vấn đề khách hàng đưa ra có thể không phải là trách nhiệm của phòng ban bạn, không phải là nhiệm vụ hay công việc trực tiếp của bạn, nhưng nếu đó là khúc mắc của khách hàng , thì bạn cần thể hiện rằng bạn luôn quan tâm đến họ. Bạn không bao giờ nên nói với khách hàng qua điện thoại rằng: “Tôi không biết” hay “Tôi không thể giúp đỡ”. Câu trả lời thích hợp nhất cho những thắc mắc của khách hàng lúc này là sự thành thật: “Để tôi thử xem liệu có thể làm gì cho quý vị, hay tìm một ai đó có thể giúp đỡ quí vị không”.
Có thể nói, một khi toàn bộ nhân viên của bạn nắm bắt và vận dụng thành thạo những kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua điện thoại như vừa nêu ở trên, bạn sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng ngay từ lần trò chuyện đầu tiên. Và gần như chắc chắn những khách hàng nhận được ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ trở thành những khách hàng lòng trung thành của bạn.

từ internet

7“mẹo vàng” để chào hàng qua điện thoại



 Sự phát triển và bùng nổ công nghệ trong những năm gần đây tại Việt Nam đang mở ra một phương thức tiếp cận khách hàng mới: kỹ năng chào hàng qua điện thoại. Giữ nhiệm vụ này ở các doanh nghiệp là bộ phận Telesales.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt thời gian, chi phí đi lại, phương pháp bán hàng mới cũng ẩn chứa nhiều thử thách đòi hỏi người bán hàng phải vượt qua. 7 chìa khóa vàng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực hiện những cuộc điện thoại chào hàng thành công.

1. Chuẩn bị thật kỹ nội dung cuộc gọi

Không-chuẩn-bị là chuẩn-bị cho sự thất bại. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề nào. Dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại, bạn cũng không được phép bỏ qua giai đoạn này.

Trước mỗi cuộc điện thoại, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về khách hàng và nếu có thể hãy thu thập thông tin liên quan đến cá tính, thói quen, sở thích của người bạn sẽ thực hiện cuộc gọi. Hãy vạch ra cuốn sổ bán hàng của bạn về mục đích cuộc gọi, những thông tin bạn sẽ trao đổi và những câu trả lời cho những tình huống khách hàng có thể “bắt bí” bạn. Sự chuẩn bị của bạn công phu bao nhiêu thì cơ hội thành công trong cuộc điện thoại chào hàng của bạn sẽ cao bấy nhiêu.

2. Luyện tập trước khi diễn

Nếu bạn là người mới vào nghề thì đây là bước đặc biệt quan trọng với bạn. Bạn nên nhớ, khi bạn thực hiện cuộc gọi có nghĩa là chính bạn đang là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Bạn không có quyền “lấy khách hàng làm đồ nhắm” cho những sai sót của chính mình.

Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của những đồng nghiệp trong quá trình luyện tập. Hãy để họ đóng vai khách hàng và bạn là một nhân viên bán hàng qua điện thoại thực hiện cuộc gọi. Sự nhận xét của đồng nghiệp trong quá trình bạn luyện tập sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu để tránh những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện cuộc gọi thật. Và cả khi bạn đã là “cao thủ” trong nghề bán hàng qua điện thoại, bạn cũng nên dành một vài phút để “tưởng tượng” ra cuộc gọi bạn chuẩn bị thực hiện.

3. Hãy để cơ thể bạn thư giãn

Bạn có biết, khi giao tiếp qua điện thoại, hiệu quả thông điệp truyền tải đến khách hàng được quyết định 86% bởi giọng nói và chỉ có 14% qua nội dung bạn trao đổi? Bởi vậy tư thế của bạn trong quá trình điện thoại có tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng cuộc chào hàng.
Trước khi thực hiện cuộc gọi, hãy hít thở thật sâu và tự thưởng cho mình một nụ cười vui vẻ. Hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất, cầm điện thoại bằng tay trái, để ống nghe cách miệng 4-5 cm với độ nghiêng 45 độ để đảm bảo giọng nói của bạn được truyền tải chính xác nhất. Bạn cũng cần tránh để khuỷu tay cầm điện thoại lên bàn hoặc các động tác gò bó gây áp chế cho lồng ngực và ảnh hưởng đến sự phát âm của bạn.

4. Vượt qua thư ký thông minh

Để tiếp cận được người mà bạn thực sự muốn gặp trong một công ty bạn đang nhắm đến không phải là điều dễ dàng. Thử thách đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua là “những cô thư ký thông minh”. Nhiều người bán hàng thất bại do không biết cách vượt qua “cửa” đầu tiên này.

Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến công ty hàng ngày. Nhiệm vụ của bạn là làm sao cho những cô thư ký thông minh hiểu vấn đề bạn đang trình bày rất quan trọng. Bí quyết để “đánh lừa” sự cảnh giác của các cô là hãy cố gắng làm cho vấn đề của bạn trở nên cấp bách vượt quá tầm giải quyết của họ. Bạn có thể nói đơn giản, bạn có một công chuyện hợp tác muốn bàn với sếp của họ. Nếu bạn biết tên vị sếp đó hãy nhắc đến để tăng thêm lòng tin của các thư ký. Nên nhớ, hãy nói ngắn gọn với chất giọng mạnh mẽ và khẩn cấp.

5. Ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng

Khách hàng không có nhiều thời gian dành cho bạn, nhất là giao tiếp qua điện thoại. Hãy đi thẳng vào vấn đề, đừng cố dài dòng giải thích. Ngay lập tức gây ấn tượng với khách hàng bằng chất giọng chuyên nghiệp, ấm áp, nghiêm trang nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng. Bạn hãy nói với khách hàng rõ, bạn đang mang đến những giá trị và lợi ích cho khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn muốn chào hàng với dịch vụ là các khóa đào tạo trực tuyến, bạn có thể nói: “Chào anh Minh, Em là Hương bên Tập đoàn GK. Em gọi điện cho anh với mong muốn giới thiệu đến doanh nghiệp một giải pháp cho phép anh giảm 50% chi phí đào tạo, tiết kiệm 60% thời gian học tập và nâng cao 25% hiệu quả làm việc”.

Nếu bạn xin một cuộc gặp 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ điều đó có thể rất khó. Hãy để khách hàng thấy rằng bạn không làm mất nhiều thời gian của họ bằng đề nghị một cuộc hẹn 5-10 phút. Bởi bạn cần biết, khi đã gặp rồi thì 5 phút hay 30 phút là như nhau.

6. Hãy để khách hàng lựa chọn hai trong một

Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn luôn phải có ý thức hỗ trợ và tư vấn giúp khách hàng ra quyết định. Hãy giúp khách hàng có một quyết định cuối cùng bằng sự lựa chọn một trong hai.

Ví dụ: “Vậy em có thể gặp anh Minh vào thứ 3 hay thứ 4 tuần tới? Vào lúc 9h00 sáng hay 3h30 chiều? Tại văn phòng hay địa điểm nào khác?”

Nếu khách hàng tiếp tục từ chối bạn, bạn đừng cố gắng thuyết phục khách hàng. Hãy lái cuộc gặp sang một vấn đề khác hoặc lùi cuộc hẹn sang một cơ hội khác tốt hơn. Ví dụ: “Anh Minh yên tâm, em chỉ muốn gặp để trao đổi với anh về một giải pháp đào tạo mới bên em chứ anh chưa cần quyết định mua… Nếu tuần này anh bận, em sẽ gọi lại anh vào giờ này tuần sau nhé?”

Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa để vượt qua sự từ chối chống đối của khách hàng bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc: Kết thúc mỗi cuộc gọi phải mở đường cho một cuộc gọi hoặc một cuộc gặp tiếp theo.

7. Tổng kết bài học sau mỗi cuộc gọi

Kinh nghiệm là kinh qua, nghiệm lại và áp dụng ngay. Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp bạn nên có ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc gọi. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra các bài học để lần sau mình làm tốt hơn.

Trong quá trình trao đổi qua điện thoại, hãy nhớ dùng tay thuận của mình ghi lại các thông tin quan trọng của khách hàng vào cuốn sổ bán hàng của bạn. Hãy tổng hợp và lưu giữ lại các thông tin cần thiết. Dù thành công hay thất bại, bạn cũng có quyền tự hào, bạn đang trên con đường trở thành người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp.

Khách hàng nói “không” không có nghĩa là họ sẽ “không mua hàng” mà bạn phải hiểu là “chưa phải lúc này” hoặc bạn đang tiếp cận người “không có đủ thẩm quyền quyết định”. Bãn hãy suy nghĩ và tiếp cận theo một phương pháp khác hiệu quả hơn.
  Theo Dân Trí

