BUSINESS ADMINISTRATION

Home

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Bài học từ xây dựng thương hiệu trên chương trình có sức lan tỏa cộng đồng

Thứ sáu, 24/5/2013 18:00 GMT+7

Chủ tịch Tôn Hoa Sen 'kiếm' 180 tỷ đồng trong tuần

Giá cổ phiếu HSG liên tục tăng tuần qua, trong thời gian chàng trai không chân tay Nick Vujicic tới Việt Nam, giúp tài sản chứng khoán của Chủ tịch Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ tăng lên ngưỡng 100 triệu USD.
Ngày
Giá
(đồng)
Thay đổi
(đồng)
Khối lượng khớp lệnh
Grá trị giao dịch (đồng)
24/5
49.400
 3.000 (6,5%)
415.000
20.080.554.000
23/5
46.400
1.200 (2,7%)
304.270
14.048.117.000
22/5
45.200
200 (0,4%)
224.040
10.101.061.000
21/5
45.000
100 (0,2%)
255.370
11.603.415.000
20/5
44.900
700 (1,6%)
242.110
10.773.501.000
Tên tuổi ông Lê Phước Vũ được dư luận đặc biệt chú ý những ngày qua sau khi Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tôn Hoa Sen, Mã CK: HSG) đứng ra tài trợ sự kiện chàng trai khuyết tật Nick Vujicic tới Việt Nam. Thời gian này, cổ phiếu HSG tiếp tục tăng mạnh cùng với đà tăng của VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch 24/5,  HSG khép lại một tuần tăng liên tục, đạt 49.400 đồng. VN-Index, trong khi đó, cũng vượt mốc 500 điểm.
co-phieu-hsg-new-1369388584_500x0.jpg
Cổ phiếu HSG cho thấy xu hướng đi lên rõ rệt kể từ đầu tháng 5, song tăng trưởng vượt trội so với bình quân thị trường. Nguồn: HSX
Với gần 43 triệu cổ phiếu HSG đang nắm giữ, tài sản của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tôn Hoa Sen cũng tăng hơn 180 tỷ đồng trong vòng một tuần qua, lên 2.122 tỷ (khoảng 100 triệu USD). Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp, theo đó cũng tăng khoảng 400 tỷ đồng, lên hơn 4.840 tỷ đồng. Trước đó, bản thân ông Lê Phước Vũ đứng thứ 20 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán 2012, do VnExpress.net công bố.
Báo cáo tài chính 7 tháng niên độ 2012 - 2013, Hoa Sen đạt doanh thu thuần trên 6.450 tỷ đồng, bằng khoảng 60% kế hoạch cả năm. Lãi sau thuế đạt 450 tỷ đồng, vượt kế hoạch 50 tỷ đồng. Riêng tháng 4 (tháng 7 theo niên độ tài chính của Hoa Sen), công ty lãi 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Về sự kiện Nick Vujicic, theo một lãnh đạo của Hoa Sen, tập đoàn đã chi khoảng 35 tỷ đồng để mời chàng trai khuyết tật này tới Việt Nam. Trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Lê Phụng Hào - Trưởng ban tổ chức cho biết chi phí ban dự kiến chỉ là 10 tỷ đồng, nhưng do mở rộng chương trình nên kinh phí đội lên hơn 30 tỷ.
Trong số này, chi phí truyền thông sự kiện chiếm khoảng 30%. Số tiền dành cho công tác an ninh cũng lên tới cả tỷ đồng. Trước đó, Hoa Sen còn phải trả cho First News hơn 150.000 USD để giành toàn bộ quyền tổ chức sự kiện này tại Việt Nam từ 22 đến 26/5.
Kỳ Duyên

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tạo menu thả xuống nhiều thư mục con



– Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện một thủ thuật để tạo một menu ngay dạng thả xuống với nhiều cấp bậc con khác nhau. Với menu này bạn có thể tạo thêm rất nhiều thư mục trong menu, vì với một thư mục chính bạn có thể tạo thêm nhiều thư mục con khác. Menu này có sẽ làm cho blog bạn trông đẹp hơn đấy và cũng giúp bạn trong việc chia nhỏ các thư mục trong blog của bạn. Thủ thuật này cũng khá phức tạp, bạn hãy xem hình ảnh bên dưới sẽ thấy rỏ hơn.

Hình ảnh minh họa
☼ Bắt đầu thủ thuật

1. Đầu tiên đăng nhập vào blog của bạn
2. Vào bố cục chọn chỉnh sửa HTML
3. Chèn code bên dưới vào sau thẻ <head>
<style type='text/css'>
html .jqueryslidemenu{height: 1%;}
</style>

<script src='http://data-traidatmui.appspot.com/scripts/jquery.min.js' type='text/javascript'/>
<script src='http://data-traidatmui.appspot.com/scripts/drop_menu.js' type='text/javascript'/>


4. Save template lại
5. Bây giờ bạn hãy thêm 1 HTML/Javascript và dán code bên dưới vào
<style>
.jqueryslidemenu{
font: bold 12px Verdana;
background:#153E7E; /* màu nền của menu*/
width: 100%;
}

.jqueryslidemenu ul{
margin: 0;
padding: 0;
list-style-type: none;
}

.jqueryslidemenu ul li{
position: relative;
display: inline;
float: left;
}

.jqueryslidemenu ul li a{
display: block;
background:#15317E; /* màu nền của thư mục chính*/
color: white; /*màu text thư mục chính*/
padding: 8px 10px;
border-right: 1px solid #778;
text-decoration: none;
}

* html .jqueryslidemenu ul li a{
display: inline-block;
}

/*.jqueryslidemenu ul li a:link, .jqueryslidemenu ul li a:visited{
color: #ff0066; //màu cchữ các menu
}*/

.jqueryslidemenu ul li a:hover{
background:#2B60DE; /* màu hiệu ứng khi rê chuột vào các link*/
color: white; /*màu text khi rê chuột*/
}