Kỹ năng bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp

Trong những năm gần đây, bán hàng qua điện thoại được các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp sử dụng như một công cụ chính trong kinh doanh. Những cuộc trao đổi, những hợp đồng mua bán đều được thỏa thuận qua điện thoại một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên. Vậy để có được những thành quả đó nhân viên bán hàng qua điện thoại cần có những kỹ năng gì để thuyết phục được khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng khó tính.
Chuẩn bị trước nội dung
Chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để tư vấn, thuyết phục, mời chào khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Không nên chủ quan cho rằng bạn đã am hiểu về sản phẩm thì không cần phải chuẩn bị, điều đó khiến bạn dễ rơi vào thế bị động khi lỡ quên đi một vấn đề nào đó hoặc có thể bạn sẽ giới thiệu thiếu đi một số tính năng quan trọng của sản phẩm mà bạn đã định sẽ nói với khách hàng trước đó. Vì thế, dù là một chuyên viên bán hàng cừ khôi tới đâu, nhưng khi đã chọn hình thức bán hàng qua điện thoại bạn vẫn cần chuẩn bị cẩn thận trước nội dụng cuộc gọi để chắc chắn tất cả thông tin đều được chuyển tới khách hàng đầy đủ nhé.
Tìm hiểu rõ về thông tin khách hàng
Đây là điều kiện bắt buộc đối với một nhân viên bán hàng qua điện thoại. Bạn không thể gọi điện đến cho khách hàng mà không biết họ là ai hoặc nói sai tên cá nhân, công ty của họ. Vì như vậy cuộc gọi của bạn sẽ bị kết thúc nhanh chóng do khách hàng nghĩ một là bạn nhầm số hoặc bạn là một người bán hàng không lịch sự, không chu toàn trong công việc, như vậy nếu dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng sẽ không được như ý.
Hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty
Đã là nhân viên bán hàng, cho dù bán hàng trực tuyến, qua điện thoại hay trực tiếp gặp khách hàng giới thiệu sản phẩm bắt buộc bạn phải am hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó. Đối với nhân viên bán hàng qua điện thoại bạn lại càng phải làm tốt điều này, bởi cuộc tư vấn của bạn chỉ được thông qua giọng nói, khách hàng không được trực tiếp nhìn thấy sản phẩm hay dịch vụ của bạn, vì vậy việc thông tin chi tiết các tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng là vô cùng quan trọng.
Đi thẳng vào vấn đề
Trước khi gọi điện cho khách hàng bạn nên biết rằng thời gian của họ là vàng, vì vậy thay vì lòng vòng mất thời gian bạn hãy đi thẳng vào vấn đề sau khi đã xác minh chính xác thông tin của khách hàng. Hãy cố gắng thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi, vàng ngọc đó nhé.
Đặt những câu hỏi mở
Khách hàng sẽ không dễ dàng bị bạn thuyết phục và chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, trừ khi đó là những sản phẩm, dịch vụ đã nổi tiếng trên thị trường. Vì thế, thay vì cứ áp đặt khách hàng theo ý của bạn, hãy đặt ra cho khách hàng những câu hỏi mở như: “Nếu anh chị  chưa từng sử dụng sẩm phẩm, dịch vụ của công ty chúng tôi, vậy chúng tôi có thể gửi mẫu sản phẩm tới anh chị sử dụng thử và cho ý kiến”, hoặc “Anh chị khi thời gian rãnh vào khi nào, có thể cho em một cuộc hẹn. Em sẽ mang sản phẩm tới để anh chị trực tiếp dùng thử…” để khách hàng có thể lựa chọn phương án thuận lợi nhất cho mình.
Xử ký linh hoạt các tình huống
Bán hàng qua điện thoại bạn sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước được như: Gặp phải những khách hàng khó tính, đòi hỏi khắt khe. Họ không muốn nghe tư vấn qua điện thoại hoặc cho rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn không đủ để đáp ứng yêu cầu của họ… Những lúc này bạn hãy bình tĩnh, đừng khó chịu với họ, dù là bán hàng qua điện thoại nhưng bạn hãy cố gắng thể hiện cho họ biết bạn không hề tỏ ra chán nản với những lời nói của họ. Hãy kiên trì thuyết phục và nếu được hãy cố gắng đặt một lịch hẹn trực tiếp với những khách hàng khó tính này để bạn có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến họ được hiệu quả hơn.
Xác định mức độ quan tâm của khách hàng
Khi gọi điện mời chào khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, sau những giây đầu tiên bạn sẽ biết được khách hàng có thật sự quan tâm tới sản phẩm bạn đang giới thiệu hay không để có cách tư vấn, lôi kéo khách hàng hợp lý. Nếu những khách hàng sẵn sàng dành thời gian lắng nghe bạn thì mọi thứ thật dễ dàng, nhưng với những khách hàng không muốn nghe bạn nói hoặc nghe với thái độ hời hợt bạn hãy nhanh chóng chuyển hướng bằng cách nhấn mạnh vào những điểm nổi bật nhất của sản phẩm, dịch vụ… để lôi kéo khách hàng trở lại với cuộc tư vấn bán hàng của bạn.
Bình tĩnh trước mọi tình huống
Sẽ có nhiều khách hàng từ chối thẳng thừng hoặc có thể cáu gắt vì bạn làm mất thời gian của bạn, họ tắt máy khi bạn chưa kịp nói hết câu. Đây là những tình huống thường gặp khi bán hàng qua điện thoại, vì vậy nếu gặp trường hợp bạn hãy cư xử thật khéo léo và lịch sự, đừng tỏ ra chán nản và khó chịu với khách hàng. Hãy xem đó là bài học và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bán hàng qua điện thoại giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng để thuyết phục khách hàng. Nếu bạn chuẩn bị tốt cho nội dung các cuộc gọi, nắm bắt được xu hướng của xã hội và tâm lý của khách hàng, chắc chắn sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ được khách hàng tin dùng mặc dù bạn và họ chưa một lần gặp nhau. Chúc bạn sẽ là một chuyên viên bán hàng qua điện thoại cừ khôi nhất.

Bí quyết tư vấn bán hàng qua điện thoại đạt hiệu quả cao


 BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI LÀ GÌ?

Bán hàng qua điện thoại hay còn gọi là Telemarketing đang được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đây là một phương pháp marketing trực tiếp mà thông qua đó một người bán hàng sử dụng điện thoại để thuyết phục và quảng cáo sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của công ty hay của mình đến với khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại.

Các chiến dịch áp dụng kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả

kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả
Kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả
Các doanh nghiệp sử dụng hình thức bán hàng qua điện thoại với nhiều mục đích khác nhau. Tùy từng thời gian, loại hình kinh doanh và mục đích của các chiến lược marketing, thì sẽ áp dụng các chiến dịch bán hàng qua điện thoại phù hợp. Có 6 chiến dịch chính trong quá trình áp dụng hình thức bán hàng qua điện thoại:
  1. Tìm kiếm khách hàng và bán hàng - output: đây là hoạt động gọi điện đến từng đối tượng mục tiêu chào bán các sản phẩm, dịch vụ theo một kịch bản định trước. TeleSales còn được sử dụng trong các chiến dịch đưa sản phẩm mới vào thị trường và mở rộng mạng lưới phân phối.
  2.  Điều tra thị trường qua điện thoại - output : Là động tác thực hiện các cuộc gọi để điều tra, nghiên cứu chi tiết về thị trường hoặc một vị trí địa lý nào đó nhằm thu thập các dữ liệu về thái độ, ấn tượng, quan điểm, mức độ thỏa mãn của đối tượng cư trú. Điểm nổi bật của phương thức điều tra này là khả năng phản hồi của khách hàng khá cao, từ 30%-40%.
  3. Truyền thông cho các chiến dịch, sự kiện - output : chiến dịch dùng điện thoại khuếch trương và truyền thông nhanh chóng đến các đối tượng cụ thể về các sự kiện như: Khuyến mãi, giảm giá ...; Hội nghị, seminar (gọi để giới thiệu, đặt chỗ, nhắc hẹn ).. 
  4. Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng-output  : Là hoạt động thực hiện các cuộc gọi đến đối tượng khách hàng quen thuộc để đo lường và phân tích sự thỏa mãn của họ. Đây là yếu tố cần thiết để các công ty có thể cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo. 
  5. Chăm sóc và bán hàng cho các khách hàng cũ-output  : Khác với cách chăm sóc khách hàng thụ động, sales chỉ việc thực hiện các cuộc gọi đến đối tượng khách hàng cũ để chăm sóc, thăm hỏi, xây dựng mối quan hệ, đôi khi là giới thiệu về sản phẩm mới, những chiến dịch ưu đãi. Mục đích là mở rộng doanh số bán hàng với các khách hàng này. 
  6. Tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ (input): Dành cho mọi sản phẩm, dịch vụ. Ta vẫn hay thấy có một số điện thoại được in trên bao bì hoặc tờ rơi, các thông tin quảng cáo... VD: 0982 463 980 Khi khách hàng tìm năng có nhu cầu hay có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm có thể gọi để gặp nhân viên kinh doanh nhận cuộc gọi và tư vấn cho khách hàng.  

Ưu nhược điểm của bán hàng qua điện thoại

  Mỗi phương pháp bán hàng, đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Bán hàng qua điện thoại cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó:
  • ƯU ĐIỂM:
-    Thông tin dịch vụ, sản phẩm nhanh được khách hàng tiềm năng biết đến.
-    Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.
-    Nhanh chóng nhận được phản hồi.
  • NHƯỢC ĐIỂM:
-    Sức nặng tâm lý.
-    Phiền đến khách hàng khi khách hàng đang có việc bận.
-    Khó nắm bắt được tâm lý khách hàng do không được gặp mặt trực tiếp
-   Việc mô tả lợi ích tính năng bị hạn chế vì chỉ có thể thông qua giọng nói
-   Đòi hỏi cao về kỹ năng giao tiếp, xử lý

Kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, đây là công việc đòi hỏi kỹ năng khéo léo trong giao tiếp, xử lý tình huống và kiến thức sâu về sản phẩm. Muốn vậy, người bán hàng phải có kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả?

Rất nhiều bạn mới tham gia vào việc tư vấn bán hàng qua điện thoại, thường cảm thấy ngại ngùng, ấp úng và không biết nói gì với khách hàng. Nhiều bạn cảm thấy bế tắc khi không thuyết phục được khách hàng, cảm thấy "nản" khi bị khách hàng từ chối quá nhiều, và không biết làm thế nào để "chốt" khách hàng, khi họ rđã quan tâm đến chương trình của bên mình. Vậy làm thế nào để trở thành một Telemaketer giỏi, làm cách nào để bán hàng qua điện thoại đạt hiệu quả cao???????? Các bạn nên lưu ý các bí quyết dưới đây nhé. ^_^

bí quyết bán hàng qua điện thoại hiệu quả

  •  Đầu tiên bạn cần lưu ý là âm điệu giọng nói, hãy điều chỉnh âm thanh thật dễ nghe, dễ chịu và cuốn hút, điều này sẽ tạo thuận lợi để duy trì buổi nói chuyện thuận lợi.
  • Từ 10-20 giây đầu tiên, bạn cần giới thiệu ngắn gọn sản phẩm thật ấn tượng (bạn có thể tham khảo bài viết tạo ấn tượng bán hàng từ giới thiệu 10s đầu tiên). Tất nhiên, những câu từ chối như "Cảm ơn, không cần đâu em!" sẽ thường xuyên xảy ra. Thay vì nản lòng, bạn hãy nhiệt tình, vui vẻ đưa thêm ra một câu hỏi khác liên quan đến quyền lợi khách hàng vì bạn  là người chủ động, tìm cách thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Nếu khách hàng đang bận rộn, bạn có thể hỏi thời gian nào là lý tưởng, bạn  xin một cái hẹn gọi lại để chào hàng một cách đầy đủ nhất.
  • Tinh tế cảm nhận mức độ quan tâm của khách hàng thông qua câu trả lời và âm điệu của họ để bạn  điều chỉnh nội dung cuộc nói chuyện. Phân tích vấn đề nào khiến khách hàng quan tâm nhất như nhu cầu, giá cả, khả năng trả góp, chương trình khuyến mãi hay thương hiệu của sản phẩm,...
  • Khi khách hàng đã bắt đầu lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến giá trị và lợi ích của sản phẩm, bạn hãy chuẩn bị trước cho mình những câu hỏi và câu trả lời mà khách hàng có thể đặt ra, kể cả những câu hỏi bất ngờ.
  • Nên lưu ý đến thời gian gọi, tránh tạo cảm giác làm phiền cho khách hàng lúc sáng sớm, giờ nghỉ trưa, giờ dùng bữa hay lúc quá khuya.