.jqueryslidemenu ul li ul{
position: absolute;
left: 0;
display: block;
visibility: hidden;
}

.jqueryslidemenu ul li ul li{
display: list-item;
float: none;
}

.jqueryslidemenu ul li ul li ul{
top: 0;
}

.jqueryslidemenu ul li ul li a{
font: normal 13px Verdana;
width: 160px;
padding: 5px;
margin: 0;
border-top-width: 0;
border-bottom: 1px solid gray;
}

.jqueryslidemenuz ul li ul li a:hover{
background: #eff9ff;
color: black;
}

.downarrowclass{
position: absolute;
top: 12px;
right: 7px;
}

.rightarrowclass{
position: absolute;
top: 6px;
right: 5px;
}</style>

<div id="myslidemenu" class="jqueryslidemenu">
<ul>
<li><a href="#">Cuộc sống</a></li>

<li><a href="#">Học tập</a></li>

<li><a href="#">Thủ thuật</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 1.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 1.2</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 1.3</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 1.4</a></li>
</ul></li>

<li><a href="#">Giải trí­</a></li>

<li><a href="#">Blogspot</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 2.1</a></li>
<li><a href="#">Folder 2.1</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 2.1.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 2.1.2</a></li>
<li><a href="#">Folder 3.1.1</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 3.1.1.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 3.1.1.2</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 3.1.1.3</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 3.1.1.4</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 3.1.1.5</a></li>
</ul>
</li>
<li><a href="#">Sub Item 2.1.4</a></li>
</ul> </li> </ul></li>

<li><a href="#">Vườn thơ</a></li>

<li><a href="#">Hình ảnh</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 1.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 1.2</a></li>
</ul></li>

<li><a href="#">Download</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 2.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 2.2</a></li>
</ul></li>


</ul><br style="clear: left" />
</div>


Chỉnh code:
- Bạn hãy dựa vào các dòng chữ màu xanh lá ở trên để chỉnh sửa màu nền và text theo ý bạn
- Những dòng màu đỏ đậm trong code trên chính là tên của các thư mục chính, bạn hãy thay đổi cho phù hợp với blog của bạn.
- Code màu xanh dương là tên của những thư mục con cấp 1 của menu chính
- Code màu xanh nhạt là tên của thư mục con cấp 2 của thư mục chính
- Code màu cam là thư mục con cấp 3 của thư mục chính, bạn hãy sửa tên các thư mục trên cho phù hợp với blog của bạn.
- Thay các dấu "#" thành những đường dẫn tương ứng với tên của thư mục

Ở trên mình chỉ giới thiệu cho bạn tạo 7 thư mục, bạn có thể thêm nhiều hơn hoặc bớt đi tùy ý. Nhưng bạn cần phải lưu ý khi xóa đi hoặc thêm vào thư mục nào thì phải kiểm tra lại thẻ đóng của chúng cho phù hợp.

Cách tạo menu con: ví dụ bạn muốn tạo thư mục con cấp 2 cho thư mục "Download" tại thư mục Sub Item 2.2 thì bạn làm như bên dưới:
<li><a href="#">Download</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 2.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 2.2</a>
<ul>
<li><a href="#">Sub Item 2.1.1</a></li>
<li><a href="#">Sub Item 2.2.2</a></li>
</ul>
</li>
</ul></li>

Bạn muốn tạo cho các thư mục khác thì làm tương tự, chú ý các thẻ <li>, <ul> đóng chúng cho phù hợp.

Nếu muốn thêm thư mục không cần có thư mục con bạn chỉ việc thêm code như bên dưới và vị trí bạn muốn. ví dụ thêm như mục "Cộng cụ" vào sau thư mục "Học tập" bạn làm như sau:
<li><a href="#">Học tập</a></li>

<li><a href="#">Công cụ</a></li>

6. Save lại
Chúc bạn thành công

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Hiểm ác trong giới... đòi nợ thuê

Hiểm ác trong giới... đòi nợ thuê

Khác với những băng nhóm đâm thuê chém mướn, giết người diệt khẩu hay thanh toán đối thủ trong làm ăn,… những băng nhóm đòi nợ thuê luôn có các nguyên tắc hoạt động nhất định.

Tuy nhiên, những nguyên tắc không lề luật này thường chỉ được các băng nhóm giang hồ chuyên nghiệp tôn trọng để tránh sự ồn ào không đáng có khi xảy ra chuyện.
Hiểm ác trong giới... đòi nợ thuê
Nhưng, giang hồ chuyên nghiệp tôn trọng cứ tôn trọng, còn đám du đãng lập băng kiếm số má xong kiêm thêm nghề đòi nợ thuê thì điều chúng quan tâm nhất chỉ là… tiền.

Một tay giang hồ gác kiếm mà tôi quen cho biết, giá của mỗi phi vụ đòi nợ thuê thường từ 20 đến 30% trên tổng số nợ mà chủ nợ đòi được. Đối với những con nợ khó đòi, tỉ lệ này sẽ được nâng lên kịch khung là 50%. Thông thường, chủ nợ muốn mướn giang hồ chuyên nghiệp thực hiện phi vụ đòi nợ thuê đều phải trình bày giấy tờ chứng minh con nợ đang vay tiền của mình và cố tình chây lỳ không trả. Sau khi có được thông tin, vệ tinh của băng nhóm giang hồ được nhờ vả sẽ nhanh chóng xác minh con nợ mình sắp đòi thuộc dạng nào, số má ra sao để có thể đưa ra tỉ lệ ăn chia với chủ nợ.
Nguyễn Viết Hoa bị bắt ngay tại hiện trường vụ thanh toán nhau ở Đại lộ Đông Tây.
Tỉ lệ ăn chia được thỏa thuận xong, là lúc chủ nợ đã hết trách nhiệm (dĩ nhiên là khi mọi chuyện diễn ra suôn sẻ), mọi chuyện tiếp diễn như thế nào đều do một tay giang hồ làm. Đầu tiên, bọn chúng sẽ "nắn gân" hay còn gọi là "đo máu" thử xem con nợ thuộc dạng gì, độ gan lì đến đâu. Nếu là dân "mềm" có thể nắn được, thì chỉ cần vài cái tin nhắn, một cuộc điện thoại xưng danh, hay một vài tay giang hồ nào đó có số má ở khu vực con nợ đang cư trú thì mọi chuyện sẽ kết thúc, con nợ chắc chắn sẽ cầm cố, chạy vạy hết mọi nơi miễn sao có đủ tiền nộp cho bọn chúng để được yên thân.

Nếu là con nợ thuộc dạng "chất rắn", bọn chúng sẽ bố trí cho vài tên đàn em theo dõi người thân trong gia đình của con nợ, như: vợ chồng, con cái, cha mẹ hay anh chị em... Nhưng, điều đặc biệt là khi theo dõi, bọn chúng thường cố ý cho người bị theo dõi phát hiện ra chuyện... mình đang bị theo dõi. Chúng làm điều này là bởi, giang hồ chuyên nghiệp cũng chỉ mong chuyện đòi nợ diễn ra êm thấm, càng ít người biết càng tốt, và nếu hăm dọa có thể xong việc thì đó chính là chuyện mà dân giang hồ đều hy vọng "cầu được, ước thấy". Và khi cách thức này không được, bọn chúng mới gây án. Trên thực tế, rất hiếm khi băng nhóm giang hồ chuyên nghiệp gây án khi đòi nợ thuê bởi những lý do mà tôi vừa kể trên.

Ngoài ra, giữa những băng nhóm giang hồ cộm cán, chúng còn liên kết với nhau để tạo thành mạng lưới đòi nợ khép kín trên nguyên tắc "không xâm phạm đến lãnh địa của nhau". Ví dụ, khi chủ nợ muốn thuê giang hồ quận 1 đòi nợ một con nợ ở quận 3, thì đám giang hồ quận 1 sẽ nhờ giang hồ tại quận sở tại đòi nợ giúp. Và khi giang hồ quận 3 đòi được nợ, tỉ lệ ăn chia giữa 2 băng nhóm này là 4-6, kẻ đòi được nợ lãnh 6 phần, kẻ làm "cò đòi nợ thuê" sẽ nhận 4 phần theo tỉ lệ đã thỏa thuận trước đó với chủ nợ.

Khác với dân giang hồ gốc, bọn du đãng đòi nợ mướn thì chuyện gì cũng dám làm. Thậm chí số tiền đòi nợ rất nhỏ, chúng vẫn sẵn sàng lao vào chém con nợ miễn sao moi được tiền.

Do kẹt tiền làm ăn, anh Đăng Nguyên có mượn của Võ Trọng Hiếu 20 triệu đồng, lãi suất là 10%/tháng. Hằng tháng, anh Nguyên trả cho Hiếu 2 triệu đồng tiền lãi. Sau đó, anh trả thêm cho Hiếu được 5 triệu đồng tiền vốn thì mất khả năng chi trả. Sau nhiều lần đòi nợ không được, Hiếu cáu lên bèn bỏ 10 triệu thuê một nhóm côn đồ do Lê Văn Hoàng cầm đầu với yêu cầu "bằng mọi cách phải đòi được tiền nợ từ anh Nguyên". Hoàng vốn dĩ có máu đâm chém, nên chẳng cần phải nhiều lời với con nợ, Hoàng lùa đàn em của mình vào nhà anh Nguyên... chém bậy vài nhát rồi nói chuyện sau.

Hiểm ác trong giới... đòi nợ thuê

Lo lắng cho tính mạng của gia đình, anh Nguyên đã tìm mọi cách, mượn đủ mọi nơi để có được 15 triệu trả nốt cho Võ Trọng Hiếu thông qua băng nhóm côn đồ này. Khi bọn chúng vừa nhận tiền từ tay anh Nguyên tại một quán cà phê ở quận 1, các trinh sát đã ập vào bắt quả tang tại chỗ hành vi cưỡng đoạt tài sản của bọn chúng.

Không khoái đâm chém, nhưng băng nhóm của Đỗ Hữu Cầu cũng đã có một cuộc lật kèo ngoạn mục, "tiếc" rằng bản thân Cầu đã phải trả giá cho lần lật kèo này. Đỗ Hữu Cầu có hỗn danh là Bình Trang, được nhìn nhận là tay giang hồ có số má, thường hoạt động trong lĩnh vực cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc... Dưới trướng của Cầu là hai ông em rể đều là dân có tiếng tăm trong thế giới ngầm. Giang hồ ở Sài Gòn cũng có đủ đất để Cầu và hai ông em rể của mình chen chân.
Khám xét hiện trường vụ thanh toán nhau tại Đại lộ Đông Tây.
Một lần, Cầu nhận hợp đồng đòi nợ mướn cho một phụ nữ có tên là Cao Hoài Hương. Theo bà Hương thì trước đây bà có bỏ ra 45.000 USD để hùn hạp làm ăn với anh Trần Vương, là Việt kiều Australia. Tuy nhiên, khi không hợp tác làm ăn nữa, anh Vương vẫn không trả lại tiền cho bà. Và bà muốn nhờ Cầu cùng tay chân của mình đòi nợ giúp. Đạt được thỏa thuận ăn chia, Cầu nhanh chóng chỉ đạo hai ông em rể và đàn em của mình tham gia vào phi vụ này.

Ban đầu để nhanh gọn, Cầu muốn bà Hương cùng đi với Cầu để "điểm mặt chỉ tên" anh Vương cho tiện. Nhưng, bà Hương đã từ chối quyết liệt yêu cầu này của Cầu. Ý của bà Hương là muốn Cầu tự đứng ra giải quyết toàn bộ vụ việc. Đổi lại, bà Hương đồng ý tỉ lệ 5-5 sau khi đòi được tiền do Cầu đưa ra.