 Phương pháp bán hàng qua điện thoại

  1. Chuẩn bị kỹ nội dung cuộc gọi: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại, trước khi gọi điện thoại hãy tìm hiểu thật kỹ  lưỡng những thông tin về khách hàng và nếu có thể hãy thu thập mọi thông tin cần thiết. Cố gắng chuẩn bị các thông tin, phải có cấu trúc ngắn gọn, rõ ràng. Lập ra các thông tin về mục đích của cuộc gọi, thông tin cần trao đổi và những câu trả lời cho những tình huống có thể khách hàng hỏi lại bắt bí... Sự chuẩn bị càng kỹ thì sự thành công càng cao.
  2. Luyện tập trước các cuộc gọi: Nếu mới vào nghề nên học hỏi và làm thử, nhờ sự hỗ trợ của mọi người và công ty để có thêm những kinh nghiệm nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra trong khi thực hiện cuộc gọi.
  3. Cơ thể và tâm lý thư giản, thoải mái : 80% là giọng nói và 20% là trao đổi và sự đánh giá hiệu quả của Sales Phone, thoải mái, giọng nói truyền tải chính xác, không gò bó, áp chế. Hãy nói chuyện vui vẻ và tôn trọng. Bình tĩnh là điều quan trọng nhất, khach hàng là thượng đế vì vậy họ hay nổi cấu, nói thẳng thừng thì mình vẫn phải bình tĩnh, giải thích cặn kẽ mới mong thuyết phục được họ. Kiên nhẫn nữa.
  4. Lắng nghe và hỏi  : Phải biết lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe khách hàng nói, nếu các  thông tin chưa biết rõ ràng nên hỏi thẳng. Cần hỏi các nội dung xoay quanh về lời ích cho khách hàng.
  5. Vượt qua thư ký  : Không dễ để tiếp cận người có quyền quyết định trong công ty, thử thách đầu tiên cần vượt qua là thư ký. Nhiều thất bại là không biết vượt qua cải ải này. Hãy đi thẳng vào vấn đề là bạn đang cung cấp cái gì, lợi ích như thế nào và ai có quyền để quyết định nhất. Nếu biết thông tin người quản lý thì hay nhất là nói tên người đó, cho gặp trực tiếp.
  6. Thu hút sự chú ý của khách hàng : Đi trực tiếp vào vấn đề bằng giọng nói chuyên nghiệp, ấm áp, tôn trọng! Đầu tiên là Chào, Giới thiệu, Đưa đến dịch vụ gì? Nếu xin được một cuộc hẹn gặp thì 30 hay 1h thì khó vậy thời gian hẹn là 5 hay 10 phút.
  7. Cho khách hàng lựa chọn Nếu là người bán hàng chuyên nghiệp thì phải đưa ra 2 phương pháp cho khách hàng lựa chọn, khách hàng quyết định cuối cùng là sự lựa chọn 1 trong 2. Kết thúc một cuộc gọi phải mở đường cho cuộc gọi tiếp theo.
  8. Tổng kết: Sau một ngày làm việc cùng chiếc điện thoại và tiếp xúc với khách hàng, bạn nên thường xuyên rút ra kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi. Đưa ra bài học để lần sau làm tốt hơn, không nên lấy khách hàng làm nơi test thử khả năng của bạn. Ghi lại các thông tin cần thiết, khách hàng nói không: không phải là không mua hàng mà là chưa phải lúc này hoặc không phải người có đủ thẩm quyền quyết định vậy hãy suy nghĩ và tiệp cận một phương pháp mới hơn.
Để trở thành người bán hàng thành công, bạn có thể học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình, nhưng có một cách để bạn đạt mục đích nhanh hơn đó là liên hệ với chúng tôi, ngay bây giờ để có cơ hội tham dự khóa học : "Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp hiện đại"

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG ^_^
(Tổng hợp)

BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH

Chương 1: BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
1.Tổng quan về ngành bán hàng qua điện thoại    1
1.1.Khái niệm    1
1.2. Vai trò chủ yếu của ngành bán hàng qua điện thoại    1
1.3.Lợi ích của việc bán hàng qua điện thoại    2
2.Quy trình bán hàng qua điện thoại    3
2.1.Tìm kiếm khách hàng tiềm năng    3
2.2.Lên kế hoạch trước khi nói chuyện với khách hàng    5
2.3.Chuẩn bị trước khi gọi điện    7
2.3.1. Chuẩn bị về nội dung    7
2.3.2. Luyện tập trước khi diễn    7
2.3.3.Để cho bản thân có thời gian thư giãn    8
2.3.4.Chuẩn bị những câu hỏi    8
2.3.5. Chuẩn bị một bài tư vấn mẫu    9
2.5.Lời mở đầu ấn tượng    9
2.6.Vượt qua cô thư ký thông minh    10
2.7.Thu hút sự chú ý của khách hàng    10
2.8.Hãy để khách hàng lựa chọn hai trong một    10
2.9.Tổng kết bài học qua mỗi cuộc gọi    11
3.Kỹ năng vàng trong ngành bán hàng qua điện thoại    11
3.1.Giọng nói trong dịch vụ bán hàng qua điện thoại    11
3.2. Cách lấy lòng khách hàng qua điện thoại    14
3.3. Khi bị khác hàng từ chối    16
4. Mười điều cần tránh nói trong điện thoại    19
5.Ưu và nhược điểm của ngành bán hàng qua điện thoại    21
5.1. Ưu điểm    21
5.2. Nhược điểm    22
KẾT LUẬN

Chương 1: BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
1.Tổng quan về ngành bán hàng qua điện thoại
Con người ngày càng bận rộn, ít khi ngồi một chỗ. Vì thế nên internet và điện thoại là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân Việt Nam chúng ta nói riêng và người dân trên thế giới nói chung. Khi bạn muốn liên lạc với ai, cách tốt nhất mà bạn có thể làm đó chính là gọi điện cho người ấy. Nắm được điều này, ngành bán hàng qua điện thoại ra đời và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Bỏ qua các khoảng cách về không gian, bán hàng qua điện thoại tạo ra cơ hội cho những người bán hàng tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Nhân viên bán hàng không cần đòi hỏi phải xinh đẹp, chỉ cần một giọng nói dễ nghe và kỹ năng trình bày thuyết phục. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho thuê bao di động, bạn có thể gọi đến khách hàng một cách tiết kiệm chi phí nhất.