Cầu chỉ đạo cho đàn em theo dõi sát động tĩnh của anh Vương để tìm thời cơ bắt cóc anh Vương nhằm đòi tiền nợ. Một đêm, phát hiện anh Vương rời quán nhậu, điều khiển xe ôtô chạy về hướng bãi xe Tân Sơn Nhất, cho xe vào bãi rồi trở ra đón taxi. Lợi dụng khi anh Vương đang chờ taxi, Cầu và các đàn em đã áp sát và khống chế anh Vương, buộc anh phải theo chúng đến một quán cà phê ở quận Tân Bình để nói chuyện nợ nần. Tại đây, anh Vương đã phủ nhận toàn bộ chuyện nợ nần giữa anh và bà Hương.

Trao đổi với bà Hương, Cầu cũng chẳng thấy manh mối nào trong chuyện bà Hương cho anh Vương vay tiền. Đánh hơi thấy phi vụ này mình có thể mất trắng, Cầu quyết định bỏ mặc chuyện anh Vương có nợ tiền bà Hương hay không, Cầu chỉ biết Cầu sẽ bắt anh Vương để tống tiền gia đình.

Hắn ra lệnh cho đàn em chở anh Vương tới một khách sạn ở Gò Vấp và giam lỏng tại đây. Tiếp đến, hắn hăm dọa đòi chém giết và yêu cầu anh Vương gọi điện thoại về nhà, nói người thân nộp cho hắn 600 triệu để chuộc mạng, bằng không cứ thoải mái chào nhau lần cuối. Lo sợ cho tính mạng của anh Vương, nhưng trước số tiền mặt quá lớn nên người nhà của anh đã thương lượng lại về số tiền chuộc với Cầu. Cầu đồng ý nhận 110 triệu đồng, 4.400USD và 2 lượng vàng từ gia đình anh Vương để tha mạng cho anh. Cầm được tiền trong tay, Cầu vui vẻ đến mức hào phóng gọi taxi đến rước anh Vương về đến tận nhà.
Hiểm ác trong giới... đòi nợ thuê

Băng nhóm bắt cóc Việt kiều đòi tiền chuộc do Đỗ Hữu Cầu cầm đầu trước vành móng ngựa.

Sau khi Cơ quan điều tra nhận được thông tin vụ việc và vào cuộc, chẳng mấy chốc Cầu cùng đám đàn em tham gia vụ tống tiền này lần lượt bị bắt giữ. Mới đây, Tòa án Nhân dân TP HCM đã tuyên phạt Đỗ Hữu Cầu 7 năm tù vì tội "Bắt cóc, chiếm đoạt tài sản". Đám đàn em của Cầu chia nhau hai mức án là 5 năm và 5 năm 6 tháng tù giam. Riêng "quý nhân" mướn Cầu thực hiện phi vụ này đã nhanh chóng biến ra nước ngoài... “lánh nạn”.

2. Vài tháng trước, một vụ chạm trán đẫm máu cũng đã xảy ra tại Đại lộ Đông Tây với kiếm Nhật và súng. Mà nguyên nhân cuối cùng được xác định là mâu thuẫn trong việc chi trả nợ giữa hai băng nhóm giang hồ.

Vào khoảng 21h, người dân sinh sống tại khu vực Đại lộ Đông Tây - Hồ Hảo Hớn nghe những tiếng la hét điên loạn, đại loại là những câu "chém nó", "giết nó"... Tiếp đến là có tiếng súng nổ, tiếng động cơ xe máy gầm rú, tiếng sắt thép bị kéo lê trên mặt đường.

Theo lời kể của các nhân chứng thì nhóm thanh niên cầm kiếm Nhật truy sát hai thanh niên đi trên xe gắn máy. Sau khi chịu hai nhát chém vào lưng và một nhát chém mạnh đến mức rụng ngón tay, gã thanh niên thuộc về phe ít quân hơn đã không chịu nổi nên rút súng nhắm vào đám thanh niên cầm kiếm Nhật bóp cò. Súng đã nổ nhưng viên đạn không trúng ai.

Mặc cho đối phương xài hàng nóng, đám thanh niên cầm kiếm vẫn "ngoan cường" lăn xả vào chiến đấu, tiếng súng thứ hai vang lên nhưng vẫn không cản được bước tiến của đối phương, gã thanh niên cầm súng quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp truy sát, nhác thấy bóng dáng của lực lượng Công an, các đối tượng cầm kiếm vội vã lên xe máy tẩu thoát.

Gã thanh niên bị chém ném súng cho bạn mình giữ rồi tìm một góc khuất để ẩn nấp. Tuy nhiên, do vết thương ra nhiều máu, gã đã nhanh chóng bị phát hiện. Riêng tên cầm súng, khi bị lực lượng Công an truy đuổi đã nhảy xuống kênh để thoát thân. Nhưng, do không biết bơi mà lúc này thủy triều đang lên, gã đành thúc thủ dưới dòng nước đen quánh. Từ lời khai của hai đối tượng này, Cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ 3 đối tượng thuộc băng nhóm cầm kiếm Nhật.

Tại Cơ quan điều tra, bọn chúng lần lượt khai nhận về nguyên nhân mâu thuẫn của mình. Theo đó, băng nhóm của Hoàng "trắng" - kẻ cầm súng bắn nhóm cầm kiếm và Nghiêm Viết Hòa, kẻ không biết bơi nhưng lại lao xuống kênh để tìm đường thoát thân nợ nhóm của Tín Trung, tức băng nhóm cầm kiếm 120 triệu tiền cá độ bóng đá.

Nhận lệnh từ "cấp trên", Tín Trung kiên quyết phải săn lùng bằng được băng nhóm của Hoàng và Hòa để đòi nợ. Sau nhiều lần hẹn, băng Tín Trung cũng gặp được băng nhóm của Hòa và Hoàng tại địa điểm chung độ là khu vực Đại lộ Đông Tây. Tuy nhiên, khi đến địa điểm hẹn, Hòa và Hoàng chưa xong chuyện tiền bạc đã bị băng nhóm Tín Trung trải đệm chém cho "thất điên bát đảo". Nếu không có khẩu Colt 45 mà Hoàng mang theo thủ thân thì không chắc là Hòa và Hoàng còn... thở để ngồi khai báo tại Cơ quan điều tra. Vụ đụng độ này một thời làm rộ lên thông tin đây chính là cuộc chiến giữa giang hồ đất Tiền Giang và giang hồ gốc Hải Phòng đang Nam tiến.

Lắm lúc, chủ nợ còn bị con nợ mướn dân đòi nợ thuê xử ngược lại nhằm xù nợ, như trường hợp một thiếu gia ở quận 5 lừa đảo cả chục nghìn USD cùng nhiều xe hơi nướng vào sòng bạc xong sau đó đã bỏ trốn. Trước đây, khi đến đòi nợ thiếu gia này, một chủ nợ cho thiếu gia mượn 100USD từng bị hai thanh niên đi xe SH, gí sung vào đầu với yêu cầu: "Không được xuất hiện để đòi nợ nữa, nếu không sẽ... biến mất".

Dĩ nhiên, thế giới của dân đòi nợ thuê là một thế giới khác. Tay giang hồ gác kiếm còn cho biết, có những vụ con nợ không còn khả năng chi trả, giang hồ thứ thiệt sẽ lẳng lặng rút lui vì biết cho dù có hăm dọa, có đâm chém cũng không thể khiến con nợ xì ra tiền. Nhưng với đám côn đồ đòi nợ thuê thì khác. Hậu quả của những trận kích động mà những đối tượng đòi nợ thuê gây ra là chuyện không ai dám tiên đoán trước.

Và những kẻ này vẫn luôn có đất sống và phát triển, nếu như có những mối quan hệ dân sự mà người cho vay hoặc người mượn nợ chỉ tin vào luật rừng để cố tình bỏ quên... luật pháp(!)

Đảo nợ: rủi ro đạo đức và hàm ý chính sách



Bài viết này phân tích các khía cạnh cơ bản về rủi ro đạo đức của vấn đề đảo nợ và đưa ra một số hàm ý chính sách để gỡ khó cho các doanh nghiệp hiện nay.



Không nên tạo tiền lệ xấu

Ở Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng (2004) cũng không cấm đảo nợ mà chỉ quy định việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong khi đó, quan điểm của Chính phủ cũng như NHNN là không cho phép đảo nợ.

Chúng tôi cho rằng trong điều kiện thực hiện gói hỗ trợ lãi suất hiện nay với những mục tiêu chính sách đã đặt ra thì cần phải hết sức thận trọng trước vấn đề đảo nợ. Nhìn bề ngoài đảo nợ tạo cho người ta cái ảo giác về các khoản nợ được hoàn trả tốt, tỷ lệ nợ xấu hay nợ quá hạn giảm xuống nhưng thực chất thì không phải vậy.

Giả sử một doanh nghiệp đang có dư nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong điều kiện khó khăn hiện nay khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu. Với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có.

Thực ra vấn đề không phải đơn giản như vậy vì chúng ta chưa bàn đến “số mệnh” của khoản nợ mới sẽ như thế nào. Khoản nợ mới được dùng để trả nợ cũ thì không thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó. Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu để trả khoản nợ mới đây?

Hơn nữa, nếu đảo nợ được thực hiện quá dễ dàng và không được kiểm soát tốt thì người vay sẽ chẳng phải ý thức đến việc phải sử dụng vốn vay hiệu quả và trả nợ theo cam kết.

Bởi vì khi nợ vay đến hạn họ chỉ cần vay khoản tiền mới để trả khoản nợ cũ, rồi khoản nợ mới lại đến hạn và người ta lại tiếp tục vay nợ mới để trả nợ cũ, cứ xoay vòng như vậy cho đến mãi mãi.

Như vậy khoản nợ cũ ban đầu thực ra chẳng bao giờ đáo hạn trong khi ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi. Tất nhiên đây chỉ là lý thuyết nhưng thực tế nếu đảo nợ chỉ diễn ra qua ba vòng thì cũng đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

Trong khi Chính phủ đang ra sức khuyến khích tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì sức tăng trưởng của nền kinh tế thì yêu cầu bảo đảm chất lượng tín dụng cũng phải được đặt lên hàng đầu. Cho phép đảo nợ lúc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt, làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính vốn đang rất yếu ớt và rất khó kiểm soát.

Giả sử nếu cho phép doanh nghiệp được vay mới để trả nợ cũ thì có thể tạm xem như khoản nợ cũ đã được hoàn trả xong, gỡ một phần gánh nặng lãi suất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ lấy gì để chứng minh với ngân hàng rằng họ có khả năng trả được nợ mới trong khi khoản nợ này không được dùng cho mục đích sản xuất hay đầu tư để mang lại thu nhập - dòng tiền chính dùng để trả nợ ngân hàng.

Nếu doanh nghiệp vay khoản vốn mới với số tiền lớn hơn khoản nợ cũ để không chỉ dùng cho việc đảo nợ mà còn dùng vào đầu tư thì đòi hỏi tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư phải rất cao mới có cơ sở trả được nợ. Đây là điều khó có thể đạt được trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Như vậy sau này liệu có nguy cơ xảy ra đảo nợ mới nữa hay không?!

Bên cạnh đó, nếu Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được phép vay mới theo chương trình hỗ trợ lãi suất để trả các khoản nợ cũ trước đây đã “trót” vay với lãi suất cao thì có nguy cơ tạo ra hiện tượng người ăn theo (free rider).