Hình ảnh 1: bán hàng qua điện thoại
1.1.Khái niệm
Bán hàng qua điện thoại là một hình thức marketing trực tiếp mà thông qua đó một người bán hàng sử dụng điện thoại để thuyết phục và quảng cáo sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của công ty hay của mình đến với khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại.
1.2. Vai trò chủ yếu của ngành bán hàng qua điện thoại
    Tìm kiếm khách hàng và bán hàng: đây là hoạt động gọi điện đến từng đối tượng
mục tiêu chào bán, bán các sản phẩm, dịch vụ theo một kịch bản định trước. Bán hàng qua điện thoại còn được sử dụng trong các chiến dịch đưa sản phẩm mới vào thị trường và mở rộng mạng lưới phân phối.
    Điều tra thị trường qua điện thoại: là động tác thực hiện các cuộc gọi để điều ta,       nghiên cứu chi tiết về thị trường hoặc một vị trí địa lý nào đó nhằm thu thập các dữ liệu về thái độ, ấn tượng, quan điểm, mức độ thỏa mãn của đối tượng cư trú. Điểm nổi bật của phương thức này là khả năng phản hồi của khách hàng khá cao, từ 30% – 40%.
    Truyền thông cho các chiến dịch, sự kiện: chiến dịch dùng điện thoại khuếch trương và truyền thông nhanh chóng đến các đối tượng cụ thể về các sự kiện như: khuyến mãi, giảm giá,…Hội nghị, gọi để giới thiệu, đặt chỗ, nhắc hẹn,…
    Khaỏ sát mức độ hài lòng của khách hàng: là hoạt động thực hiện các cuộc gọi đến đối tượng khách hàng quen thuộc để đo lường và phân tích sự thỏa mãn của họ. Đây là yếu tố cần thiết để các công ty có thể cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
    Chăm sóc và bán hàng cho các khách hàng cũ: Khác với cách chăm sóc khách hàng thụ động, người sales chỉ việc thực hiện các cuộc gọi đến đối tượng khách hàng cũ để chăm sóc, thăm hỏi, xây dựng mối quan hệ, đôi khi là giới thiệu về sản phẩm mới, những chiến dịch ưu đãi. Mục đích là mở rộng doanh số bán hàng với những khách hàng này.
    Tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ: dành cho mọi sản phẩm, dịch vụ. Ta vẫn hay thấy có một số điện thoại được in trên bao bì hoặc tờ rơi, các thông tin quảng cáo,…Ví dụ: 0932 04 83 03. Khi khách hàng tiềm năng có nhu cầu hay có bất kì thắc mắc gì về sản phẩm có thể gọi để gặp nhân viên kinh doanh nhận cuộc gọi và tư vấn cho khách hàng.
1.3.Lợi ích của việc bán hàng qua điện thoại
 Đối với hầu hết các doanh nghiệp, dịch vụ bán hàng qua điện thoại luôn đóng góp vào việc đẩy mạnh chiến dịch bán hàng cũng như giảm chi phí của họ về đào tạo và giám sát nhân viên. Thông qua việc bán các sản phẩm/dịch vụ qua điện thoại, hầu hết họ có thể đạt được mục tiêu bán hàng hoặc thậm chí vượt mức chỉ tiêu bán hàng. Bán hàng qua điện thoại mang đến cho nhiều doanh nghiệp nhiều lợi ích vì nó có thể giúp họ bù vào hoặc vượt mức chi phí đầu tư ban đầu.
-Tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong đào tạo:
Bất cứ khi nào một doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh của mình thông qua tuyển dụng nhân viên mới, nhân viên không có kinh nghiệm phải bỏ ra một khoảng thời gian nhất định trong việc đào tạo để hiểu thêm về nhiệm vụ của mình. Công ty sẽ chỉ định một số người phụ trách giám sát những người mới này. Mỗi đội sẽ được giám sát sẽ đảm bảo rằng các cuộc gọi sẽ được thực hiện suôn sẽ.
-Hạ thấp chi phí hoạt động:
Một lợi ích của ngành công nghiệp này là doanh nghiệp sẽ giảm chi phí hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chi phí cho các thiết bị văn phòng, thiết bị điện thoại, phần mềm máy tính hoặc không gian văn phòng.
-Tăng lượng khách hàng:
Nhờ vào việc bán hàng qua điện thoại, công ty sẽ biết được khách hàng có hài lòng không qua các cuộc điều tra đánh giá hoặc thông báo cho khách hàng về sản phẩm mới/dịch vụ đã từng mua. Và cũng thật dễ dàng để duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
-Hỗ trợ 24/7:
Một trong những tính năng tốt nhất của dịch vụ này là hầu hết các trung tâm điện thoại có thể hoạt động khoảng 24 giờ mỗi ngày và bảy ngày mỗi tuần. Hơn nữa, lợi thế này cho phép các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng của họ bất cứ lúc nào.
2.Quy trình bán hàng qua điện thoại
2.1.Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng luôn quan sát, nghiên cứu sản phẩm của công ty bạn bằng tâm trạng tò mò và hứng khởi. Và khi những mối quan hệ mua bán này được thiết lập, ít nhất bạn cũng sẽ có một số quan hệ khăng khít giữa khách hàng và công ty. Những mối quan hệ này sẽ phát triển trong vòng quay sản phẩm mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thu được lợi nhuận. Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng.
Các công ty mơ ước giữ chân được những khách hàng này để có thể xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các công ty lại phải đối mặt với một thực tế là số lượng khách hàng mà họ kỳ vọng là khó có thể thành hiện thực. Vẫn biết rằng khách hàng tiềm năng của bạn một ngày nào đó sẽ trở thành những khách hàng có giá trị và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, song thách thức lớn nhất vẫn là làm thế nào để tìm được khách hàng tiềm năng như vậy.
Có thể khách hàng tiềm năng chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé, cũng có thể họ chưa hề được khai thác trong thị trường sẵn có của công ty bạn, hay đó chính là một bộ phận khách hàng của đối thủ bạn, nhưng điều quan trọng là số khách hàng này cần phải được khai thác một cách triệt để nhằm làm giàu cho chính công ty của bạn.
Công việc tiếp theo của bạn là khám phá khách hàng tiềm năng:
Trước hết cần xác định thế nào là một khách hàng tiềm năng? Mặc dù định nghĩa sau đây không thể áp dụng cho tất cả các công ty, nhưng nhìn chung, một khách hàng tiềm năng là khách hàng mang lại rất ít giá trị trước mắt, nhưng có thể mang lại nhiều giá trị lớn trong tương lai. Có một cách để xác định những khách hàng tiềm năng như vậy là phương pháp phân tích khách hàng bằng một biểu đồ hình tròn. Dựa vào biểu đồ đó, chúng ta sẽ xác định được giá trị sản phẩm/dịch vụ mà một khách hàng đóng góp cho công ty, từ đó phát hiện được nhóm khách hàng có giá trị nhất.
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng tiềm năng của mình, bạn hãy bắt đầu công việc tìm kiếm và khai thác số lượng này. Các công ty thường tìm kiếm khách hàng có giá trị từ chính khách hàng quen thuộc của mình, từ đó phân tích các cơ hội và sử dụng những cơ hội đó nhằm khai thác lợi nhuận một cách triệt để.
Kế đó bạn phải tìm hiểu về sự duy trì và phát triển:
Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng là yếu tố hết sức quan trọng, vì thế các công ty đang cố gắng đưa ra những chiến lược mới nhằm duy trì và khai thác lợi nhuận từ lượng khách hàng này cho tương lai. Thông thường, các công ty sẽ phân tích khách hàng mới của họ trong vòng từ ba đến bốn tháng, cho tới khi họ có thể tính toán được tổng tiềm năng mà khách hàng mang lại. Họ có thể mời khách hàng tham gia vào các chương trình thường kỳ của công ty, hoặc tạo ra các chiến lược giao tiếp nhằm duy trì số lượng khách hàng tiềm năng.
Muốn tìm được một người khách hàng tiềm năng thì bạn phải liệt kê ra được ít nhất 5 yếu tố về người khách hàng lí tưởng của bạn một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Nếu bạn làm việc cho một công ty bất động sản chuyên bán về đất nền thì khách hàng tiềm năng của bạn có thể hội tụ những yếu tố sau:
-Nằm trong độ tuổi trưởng thành
-Đã kết hôn và đang có nhu cầu mua đất để an cư
-Người có tiền
-Người muốn thể hiện đẳng cấp, thể hiện cái “tôi” cao.
-Người muốn đầu tư bất động sản, muốn mua đất để dành.
Nếu bạn không thể liệt kê ít nhất 5 đặc tính của người mà bạn cần tới, thì doanh nghiệp của bạn sẽ không phát triển nhanh và xa được. Để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh chóng, hãy xem xét top 3 khách hàng hiện tại của bạn. họ có điểm chung gì? Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ giúp bạn bắt đầu.
Sau đó, bắt đầu hình dung khách hàng của bạn. Họ là người già? Doanh nhân? Thanh thiếu niên.  Bắt đầu nghĩ về họ như là những loại khách hàng.  Có lẽ bạn sẽ phải có một loại dịch vụ mà thanh thiếu niên yêu thích, nhưng ai là người đầu tư tiền vào đó? Bà ngoại, bố hay mẹ? Vì vậy, bạn sẽ cần nhiều hơn một chiến lược tiếp thị để thực hiện bán hàng, đúng không nào?