Mặc dù Chính phủ có thể đưa ra những quy định cụ thể đối với những đối tượng và phạm vi được đảo nợ, tuy nhiên do thông tin bất cân xứng nên Chính phủ không thể kiểm soát được đâu là khoản nợ mà doanh nghiệp đã vay với lãi suất cao trong thời kỳ chạy đua lãi suất và đâu là những khoản nợ quá hạn hay nợ xấu đang nằm trong hệ thống ngân hàng chưa được xử lý trước đây.

Người làm luật không có quyền được đánh giá thấp năng lực sáng tạo của người tuân thủ luật. Các khoản nợ xấu sẽ “ăn theo” các khoản nợ trong diện được đảo nợ để hưởng “lộc trời cho”. Chính sách của Chính phủ có nguy cơ bị lợi dụng và mục tiêu chính sách rất khó đạt được.

Lợi bất cập hại! Các ngân hàng cũng có động cơ để tăng cường cho vay đảo nợ vì nếu không cho vay thì các khoản nợ xấu vẫn “nằm im” trên bảng tổng kết tài sản, còn nếu cho vay thì không những sẽ “làm sạch” được các khoản nợ xấu mà còn có thêm thu nhập từ các khoản tiền lãi hỗ trợ của Chính phủ.

Trước mắt có thể như vậy nhưng nếu cái gốc không được giải quyết thì cuối cùng các khoản nợ mới cũng sẽ quay lại “nằm” đúng vào chỗ các khoản nợ xấu trước kia mà thôi.

Thực trạng khó khăn của doanh nghiệp khi ấy vẫn còn nguyên và không nên chuyển gánh nặng đó sang vai của hệ thống ngân hàng vốn rất nhạy cảm với các biến số rủi ro trong điều kiện bất ổn vĩ mô hiện nay.

Thực tế nếu như không có chính sách hỗ trợ lãi suất thì nguy cơ đảo nợ cũng có thể xảy ra vì mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế đã được điều chỉnh giảm theo hướng nới lỏng của chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên việc Chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất 4%, áp dụng cho các khoản vay mới kể từ ngày 1-2-2009 đã tạo lý do cho các đề xuất đảo nợ. Tất nhiên chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là cần thiết và tự nó không có lỗi mà vấn đề nằm ở khía cạnh rủi ro đạo đức.

Đâu là giải pháp?

Luật Các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay hiện hành đưa ra các điều kiện vay vốn trong đó quy định mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp và khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tất nhiên trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thông tin bất cân xứng luôn là một thách thức lớn cho các ngân hàng nhưng cũng khó để “thoát” được những quy định pháp lý trừ khi nhân viên tín dụng được thừa nhận là không đủ “năng lực”.

Giải pháp ngắn hạn cho vấn đề này là thay vì cho phép đảo nợ, các ngân hàng nên xem xét cấu trúc lại danh mục các khoản nợ vay trước đây của các doanh nghiệp có lãi suất cao.

Theo đó, các hợp đồng tín dụng có điều khoản lãi suất thả nổi hoặc điều chỉnh định kỳ nhưng chưa đến hạn thì nên sớm điều chỉnh lại lãi suất cho doanh nghiệp nhằm chia sẻ một phần khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với hợp đồng có điều khoản lãi suất cố định, ngân hàng cần tiến hành rà soát và đánh giá lại các phương án vay vốn, tái thẩm định lại các dự án đầu tư theo các tiêu chí hiện tại.

Chỉ những dự án nào được đánh giá hiệu quả theo những tiêu chí mới, có triển vọng trả nợ thì đề xuất Chính phủ xem xét đưa vào diện được hỗ trợ lãi suất. Khoản lãi suất hỗ trợ sẽ chỉ được hoàn lại khi doanh nghiệp trả được nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Những dự án gặp khó khăn tạm thời thì cần phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho phép doanh nghiệp được giãn, hoãn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong một giai đoạn nhất định hay thực hiện ân hạn, gia hạn nợ vay cho doanh nghiệp.

Ngân hàng cũng không nên quá thận trọng khi quy định doanh nghiệp phải hoàn trả nợ cũ trước khi vay mới nếu như khoản nợ cũ chưa đến hạn.

Trong một số lĩnh vực (nông, lâm, ngư nghiệp, xuất khẩu… được sự khuyến khích của Chính phủ), nếu khoản nợ cũ đã đến hạn nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ do gặp khó khăn tạm thời hoặc khách quan thì có thể trình Chính phủ xem xét khoanh nợ và tiến hành cho vay mới nếu phương án sử dụng vốn vay mới được đánh giá khả thi và hiệu quả.

Việc một doanh nghiệp có thể cùng lúc vay nhiều khoản vốn khác nhau tại một hoặc nhiều ngân hàng là điều bình thường. Mỗi khoản vay sẽ phải tuân thủ các quy định về điều kiện vay vốn theo Quy chế cho vay của NHNN một cách độc lập tương đối với nhau.

Ngoài ra, một trong những rào cản cố hữu làm hạn chế quyền tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), là tài sản đảm bảo. Đã đến lúc các quỹ bảo lãnh DNNVV cần phải tích cực phát huy vai trò quan trọng của mình.

Tuy nhiên, hơn ai hết các ngân hàng nên thực hiện đánh giá lại giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay của các doanh nghiệp và tiến hành giải chấp hoặc cho vay bổ sung phần vốn tương ứng với phần giá trị tài sản đảm bảo dôi ra nếu có nhằm “giải phóng” lực cản tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Tóm lại, đảo nợ là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên cần phải thận trọng khi quyết định có cho phép đảo nợ hay không. Phân tích khía cạnh rủi ro đạo đức cho thấy đảo nợ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính.

Thay vì cho phép đảo nợ, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp, điều chỉnh lại lãi suất và xem xét giảm, giãn lãi cho doanh nghiệp.

Chính sách này, mặc dù không hoàn toàn giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn nội tại và bản thân nó cũng không thể tránh khỏi yếu tố rủi ro đạo đức, nhưng trước mắt nó cũng giúp gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay.

Nợ là gì ?



Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp nợ về tài sản. Tuy nhiên, nợ cũng có thể được sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác. Trong trường hợp nợ tài sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức mua đó. Các công ty cũng có thể sử dụng nợ như là một phần trong chiến lược tài chính tổng thể của mình.


Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định. tính theo thời điểm...

Thanh toán:

Trước khi có nợ thì cả hai bên bên người vay và bên người cho vay phải cùng nhau thống nhất phương thức trả nợ (thanh toán). Thông thường, người ta thanh toán bằng tổng số tiền tính theo một đơn vị tiền tệ nào đó, tuy nhiên cũng có trường hợp thanh toán bằng hàng hoá. Thanh toán có thể được thực hiện theo phương thức trả lãi trong một khoảng thời gian hoặc trả một lúc khi kết thúc hợp đồng cho vay.

Các hình thức nợ

Có nhiều kiểu nợ khác nhau, tuy nhiên nợ có 4 kiểu cơ bản là: vay nợ, nợ tập đoàn, trái phiếu và giấy hẹn trả tiền. Các khoản nợ có giá trị lớn thường được đảm bảo bằng các khoản thế chấp hoặc lãi suất chứng khoán của tài sản người đi vay, trong đó người cho vay có thể có một số quyền hạn nhất định đối với tài sản đó khi người đi vay không có khả năng trả nợ hay vỡ nợ.

1. Kiểu vay nợ cơ bản là hình thức đơn giản nhất của nợ. Nó bao gồm một bản thoả thuận về việc cho vay một lượng tiền trong một khoảng thời gian nhất định và ghi rõ thời hạn hoàn lại số tiền đó. Trong vay thương mại còn có thêm lãi suất. Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cho vay hàng năm. Lãi suất cũng được trả vào ngày theo thoả thuận.
2. Nợ tập đoàn là khoản nợ được cung cấp cho các công ty muốn vay số tiền nhiều hơn những người cho vay đơn lẻ và chịu rủi ro trong phạm vi vay đơn lẻ đó. Số tiền vay thường lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Trong trường hợp này, mỗi tập đoàn ngân hàng có thể đồng ý đưa ra một tỷ lệ lãi suất trên tổng số tiền cho vay.
3. Trái phiếu là một chứng khoán nợ được phát hành bởi công ty hoặc chính phủ. Người sở hữu trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền mua trái phiếu gốc cộng thêm lãi suất. Trái phiếu được phát hành cho các nhà đầu tư tại thị trường mà tổ chức phát hành muốn vay tiền. Trái phiếu có thời hạn xác định thường là một số năm; có những loại trái phiếu dài hạn trên 30 năm, tuy nhiên loại này không phổ biến. Đến kỳ hạn thanh toán, số tiền mua trái phiếu sẽ được trả đầy đủ cho nhà đầu tư và phần lãi suất. Lãi suất có thể được trả vào cuối kỳ hạn hoặc được trả theo giai đoạn. Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trái phiếu. Trái phiếu được các nhà đầu tư coi là một hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn cổ phiếu.
4. Giấy hẹn trả tiền cũng giống như giấy xác nhận khả năng trả nợ trong kế toán, là một bản thoả thuận trong đó nêu rõ sự cam kết của bên vay nợ đối với bên cho vay về nghĩa vụ trả một số tiền nhất định. Nghĩa vụ đó có thể phát sinh thêm khi trả nợ vay hoặc phát sinh từ các hình thức vay nợ khác. Ví dụ, trong kinh doanh, giá mua bán có thể bao gồm giá của những khoản thanh toán ngay và của những khoản hẹn trả sau. Những nội dung trong giấy hẹn trả tiền bao gồm số tiền chính phải thanh toán, lãi suất và ngày hạn trả tiền. Ngoài ra, giấy hẹn trả tiền cũng có thể có những điều khoản quy định về quyền của người cho vay trong trường hợp người vay bị vỡ nợ bao gồm cả việc tịch thu tài sản thế chấp. Đối với các khoản vay cá nhân, giấy hẹn trả nợ thường là bản viết tay có chữ ký của hai bên để thuận lợi cho việc tính thuế và làm chứng từ lưu giữ.
5. Ngoài ra còn có Giấy hẹn trả nợ theo yêu cầu là một loại giấy hẹn trả nợ nhưng trong đó không xác định chính xác ngày đến hạn trả nợ mà phụ thuộc vào yêu cầu của người cho vay. Thông thường người cho vay sẽ thông báo cho người vay một số ngày trước khi đến hạn trả nợ.

Theo Wikipedia

‘Độc chiêu’ đòi nợ thuê ở Tây Ban Nha


Kinh tế đi xuống trong khi quy định về thanh toán nợ của Tây Ban Nha lỏng lẻo hơn so với nhiều nước châu Âu khác, nên dịch vụ thu nợ thuê đang nở rộ. Người đòi nợ thuê tìm mọi cách khiến con nợ xấu hổ quá mà phải trả tiền.

Bạn xấu hổ khi một người đàn ông mặc áo tuxedo và mũ đen tò tò theo bạn cùng đối tác vào nhà hàng rồi yên lặng dùng bữa trưa bên cạnh? Nhiệm vụ của nhân viên thu nợ thuê hoàn thành! Bạn mất thể diện khi ba người đàn ông mập mạp trong trang phục của siêu nhân nài nỉ những người hàng xóm của bạn đóng góp chút đỉnh để giúp bạn vượt qua khó khăn về tài chính? Công việc của ông chủ Juan Carlos Granda gần như hoàn tất!