Hình ảnh 2: tuyệt chiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
Nếu khách hàng của bạn là những người có thu nhập cao thì nguồn khách hàng bạn phải tìm kiếm ở đâu? Đó là có thể là nguồn danh sách bạn có được từ khách hàng gửi tiết kiệm ở ngân hàng, hay nguồn khách vip của những trung tâm thương mại, hoặc có thể là những khách hàng mua ô tô ở cửa hàng. Họ là những người có thu nhập cao và rất có khả năng sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Khách hàng của bạn có thu nhập trung bình: trong trường hợp này bạn có thể tìm nguồn khách hàng qua một cách bất kì, có thể là người thân của bạn đang có nhu cầu, hay trong một buổi bất chợt dạo chơi bạn ghi được số điện thoại từ những sạp bán hàng ngoài chợ hay những cửa hàng nhỏ lẽ,… Biết đâu trong số họ sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.2.Lên kế hoạch trước khi nói chuyện với khách hàng
Trước khi thử gọi cho khách hàng, lên kế hoạch là điều cần thiết. Đến lúc này, bạn hiểu những người du kích là những người lên kế hoạch. Lên kế hoạch tuy thông thường nhưng không phải lúc nào người ta cũng nhớ và thường thực hiện nó. Bạn muốn người nhận cuộc gọi làm gì sau cú điện thoại? Bạn có muốn họ đặt hàng, cung cấp thông tin và đề xuất giải pháp hay có một hành động khác không?
Vâng! 90% các cuộc giao dịch bán hàng qua điện thoại thành công hay thất bại ngay từ trước khi người bán hàng đến gặp trực tiếp khách hàng. Nhiều người tin vào kinh nghiệm của mình nên chủ quan cho rằng không cần phải chuẩn bị nhiều cho những giao dịch điện thoại khách hàng. Một số khác chuẩn bị rất sơ sài ngay trước khi thực hiện việc giao dịch. Thậm chí có người còn không biết phải nên chuẩn bị trước những gì hoặc có cần thiết phải chuẩn bị hay không.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
Người bán hàng xuất sắc không bao giờ lãng phí một giao dịch nào, vì vậy họ luôn lập kế hoạch trước. Thông thường, họ bỏ ra khoảng 3 giờ chuẩn bị cho một cuộc hẹn nói chuyện 15 phút. Việc lên kế hoạch và chuẩn bị trước tứ 2 ngày đến 2 tuần cho cuộc gặp bán hàng là điều bình thường.
Một người bán hàng xuất sắc sẵn sàng dành 15 ngày với 8 giờ làm việc liên tục để nghiên cứu và hoạch định cho một cuộc gặp quan trọng kéo dài 15 phút. Đó là cuộc gặp với vị giám đốc điều hành của một công ty hàng đầu trong một ngành công nghiệp còn khá mới mẻ đối với công ty anh ta. Nếu công ty này chấp nhận sử dụng sản phẩm của người bán, hầu như chắc chắn là các công ty khác trong ngành cũng sẽ tiếp bước theo sau. Khi đó, người bán hàng xuất sắc không những bán được hàng mà còn sử dụng thành công thương vụ đó để chiêu dụ các khách hàng khác.
Đối với người bán hàng xuất sắc, việc lên kế hoạch trước một giao dịch cũng quan trọng như việc tổng kiểm tra trước khi bay của phi công. Các phi công luôn kiểm tra mọi thông số, dù nhỏ nhặt nhất trước khi máy bay cất cánh hay hạ cánh. Chỉ cần sơ suất vài chi tiết, cái giá phải trả có thể là rất đắt. Tương tự như vậy, nếu người bán hàng không kiểm tra một số chi tiết quan trọng thì cơ hội có được đơn hàng có khả năng bị vuột mất.
Một người bán hàng xuất sắc thường chuẩn bị trước:
1. Mục tiêu cụ thể của giao dịch
2. Các câu hỏi nhằm nhận biết nhu cầu của khách hàng
3. Hàng mẫu, catalogue, báo cáo hay bản phân tích, … để giới thiệu và thuyết mình cho khách hàng.
4. Dự đoán những điều còn băn khoăn và lý do từ chối của khách hàng.
5. Nêu bật sự khác biệt, ưu điểm của sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
6. Trình bày những lợi ích mà sản phẩm sẽ đem lại cho khách hàng
7. Sử dụng phương pháp quy đổi giá trị thành tiền, phân tích doanh thu từ vốn đầu tư
8. Kế hoạch ứng phó lý do từ chối cũng như loại bỏ mối lo ngại của khách hàng.
9. Các chiến lược kết thúc thương vụ
10. Những bất ngờ dự kiến
Tuy nhiên, kế hoạch cũng phải thật linh động. Nếu khách hàng đồng ý mua chỉ sau 60s nói chuyện với nhau thì hãy lịch sự cáo từ, dù cho trước đó bạn đã vất vả chuẩn bị cho bài thuyết trình dài 2 tiếng đồng hồ. Còn nếu tình huống thực tế xảy ra không như những gì bạn đã dự định, hãy điều chỉnh tùy theo sự thay đổi ấy. Không nên quá cứng nhắc mà hãy lấy ý kiến của khách hàng làm trọng tâm của vấn đề.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.3.Chuẩn bị trước khi gọi điện
2.3.1. Chuẩn bị về nội dung
Bạn nên chuẩn bị kỹ nội dung trước khi gọi cho khách hàng bằng cách liệt kê các danh sách những thông tin mà bạn muốn truyền tải tới họ qua cuộc trò chuyện. Danh sách ấy phải thật cô đọng, dễ hiểu vì khách hàng không có nhiều thời gian nghe bạn thuyết phục hàng tràng dài những tiện ích của sản phẩm dịch vụ mà bạn định bán.
Bạn nên biết cách sử dụng những thuật ngữ bán hàng qua điện thoại và sử dụng chúng thật trôi chảy. Bạn đọc thật kỹ lại những thông tin đó và loại bỏ những nội dung chưa thật sự cần thiết. Đồng thời bạn cũng chuẩn bị tâm thế để trả lời những câu hỏi thường gặp của khách hàngkỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.3.2. Luyện tập trước khi diễn
Nếu bạn là người mới vào nghề, thì đây là bước thực sự quan trọng đối với bạn. Bạn nên nhớ, khi bạn thực hiện cuộc gọi có nghĩa là chính bạn đang là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Bạn không có quyền “lấy khách hàng làm đồ nhắm” cho những sai sót của chính mình. Nếu bạn đem khách hàng ra thử, biết đâu đó lại chính là người khách hàng tiềm năng và vô tình bạn đã bỏ qua một cơ hội tốt để bán hàng. Mà trong kinh doanh, chúng ta lại không nên bỏ qua bất kì cơ hội nào..
Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của những đồng nghiệp trong quá trình luyện tập. Hãy để họ đóng vai khách hàng và bạn là một nhân viên bán hàng qua điện thoại và thực hiện cuộc gọi. Sự nhận xét của đồng nghiệp trong quá trình bạn luyện tập sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu để tránh những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện thật cuộc gọi. Và kể cả khi bạn đã là cao thủ trong nghề bán hàng qua điện thoại, bạn cũng nên dành ra vài phút để “tưởng tượng” ra cuộc gọi bạn chuẩn bị thực hiện.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.3.3.Để cho bản thân có thời gian thư giãn
Hãy để cho cơ thể bạn có thời gian thư giãn. Bạn có biết, khi giao tiếp qua điện thoại, hiệu quả thông điệp truyền tải đến khách hàng được quyết định bởi 86% bởi giọng nói và chỉ có 14% qua nội dung bạn trao đổi? Bởi vậy tư thế của bạn trong quá trình điện thoại có tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng cuộc chào hàng. Trước khi thực hiện cuộc gọi, hãy hít thở thật sâu và tự thưởng cho mình một nụ cười vui vẻ. Hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất, cầm điện thoại bằng tay trái, để ống nghe cách miệng 4-5 cm với độ nghiêng 45 độ để đảm bảo giọng nói của bạn được truyền tải chính xác nhất. Bạn cũng cần tránh để khuỷu tay cầm điện thoại lên bàn hoặc các động tác gò bó gây áp chế cho lồng ngực và ảnh hưởng đến sự phát âm của bạn.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.3.4.Chuẩn bị những câu hỏi
Một trong những cách để hoàn thành mục tiêu là đặt câu hỏi. Câu trả lời cho các câu hỏi chính là chìa khóa mở ra kho báu sáng tạo của bạn. Các câu hỏi thích hợp sẽ đem lại cơ hội bán hàng cho bạn. Vì thế điều cần thiết lúc này là bạn phải chuẩn bị những câu hỏi.
Về cơ bản, khách hàng chỉ có thể mua những thứ họ thật sự cần và muốn có. Vì thế bạn hãy đặt những câu hỏi dựa trên nhu cầu của khách hàng. Bạn phải tìm cách đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Họ mua hàng vì lợi ích tài chính hay lợi ích cá nhân? Mua để giải quyết vấn đề nào đó hay mua để thể hiện đẳng cấp, thể hiện cái “tôi” của bản thân.
Ví dụ: Bạn là một người chuyên về kinh doanh bất động sản bên lĩnh vực bán đất nền, có mức giá trung bình. Bạn phải tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng tìm năng như sau:
-Họ muốn một lô đất nền với giá vừa với khả năng chi trả của họ.
-Một lô đất có thể xây dựng một căn nhà khá rộng rãi và thoải mái.
-Tốn ít tiền và chi phí cho việc xây nhà
-Gần với đơn vị công tác của họ
Nếu muốn biết được những nhu cầu này của khách hàng công việc của bạn phải là đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng:
-Anh/chị muốn mua đất nền với mức giá như thế nào?
-Anh chị làm việc ở đâu?
Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị những câu hỏi dựa trên sự phản đối của khách hàng để tránh tình trạng ừ, ờ không biết trả lời như thế nào khi khách hàng hỏi. Nếu trường hợp khách hàng bảo rằng “giá cao” thì bạn nên trả lời theo hướng đặt câu hỏi kiểu như: “đây có phải là lí do duy nhất khiến anh/chị không mua sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi”. Thường thì khách hàng sẽ nói có và như vậy bạn chỉ việc giải quyết một vấn đề duy nhất về giá cho khách hàng. Trước đây bạn phải thường xuyên ghi nhớ máy móc để giải quyết các tình huống khi khách hàng phản đối. Nhưng ngày nay, mục tiêu của bạn đã dễ dàng hơn nhiều, bạn chỉ cần học cách đặt câu hỏi liên qua tới những lời phản đối thường gặp. Và lường trước các tình huống xấu có thể xảy ra. Tiếp theo bạn có thể giải quyết các vấn đề đó một cách thẳng thắn và trung thực.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.3.5. Chuẩn bị một bài tư vấn mẫu
Chúng ta nên chuẩn bị một bài tư vấn mẫu để trước mặt để có thể nói chuyện với khách hàng được lưu loát và trôi chảy hơn. Trường hợp này thường dùng cho một số nhân viên mới vào nghề và còn thiếu tự tin. Việc này sẽ khiến các bạn khỏi phải gặp các điều như: nói lắp, nói sai lệch thông tin, bối rối không biết trả lời như thế nào. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi không hiệu quả lắm. Vì khi chúng ta sử dụng bài tư vấn mẫu thì lời nói của chúng ta sẽ không được biểu cảm, dễ rơi vào tình trạng rập khuôn và đôi lúc chúng ta sẽ không biết trả lời như thế nào trước những câu hỏi của khách hàng.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.5.Lời mở đầu ấn tượng
Cầm điện thoại lên và bắt đầu bằng một lời chào và một câu mở đầu ấn tượng. câu mở đầu thường dùng để mở đầu dẫn đến một cuộc trò chuyện. Bạn có thể chào như thế này: “Em Hương mến chào chị Ánh” hoặc “Em chào chị Ánh, em Hương bên Becamex Bình Dương nè chị”. Khi chúng ta gọi tên khách hàng như vậy, sẽ tạo cho họ cảm giác thân quen và gần gũi. Khách hàng sẽ dễ mở lòng, ta sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng trong những câu mở đầu và với cách chào như vậy họ sẽ nghĩ rằng chúng ta và họ có một mối liên hệ nào đó mà họ nhất thời không nhớ chẳng hạn. Nếu bạn không qua được phần mở đầu này, hẳn bạn sẽ nghe thấy tín hiệu dừng cuộc gọi ở đầu bên kia. Câu mở đầu của bạn phải thật hay và ấn tượng. Nó phải thu hút được sự chú ý của người nhận điện. Khi chào hàng, bạn nên tạo sự tò mò và thân quen như vừa nói ở trên. Khách hàng sẽ tỏ ra không nhớ bạn là ai, họ sẽ ngỡ như bạn là một người quen và vẫn tiếp tục cuộc trò chuyện. Nhưng nếu bạn tỏ ra mình là một nhân viên tiếp thị, hay một người bán hàng họ sẽ sẵn sàng cúp máy ngay vì họ sẽ cảm thấy phiền phức và sợ bạn dụ dỗ họ làm một điều gì đó. Khi bán hàng, hãy nhớ là chúng ta đem lại một cơ hội cho họ chứ không phải chúng ta năn nỉ, van nài họ mua hàng của ta. Họ là những khách hàng thông minh, họ sẽ dễ dàng nhận ra những điều này.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.6.Vượt qua cô thư ký thông minh
Để tiếp cận được người mà bạn thực sự muốn gặp trong một công ty bạn đang nhắm đến không phải là điều dễ dàng. Thử thách đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua là “những cô thư ký thông minh”. Nhiều người bán hàng thất bại do không biết cách vượt qua “cửa” đầu tiên này. Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến công ty hàng ngày. Nhiệm vụ của bạn là làm sao cho những cô thư ký thông minh hiểu vấn đề bạn đang trình bày rất quan trọng. Bí quyết để “đánh lừa” sự cảnh giác của các cô là hãy cố gắng làm cho vấn đề của bạn trở nên cấp bách vượt quá tầm giải quyết của họ. Bạn có thể nói đơn giản, bạn có một công chuyện hợp tác muốn bàn với Sếp của họ. Nếu bạn biết tên vị Sếp đó hãy nhắc đến để tăng thêm lòng tin của các thư ký. Nhưng bạn nên nhớ, hãy nói ngắn gọn với chất giọng mạnh mẽ và khẩn cấp.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.7.Thu hút sự chú ý của khách hàng
Ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng. Khách hàng không có nhiều thời gian dành cho bạn nhất là giao tiếp qua điện thoại. Hãy đi thẳng vào vấn đề đừng cố dài dòng giải thích. Ngay lập tức gây ấn tượng với khách hàng bằng chất giọng chuyên nghiệp, ấm áp, nghiêm trang nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng. Bạn hãy nói với khách hàng rõ, bạn đang mang đến những giá trị và lợi ích cho khách hàng. Ví dụ, nếu như bạn muốn chào hàng với một lô đất nền giá rẻ, bạn có thể nói: “Chào anh Minh, Em là Hương bên CTCP An Cư Lạc Nghiệp. Em gọi điện cho anh với mong muốn giới thiệu đến cho anh một nền đất vàng giá rẻ mà lại chuẩn quốc tế”. Nếu bạn xin một cuộc gặp 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ điều đó có thể rất khó. Hãy để khách hàng thấy rằng bạn không làm mất nhiều thời gian của họ bằng đề nghị một cuộc hẹn 5 -10 phút. Bởi bạn cần biết, khi đã gặp rồi thì 5 phút hay 30 phút là như nhau.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.8.Hãy để khách hàng lựa chọn hai trong một
Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn luôn phải có ý thức hỗ trợ và tư vấn giúp khách hàng ra quyết định. Hãy giúp khách hàng có một quyết định cuối cùng bằng sự lựa chọn một trong hai. Ví dụ: “Vậy em có thể gặp anh Minh vào thứ 3 hay thứ 4 tuần tới? Vào lúc 9h00 sáng hay 3h30 chiều? Tại văn phòng hay địa điểm nào khác?” Nếu khách hàng tiếp tục từ chối bạn, bạn đừng cố gắng thuyết phục khách hàng. Hãy lái cuộc gặp sang một vấn đề khác hoặc lùi cuộc hẹn sang một cơ hội khác tốt hơn. Ví dụ: “Anh Minh yên tâm, em chỉ muốn gặp để trao đổi với anh về một giải pháp đào tạo mới bên em chứ anh chưa cần quyết định mua… Nếu tuần này anh bận, em sẽ gọi lại anh vào giờ này tuần sau nhé?” Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa để vượt qua sự từ chối chống đối của khách hàng bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc: Kết thúc mỗi cuộc gọi phải mở đường cho một cuộc gọi hoặc một cuộc gặp tiếp theo.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2.9.Tổng kết bài học qua mỗi cuộc gọi
Tổng kết bài học sau mỗi cuộc gọi. Kinh nghiệm là kinh qua, nghiệm lại và áp dụng ngay. Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp bạn nên có ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc gọi. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra các bài học để lần sau mình làm tốt hơn. Trong quá trình trao đổi qua điện thoại, hãy nhớ dùng tay thuận của mình ghi lại các thông tin quan trọng của khách hàng vào cuốn sổ bán hàng của bạn. Hãy tổng hợp và lưu giữ lại các thông tin cần thiết. Dù thành công hay thất bại, bạn cũng có quyền tự hào, bạn đang trên con đường trở thành người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp. Khách hàng nói “không” điều đó không có nghĩa là họ sẽ “không mua hàng” mà bạn phải hiểu là “chưa phải lúc này” hoặc bạn đang tiếp cận người “không có đủ thẩm quyền quyết định”. Bạn hãy suy nghĩ và tiếp cận theo một phương pháp khác hiệu quả hơn.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
3.Kỹ năng vàng trong ngành bán hàng qua điện thoại
3.1.Giọng nói trong dịch vụ bán hàng qua điện thoại
Có rất nhiều công cụ được sử dụng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp - khách hàng, nhưng một trong những công cụ mang tính truyền thống và vẫn có ý nghĩa trong đời sống kinh doanh hiện đại, đó là giọng nói. Với nhiều cách biểu hiện khác nhau trong tiết tấu, ngữ điệu, âm lượng và tình cảm, giọng nói của nhân viên chăm sóc dịch vụ khách hàng có thể truyền tải đến người nghe sự quan tâm, chăm sóc và sự cảm thông. Ngược lại, nó cũng có thể truyền tải đến khách hàng sự thờ ơ, hờ hững, buồn tẻ và coi thường.
Trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ ngữ và lời nói phát ra từ nhân viên là nhân tố đầu tiên đánh giá sự phục vụ đối với khách hàng. Nếu bạn là nhân viên chăm sóc dịch vụ khác hàng, bạn cần phải quan tâm đến những gì mà khách hàng muốn được nghe từ giọng nói của bạn. Giọng nói của bạn nghe có đáng tin hay không? Âm điệu trong giọng nói của bạn như thế nào? Bạn hãy thử tiến hành một thí nghiệm như sau: bật máy ghi âm và ghi âm lại giọng nói của bạn khi muốn truyền tải một thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng. Sau đó nghe lại giọng nói của bạn từ máy ghi âm. Bạn có nghe thấy giọng nói đó toát lên tính thuyết phục không? Âm điệu của giọng nói đó thể hiện sự chân thành không hay chỉ là những lời nói sáo rỗng và vô cảm?
Thông thường, cùng một câu nói phát ra, nhưng ngữ điệu của nó lại thể hiện hai trạng thái đối lập, lần lượt như sau:
- Thể hiện tình thương, sự cảm thông sâu sắc và chân thành hoặc sự chiếu cố, hạ mình để tò mò vẻ thương hại
- Thể hiện sự tự tin hoặc nỗi sợ hãi
- Thể hiện sự hiểu biết hoặc sự dốt nát
- Thể hiện sự quan tâm hoặc vô cảm
- Thể hiện sự tập trung hoặc thờ ơ.
- Thể hiện sự sống động, nhiệt tình hoặc uể oải
Bạn hãy chọn một trong ba cách diễn đạt sau đây:
- Xin cám ơn quý khách đã gọi điện cho chúng tôi. Chúng tôi luôn vui lòng được phục vụ quý khách.
- Xin chào mừng quý khách đã trở lại với chúng tôi. Quả thực chúng tôi rất vui mừng được gặp lại quý khách.
- Chúng tôi luôn nhớ đến quý khách. Cám ơn quý khách đã quay lại với chúng tôi.
Sau đó bạn thử nói một vài lần câu mà bạn lựa chọn với đồng nghiệp ngồi bên cạnh, hoặc qua điện thoại với một người bạn. Sau đó, bạn hỏi người nghe xem âm thanh từ giọng nói của bạn phát ra tạo cho họ cảm giác như thế nào?
- Nếu bạn nói với giọng đều đều, giọng nói của bạn trở nên tẻ nhạt và thiếu đi sức sống.
- Giọng nói của bạn như thế nào khi bạn mệt mỏi? Chắc chắn nó sẽ trở nên tẻ ngắt và
Không có cảm hứng.
- Giọng nói của bạn sẽ tạo ra cảm giác gì khi nó được thể hiện một cách diễn cảm? Có phải giọng nói đó đã phát ra ý chí mạnh mẽ và tràn đầy nhiệt huyết?
-  Giọng nói của bạn sẽ như thế nào nếu được nói bằng cả sự chân thành? Đó có phải là chất thành thật trong tiếng nói của bạn không?
 - Giọng nói của bạn sẽ như thế nào nếu bạn là người thân thiện? Sự ấm áp có tỏa ra từ câu chuyện mà bạn nói không?
- Giọng nói của bạn như thế nào khi bạn đang mỉm cười? Có phải bạn muốn truyền tải sự hài hước và hóm hỉnh qua giọng nói không?
Chiếc gương – công cụ phản ánh trung thực hình ảnh và giọng nói của bạn
Bạn có biết lý do tại sao mà hầu hết các đại diện dịch vụ khách hàng và nhân viên bán hàng qua điện thoại đặt những chiếc gương trên bàn làm việc của mình không? Nó không phải dùng để ngắm nhìn dung nhan hoặc để nhanh chóng phát hiện ra một sự thiếu sót nào đó trên gương mặt của họ. Trong những trường hợp này, chiếc gương được sử dụng nhằm hai mục đích:
Thứ nhất, nó được xem như một vật dùng để nhắc nhở họ luôn mỉm cười khi trả lời điện thoại. Mặc dù nụ cười của họ người nghe không thể nhìn thấy được, nhưng người nghe có thể cảm nhận được nó. Khi bạn cười, những cơ trên cằm sẽ giãn ra và khiến bạn rơi vào một trạng thái thư giãn. Chính điều này sau đó sẽ được truyền tải qua giọng nói của bạn, khiến nó trở nên thanh thoát, thân thiện và cởi mở. Đồng thời mục đích thứ hai, hành động mỉm cười sẽ khiến các cơ trên mặt và cằm hoạt động, khiến nó luôn vận động và biến đổi, là một cách tập thể dục để gương mặt của bạn trở nên nhẹ nhõm và tươi tỉnh hơn.
Vì vậy, có thể nói chiếc gương đã trở thành công cụ phản ánh trung thực hình ảnh của bạn, “những gì bạn nhìn thấy trong gương chính là những gì mà khách hàng sẽ cảm thấy được”.
Tiết tấu của giọng nói
Khi bạn muốn chuyển đến khách hàng một thông điệp từ giọng nói, đừng bỏ qua yếu tố tiết tấu và ngữ điệu. Nó rất quan trọng để hiểu trong thông điệp mà bạn đưa ra, bạn đặt sự nhấn mạnh ở đâu? Những từ mà bạn có ý nhấn trọng âm vào là gì? Cùng một câu có trật từ được sắp xếp giống nhau, sẽ có ý nghĩa rất khác nhau khi bạn thay đổi ngữ điệu của giọng nói.
Bạn hãy xem xét câu nói sau đây, và thử xem việc thay đổi tiết tấu trong giọng nói sẽ khiến nó trở nên có ý nghĩa như thế nào:
“Xin cám ơn quý khách đã gọi điện. Chúng tôi xin vui lòng phục vụ quý khách”.
Bạn có thể đặt ngữ điệu của giọng nói vào từng từ khác nhau, và do đó sẽ truyền tải đến khách hàng những tình cảm và cảm xúc khác nhau. Những từ viết hoa là những từ bạn nhấn mạnh trong câu nói của bạn:
“XIN CÁM ƠN quý khách đã gọi điện. Chúng tôi xin vui lòng phục vụ quý khách”.
“Xin cám ơn quý khách đã GỌI ĐIỆN. Chúng tôi xin vui lòng phục vụ quý khách”.
“Xin cám ơn quý khách đã gọi điện. Chúng tôi xin VUI LÒNG phục vụ quý khách”.
“Xin cám ơn quý khách đã gọi điện. Chúng tôi xin vui lòng PHỤC VỤ quý khách”.
“Xin cám ơn QUÝ KHÁCH đã gọi điện. Chúng tôi xin vui lòng phục vụ quý khách”.
Nếu như bạn biết phát huy những thế mạnh trong giọng nói, khách hàng sẽ cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm và giá trị mà họ có đối với công ty bạn. Vậy thì bạn hãy học cách thể hiện một giọng nói truyền cảm, vui vẻ và dễ thương; hãy học cách sử dụng tính hiệu quả thể hiện bằng tiết tấu và ngữ điệu; hãy học cách nhấn mạnh cảm xúc. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng tính hiệu quả trong bán hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
3.2. Cách lấy lòng khách hàng qua điện thoại
Đôi lúc bạn tự hỏi mình đâu là lý do khiến khách hàng rời bỏ công ty. Sẽ thật bất ngờ nếu bạn biết rằng một trong những nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ cuộc điện thoại đầu tiên giữa khách hàng với nhân viên của bạn
Các chủ doanh nghiệp cần có những điều kiện gì để đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp mình, ngoài niềm đam mê kinh doanh và khả năng tài chính? Tất nhiên bạn sẽ trả lời ngay: đó là lòng tin của khách hàng. Vậy mà không phải công ty nào cũng ý thức được điều đó để nỗ lực hết mình nhằm gây dựng lòng tin của khách hàng trong các chiến lược kinh doanh dài hạn. Một cuộc điều tra gần đây của Viện nghiên cứu khách hàng quốc tế thống kê những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn một lần rồi không bao giờ quay trở lại. Đó là:
-1% là do khách hàng qua đời
-3% là do khách hàng chuyển địa điểm sinh sống và làm việc
-5% là do người thân hay bạn bè thuyết phục
-9% là do các đối thủ cạnh tranh lôi kéo
-14% là do khách hàng cảm thấy thất vọng với sản phẩm/dịch vụ
-68% là do thái độ lãnh đạm, thờ ơ của nhân viên trong công ty
Theo bạn thì đã có bao nhiêu lần thái độ của nhân viên được thể hiện và cảm nhận qua điện thoại? Câu trả lời là rất thường xuyên, bởi điện thoại luôn là phương tiện đầu tiên và duy nhất mà khách hàng có thể sử dụng để liên lạc với công ty bạn. Vì thế, bạn hãy làm sao để trong lần tiếp xúc đầu tiên này, bạn và các nhân viên của mình sẽ đem lại cho khách hàng những cảm nhận dễ chịu nhất, tốt đẹp nhất về công ty, làm sao để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của bạn chỉ sau một cuộc điện thoại
Thậm chí cả khi tâm trí bạn đang rối bời hay bạn vừa phải nhận một cuộc điện thoại không mấy vui vẻ, bạn hãy cố tĩnh tâm trong vài giây, hít một hơi thật sâu và đưa nụ cười trở lại với khuôn mặt và giọng nói của bạn. Cho dù bạn có tin hay không, nhưng khách hàng ở đầu dây bên kia có thể cảm nhận được nụ cười của bạn.
Bán hàng qua điện thoại bạn cần phải chú ý tới những điểm sau:
Trả lời điện thoại ngay sau hồi chuông đầu tiên
Bạn không nên để điện thoại reo quá tiếng chuông thứ ba, trước khi nhấc ống nghe. Nếu khách hàng phải chờ đợi đến lần đổ chuông thứ tư hay thứ năm, họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn đóng cửa trong cả ngày hôm đó, bạn đã không còn kinh doanh nữa hoặc bạn không quan tâm đến khách hàng. Chúng ta tồn tại trong thế giới kinh doanh này là vì khách hàng, do đó, bạn hãy đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất mọi mong muốn của khách hàng.
Hãy xin phép khách hàng trước khi bạn để họ chờ máy
Bạn có thể có nhiều đường điện thoại khác nhau và có nhiều khách hàng chờ để nói chuyện với bạn tại cùng một thời điểm. Khách hàng luôn có quyền lựa chọn chờ đợi hay không chờ đợi, trong khi bạn đang bận tiếp một cuộc điện thoại khác. Bạn hãy hỏi xem họ có đồng ý giữ máy và chờ bạn trong giây lát không. Đừng bao giờ đột ngột để họ chờ máy mà không xin phép. Và khi bạn quay lại nghe máy, hãy cảm ơn khách hàng vì họ đã chờ bạn. Nếu bạn buộc phải đề nghị khách hàng tiếp tục chờ bạn thêm chút nữa, hãy nêu rõ quãng thời gian phải chờ và chắc chắn rằng bạn sẽ quay lại nói chuyện với họ đúng như bạn đã hứa.
Việc chuyển máy điện thoại nên được thực hiện chu đáo:
Trước khi bạn chuyển máy điện thoại để khách hàng nói chuyện một người khác, bạn cần đảm bảo rằng người đó hiện đang có mặt và sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi, đồng thời có đủ thẩm quyền và khả năng giúp đỡ khách hàng. Không gì gây thất vọng cho khách hàng bằng việc họ bị chuyển máy điện thoại hết lần này đến lần khác và phải tường thuật lại sự việc nhiều lần, trước khi tìm ra được một người có thể giải quyết vấn đề của họ.
Trước khi chuyển cuộc gọi của khách hàng cho đồng nghiệp, bạn hãy đưa ra cho khách hàng tên và số điện thoại của mình để đề phòng trường hợp mất liên lạc. Bạn nên nói với khách hàng bạn là ai và khách hàng sẽ liên lạc với bạn như thế nào nếu họ gặp rắc rối. Như vậy, bạn sẽ khiến cho khách an tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty bạn.
Luôn chủ động đề nghị giúp đỡ khách hàng:
Việc đáp ứng hay giải quyết những vấn đề khách hàng đưa ra có thể không phải là trách nhiệm của phòng ban bạn, không phải là nhiệm vụ hay công việc trực tiếp của bạn, nhưng nếu đó là khúc mắc của khách hàng , thì bạn cần thể hiện rằng bạn luôn quan tâm đến họ. Bạn không bao giờ nên nói với khách hàng qua điện thoại rằng: “Tôi không biết” hay “Tôi không thể giúp đỡ”. Câu trả lời thích hợp nhất cho những thắc mắc của khách hàng lúc này là sự thành thật: “Để tôi thử xem liệu có thể làm gì cho quý vị, hay tìm một ai đó có thể giúp đỡ quý vị không”.
Có thể nói, một khi toàn bộ nhân viên của bạn nắm bắt và vận dụng thành thạo những kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua điện thoại như vừa nêu ở trên, bạn sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng ngay từ lần trò chuyện đầu tiên. Và gần như chắc chắn những khách hàng nhận được ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ trở thành những khách hàng lòng trung thành của bạn.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
3.3. Khi bị khác hàng từ chối.
Trước hết, những nhân viên bán hàng phải xác định rất rõ việc từ chối của khách hàng là điều hết sức bình thường vì trong ngành này chúng ta phải hiểu không có gì suôn sẽ và trôi chảy nếu ta không có kỹ năng.
Việc từ chối chính là lý do cho sự xuất hiện của những người nhân viên kinh doanh. Nếu có một sản phẩm mà tất cả các khách hàng đều mua ngay mà không có bất kỳ một lời từ chối nào thì nhân viên kinh doanh sẽ ít có dịp thể hiện tài năng của mình. Do đó, hãy xem những lời từ chối là cơ hội để bản thân thể hiện được bản lĩnh và chứng minh năng lực thực sự của mình. Càng nhận nhiều lời từ chối thì bản thân càng có cơ hội trưởng thành và hoàn thiện. Hãy nhớ khi khách hàng từ chối thì đa phần là do họ chưa cảm thấy tin tưởng và được thuyết phục trong việc diễn đạt của người bán hàng.
Đã là nhân viên bán hàng thì phải luôn chuẩn bị trước những tình huống từ chối, phản đối của khách hàng. Và tương ứng với các tình huống đó là các câu trả lời tốt nhất có thể. Nói khác đi là chúng ta luôn có sẵn các kịch bản để ứng phó trong tất cả các tình huống. Thậm chí nếu có những tình huống bất ngờ ngoài dự định thì sự chuẩn bị chu đáo cũng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để uyển chuyển trong việc đưa ra câu trả lời phù hợp nhất tại thời điểm đó.
Tóm lại, luôn giữ được lửa trong bán hàng là một trong những điều rất quan trọng. Vì chắc chắn khách hàng nào cũng thích tiếp xúc với những người tràn đầy năng lượng và sự nhiệt tình. Tuy nhiên để giữ vững ngọn lửa và tinh thần của mình trong một khoảng thời gian dài và liên tục là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong những tình huống đối mặt với những lời từ chối, phản bác từ khách hàng. Mặc dù vậy, việc giữ vững tinh thần hoàn toàn có thể đạt được thông qua việc nhận thức đúng đắn , nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và có sự chuẩn bị chu đáo cho mọi tình huống từ chối có thể xảy ra.
Sau đây chính là một số tình huống từ chối của khách hàng:kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
1.“Tôi rất hài lòng với những gì đối thủ cạnh tranh các bạn đang cung cấp”
Chắc chắn đó là một câu nói mà bạn từng nghe rất nhiều từ những khách hàng tiềm năng của mình. Đa số các đối thủ cạnh tranh đều có những khách hàng lớn và trung thành với họ, những người mà bạn luôn ao ước được “sỡ hữu”
Khi thuyết phục những khách hàng này, điều đầu tiên quan trọng mà bạn phải nhớ là đừng bao giờ đề cập tới vấn đề trung thành. Cũng như chớ vội quan tâm xem những sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng có thật sự mang lại sự thỏa mãn cho họ hay không? Bởi vì điều đó gần như là đương nhiên, vì nếu không thì khách hàng chẳng hơi đâu phải mất tiền để gắn bó lâu dài với những sản phẩm/dịch vụ đó làm gì.
Đã không ít lần bạn gặp phải sự từ chối thẳng thừng kiểu này từ những người khó tính. Trước những tình huống như vậy, bạn phải hết sức kiên nhẫn và từng bước một, sử dụng nghệ thuật giao tiếp khéo léo và chuyên nghiệp của mình để thuyết phục khách hàng vì vai trò của họ rất quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
2. “Giá của bạn quá đắt”
Ứng xử với trường hợp này là một việc làm hoàn toàn dựa vào kỹ năng truyền thông của bạn. Trước tiên, bạn hãy khéo léo “bắt chuyện” khách hàng bằng cách hỏi họ xem sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại có giá cả phải chăng và chất lượng tốt không?
Sau khi lắng nghe khách hàng “trải lòng” xong, bạn mới “tấn công” họ bằng thông điệp: Sao bạn không nghĩ đến việc sử dụng một sản phẩm khác không chỉ với giá cả phải chăng, chất lượng tốt mà còn đặc biệt hơn ở chỗ nó luôn luôn được cập nhật những tính năng mới?
Trong câu chuyện này, điểm mấu chốt là bạn hãy “nhử” khách hàng bằng cách “khen” sản phẩm, dịch vụ của đối phương rồi sau đó chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của mình khác biệt và vượt trội hơn hẳn.
Bạn hãy tin rằng, có rất nhiều khách hàng sẵn sàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại nếu bạn biết mang lại cho họ một cảm giác “tươi mới”.
Bạn cũng đừng vì khách hàng “chê” sản phẩm, dịch vụ của mình đắt mà vội vàng giảm giá, vì làm điều đó chỉ hạ thấp giá trị thương hiệu và đẳng cấp của mình. Thay vì giảm giá, hãy thử hỏi khách hàng xem vì lý do nào mà họ sẵn sàng móc hầu bao?
Một điều nữa cần lưu ý ở đây là bạn hãy cố tình đừng nói gì đến giá cả (giả vờ quên), chỉ tập trung vào việc làm sao để khách hàng nhận thấy được những giá trị mà bạn mang đến cho họ. Bạn hãy yên tâm vì mọi thứ đều không đắt đỏ nếu khách hàng cảm nhận được giá trị của nó.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
3. “Tôi rất bận”
Đây là thông điệp khá phổ biến ở những khách hàng tiềm năng muốn từ chối mua hàng. Như một tài sản có giá trị, thời gian là thứ mà khách hàng tiềm năng không sẵn sàng chia xẻ với bạn.
Với trường hợp này, bạn hãy nhẹ nhàng thuyết phục khách hàng rằng họ không những không mất gì khi lắng nghe bạn nói mà còn được tư vấn miễn phí về kiến thức tiêu dùng (dẫn dắt họ vào trạng thái quan tâm đến hàng hóa, dịch vụ của mình).
Đương nhiên, không phải lúc nào thần may mắn cũng mỉm cười với bạn, nhưng ít nhất là bạn đã thành công khi tác động được ít nhiều đến suy nghĩ và tâm lý tiêu dùng của họ.
Hãy chắc chắn rằng lợi ích mà bạn có được từ việc bán hàng phù hợp với mong muốn của khách hàng. Bạn phải hiểu rõ đâu là điều thật sự quan trọng đối với khách hàng để có cơ sở giải thích cho họ. Đừng bỏ qua nhu cầu thực sự của khách hàng, vì nó đồng nghĩa với việc bạn sẽ chẳng thu hoạch được gì ngoài hay bàn tay không.
Hãy nhấn mạnh đến mục tiêu của những lời chào mời thay vì nói về sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn như, có rất nhiều doanh nghiệp giới thiệu về cách thức sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhưng họ không mấy quan tâm đến việc người tiêu dùng sẽ nhận được lợi ích gì từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
4. “Lời mời chào của bạn không hề chứa đựng một giá trị nào”
Đây là hệ quả của việc khách hàng thiếu thông tin về bạn, cho dù hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp có giá trị thật sự.
Hãy chủ động xin lỗi khách hàng trước tiên và đừng đưa ra bất kỳ lời biện hộ hay giải thích nào về một sự cố nào đó đã qua. Cho dù lời xin lỗi đó của bạn có thể không làm cho khách hàng thay đổi ý định mua hàng.
Tiếp theo, bạn hãy khẳng định với khách hàng rằng sự việc xảy ra trong quá khứ (nếu có) sẽ không bao giờ lặp lại. Hãy nói với khách hàng rằng sự cố đó đã được khắc phục hay người gây ra sự cố đã phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc đã bị công ty cho thôi việc. Hãy sử dụng những bằng chứng thuyết phục nhất để chứng minh cho lời nói của bạn.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
5. “Sản phẩm, dịch vụ bạn giới thiệu chẳng có tác dụng gì”
Đây là thông điệp “tẩy chay” khéo của khách hàng, những người trước đây đã từ bỏ sản phẩm, dịch vụ của bạn do một sự cố nào đó.
Bạn hãy kiên nhẫn làm sáng tỏ vấn đề giá trị của sản phẩm, dịch vụ do bạn cung cấp. Hãy gửi đến cho khách hàng thông điệp là họ sẽ nhận được sự thỏa mãn tuyệt vời và cảm nhận được sự khác biệt từ sản phẩm, dịch vụ mà hiện nay bạn có thể mang đến cho họ.
Hãy nhấn mạnh vào những kết quả mà khách hàng có được khi sử dung sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nghĩa là làm sao để khách hàng thấy được những lợi ích thiết thực mà họ sẽ nhận được như tiết kiệm chi phí, được nhận thêm tặng phẩm khuyến mãi, chế độ hậu mãi tốt…kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
4. Mười điều cần tránh nói trong điện thoại
    Đến trễ trong buổi gặp gỡ khách hàng: Khi bạn không đến đúng giờ, khách hàng sẽ cảm thấy bạn không để ý đến họ hoặc thời gian của họ. Bạn nên luôn luôn đến sớm 15 phút.  Nếu bạn lái xe hơi, thì hãy cài đặt đầy đủ các thiết bị như 3G, GPS để chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp những vấn đề bất trắc như lạc đường, kẹt xe,…

    Không kiểm tra diện mạo, tác phong trước khi gặp khách hàng:  Đừng bao giờ để những tình trạng như: răng còn dính rau sau khi ăn, vết bẩn bám ở miệng, áo bỏ ngoài quần v.v – khi tiếp xúc với khách hàng. Hãy check lại thật kĩ diện mạo và tác phong  trước cuộc gặp để tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng.
    Hành động quá thân thiện:  Bạn sẽ trông thật “giả tạo” khi xem đây như là một cuộc gặp gỡ của những người bạn lâu rồi không gặp. Bạn nên tiếp cận một cách nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng khách hàng.
    Nói nhiều hơn nghe: Bán hàng là xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin. Tất nhiên bạn không thể làm được 1 trong 2 điều đó khi miệng bạn lúc nào cũng mở . Tỏ ra tò mò về khách hàng bằng cách đặt câu hỏi sẽ tốt hơn.
    Tranh cãi với hàng:  Nếu khách hàng không đồng ý với bạn về một quan điểm quan trọng nào đó, tranh cãi chỉ làm mọi chuyện thêm rắc rối. Thay vào đó, hãy hỏi khách hàng tại sao họ lại nghĩ như vậy, sao đó lắng nghe lý do của họ. Biết đâu bạn có thể học được vài điều từ họ thì sao.

    “Rao hàng”: Tất nhiên là bạn mún bán sản phẩm của mình, nhưng không khách hàng nào muốn nghe những lời “rao hàng” rẻ tiền. Hãy từ tốn thảo luận với khách hàng về như cầu của họ; sau đó, nếu thích hợp, thì hãy khéo léo đề cập đến việc bán hàng.
    Thiếu hiểu biết về sản phẩm:  Khách hàng tương lai không muốn nghe những câu như “Tôi không rõ về điều này, để tôi giải thích với anh/chị sau.”…lập đi lập lại nhiều lần. Hãy chắc rằng bạn được đào tạo đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của mình trước khi giao thương với khách hàng.
    Bị sao lãng bởi chiếc điện thoại của bạn: Bạn đang nghĩ gì vậy? Hãy ngưng ngay việc gọi, email hoặc nhắn tin trên smartphone khi nói chuyện với khác hàng. Điều này sẽ khiến bạn trở nên không chuyên nghiệp trong bán hàng.

    Làm cho cuộc nói chuyện trở nên “lạc đề, vô nghĩa”: Thời gian của khách hàng rất giá trị. Đừng để cuộc hội thoại với khách hàng  bị lang man mà không vào vấn đề chính. Mặt khác, bạn nên cung cấp cho khách hàng một bản tóm tắt công việc mà bạn muốn thảo luận, và tất nhiên, bạn phải thuộc nằm lòng những gì ghi trong bản tóm tắt đó.
    Nói chuyện quá lâu: Khách hàng tương lai có cả “núi” việc khác phải làm hơn là tiêu tốn thời gian cho bạn. Hãy sắp xếp một khoảng thời gian hợp lý cho cuộc gặp gỡ và đừng thay đổi hoặc hoãn lại nhiều để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
5.Ưu và nhược điểm của ngành bán hàng qua điện thoạikỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
5.1. Ưu điểm
Lựa chọn được đối tượng tiếp thị
Bạn có thể xác định các tiêu chí khác nhau để lựa chọn được các nhóm đối tượng tiếp thị phù hợp với mình trên cơ sở dữ liệu có sẵn. Điều này giúp cho thông điệp gởi đi tập trung hơn, giảm thiểu sự lãng phí do tương tác không đúng đối tượng tiềm năng.
"Tàng hình" chiến lược
Bạn tiếp cận thị trường với một chiến lược hoàn toàn mới, bạn có muốn đối thủ của mình nắm bắt và "phản đòn" ngay khi họ nhìn thấy quảng cáo? Tất nhiên là không! Vậy thì Telemarketing là một giải pháp hữu hiệu để bạn "ẩn mình" và âm thầm chiếm lĩnh thị trường.
Xác định ngay các khách hàng tiềm năng:
Không cần chờ đợi, các đối tượng tiếp thị sẽ ngay lập tức phản hồi về nhu cầu của mình. Khi ấy các doanh nghiệp có thể xác định được ai sẽ là khách hàng tiềm năng của mình để lên kế hoạch chăm sóc và xúc tiến bán hàng.
Không cần biết ngành kinh doanh hay loại hình kinh doanh mà bạn đang làm, chiếc điện thoại có thể được sử dụng như là một công cụ để:
•    Tìm kiếm, xác nhận nhu cầu, và bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mới.
•    Đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
•    Tiếp tục việc kinh doanh với khách hàng hiện tại.
•    Nhận ra vấn đề của khách hàng và sửa đổi.
•    Thỏa thuận với những khiếu nại của khách hàng, sau đó làm họ chuyển thành những khách hàng vui vẻ với tiềm năng bán hàng cao.
•    Thúc đẩy các mối quan hệ và xây dựng niềm tin giữa bạn với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
•    Thiết lập những cuộc hẹn để bán sản phẩm/dịch vụ (khi sản phẩm/dịch vụ không thể bán trực tiếp qua điện thoại).
•    Quản lý những cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
•    Tham gia vào các cuộc gọi hội nghị để có thể tiếp xúc với một vài thành viên của tổ chức nào đó, ngay cả khi họ đang ở bất cứ đâu. Bằng việc sử dụng điện thoại, mọi người trên khắp nơi có thể tham gia với nhau cùng chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, và thông tin trong một thời gian thực.
•    Chấp nhận những đơn đặt hàng miệng và lấy thông tin thẻ tín dụng để chi trả. Điện thoại không thể được sử dụng để ký hợp đồng và/hay trực tiếp nhận tiền mặt. (Một vài công ty có thể nhận chi phiếu qua điện thoại. Liên lạc với ngân hàng hay cơ quan tài chính của bạn để biết thêm chi tiết về nhận chi phiếu qua điện thoại.)kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH
5.2. Nhược điểm
Điện thoại không thể sử dụng để kí kết hợp đồng hay trước tiếp nhận tiền mặt
Rất bị động và phụ thuộc vào khách hàng nếu như khách hàng không đến hoặc gọi điện thoại để tư vấn thì người bán hàng cũng không có việc gì để làm
Khách hàng sẽ không đánh giá được chất lượng sản phẩm đặc biệt đối với thị trường nước ta khi mà khách hàng luôn muốn chất lượng sản phẩm phải tương ứng hoặc hơn so với số tiền mình bỏ ra
Cần độ tin tưởng và quen biết rất cao vì phương pháp này mới xuất hiện , chưa tạo được sự hiểu biết và tin tưởng của người tiêu dùng
Rất nhiều người cảm thấy bị quấy rầy với một số lượng lớn đang tăng lên của việc tư vấn và bán hàng qua điện thoại trong đó có những lời chào bán sản phẩm với lời lẽ không tốt, thiếu tính chuyên nghiệp


kỹ năng sale qua điện thoại, giao tiếp qua điện thoại, cách sale qua điện thoại, cách sales qua điện thoại, cách tiếp thị qua điện thoại BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI TRONG KINH DOANH