Đánh vào thể diện

“Người Tây Ban Nha là những bậc đại trượng phu. Họ không thích người khác chăm chăm nhìn vào thất bại của mình vì như vậy làm mất nam tính”, Juan Carlos Granda, quản lý của công ty thu nợ thuê El Cobrador del Frac, nhận xét. Trong văn phòng công ty, đầu gấu và đầu sơn dương treo trên tường, ngà voi trang trí khung cửa, còn các nữ nhân viên mặc váy ngắn, để tóc dài, đeo khuyên tai tròn liên tục chào đón khách hàng.

Khiến người ta hổ thẹn với cộng đồng không phải là điều gì mới mẻ. Juan Diez Nicolas, giáo sư xã hội học tại Trường Đại học Madrid, cho biết, ngay từ thời Trung cổ, biện pháp này đã phổ biến khắp châu Âu. “Không ai muốn bị chỉ rõ mình là kẻ đã làm điều gì đó chống lại cộng đồng”, ông nói.

Quy định của Tây Ban Nha về thanh toán công nợ tương đối lỏng lẻo. Thời gian trả nợ là 95 ngày, trong khi mức trung bình của châu Âu là 30 ngày. Tòa án Tây Ban Nha không ưu tiên vấn đề nợ nần. Có thể mất ba năm để theo kiện một con nợ. Vì thế, dịch vụ đòi nợ thuê luôn đắt khách.


“Chính phủ và hệ thống tư pháp dường như chẳng làm gì… Người ta nghĩ rằng họ có thể xù nợ dễ dàng. Chúng tôi giúp khách hàng đòi công lý. Chúng tôi tự coi mình là một dạng Robin Hoods, giúp khách hàng lương thiện lấy lại đồng tiền chính đáng. Tôi không thương những con nợ chầy bửa. Tôi thấy thương khách hàng của mình, những người phải ngừng hoạt động kinh doanh và cả nhà có thể phải chịu cảnh đói ăn vì kẻ xấu không chịu trả tiền”, ông Granda nói.

El Cobrador del Frac có hơn 250 nhân viên thu nợ và chừng đó thư ký cùng điều tra viên. “Nếu cảm thấy con nợ thực sự không còn đồng nào, chúng tôi không nhận trường hợp đó. Mục tiêu của chúng tôi là đi đến một thỏa thuận nào đó và thu tiền về”, Theresa Seves, một chuyên gia của công ty, nói.

Những ngày này, El Cobrador del Frac không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Bà Seves cho biết, nợ nần trong lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn vì ngành này đang đi xuống. Chủ nhà nợ nhà thầu, nhà thầu nợ công ty xây dựng, công ty xây dựng nợ nhà sản xuất thiết bị…

Tỷ lệ thu hồi nợ thành công của El Cobrador del Frac là 70%. Phóng viên không được phép tham gia vào quá trình đòi nợ của nhân viên công ty để “tôn trọng quyền riêng tư của người khác” như lời ông Granda giải thích. Tuy nhiên, một người thu nợ thuê tên là Pablo đã kể lại một câu chuyện ấn tượng.

Năm ngoái, El Cobrador del Frac nhận hợp đồng đòi 83.000 USD từ một cặp vợ chồng mới cưới. “Công ty tổ chức đám cưới liên lạc với chúng tôi và chúng tôi có danh sách những người được mời tham dự đám cưới. Chúng tôi bắt đầu gọi điện thoại cho từng vị khách, hỏi xem họ có ăn tôm hùm hoặc thịt gà không và hỏi họ địa chỉ để gửi hóa đơn”, Pablo kể. Cuối cùng, vì quá xấu hổ, cô dâu và chú rể quyết định trả nợ.

Bị phản đối

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách thức đòi nợ kiểu đó. Tổ chức Người tiêu dùng của Tây Ban Nha cho rằng, cách đòi nợ của một số công ty thu nợ thuê hiện nay gần như là bất hợp pháp, và thúc giục chính phủ xem xét việc tăng cường quản lý loại hình dịch vụ đặc biệt này như hầu hết các nước châu Âu đã làm. Theo Cơ quan Thương mại Công bằng của Anh, khiến con nợ xấu hổ với cộng đồng là một biện pháp không công bằng và trái luật. Nhiều bang ở Mỹ cũng có quy định tương tự: không cho phép quấy rầy hoặc lạm dụng người mắc nợ.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, chiến thuật làm con nợ bẽ mặt trở nên kém hiệu quả, GS Nicolas nói. “Rõ ràng rằng, trong thời kỳ thịnh vượng, việc khiến con nợ xấu hổ đem lại hiệu quả cao hơn thời điểm khủng hoảng. Hiện nay, có quá nhiều người mắc nợ và họ thực sự không thể trả tiền. Dù có làm họ xấu hổ đến đâu đi chăng nữa, đòi nợ kiểu này vẫn không ăn thua gì”, ông nhận xét. 

Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến Tây Ban Nha thiệt hại nặng nề. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 19,3%, một trong những tỷ lệ cao nhất ở châu Âu. Lượng người thất nghiệp của Tây Ban Nha bằng tổng số người không có việc làm của Pháp và Italy.

Theo baodatviet.vn

Có cách gì xử lý nợ xấu?

Có cách gì xử lý nợ xấu?

Xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại Nhà nước có 3 ý nghĩa lớn: giải phóng hàng nghìn tỷ đồng nợ đọng để tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng, nâng cao năng lực tài chính các ngân hàng thương mại Nhà nước trong quá tình hội nhập quốc tế.
Do đó, Quốc hội, Chính phủ, ngành ngân hàng... rất quan tâm đến vấn đề này. Bởi vì, các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện đang đóng vai trò chủ lực, cung ứng 75% vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các thành phần kinh tế trong cả nước

Vào thời điểm cao nhất, các ngân hàng thương mại Nhà nước có khoảng 15.000 tỷ đồng - 18.000 tỷ đồng nợ xấu thuộc nhiều nhóm nợ được phân loại và chưa được phân loại. Nhưng với nhiều giải pháp quyết liệt, đến nay 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã xử lý được 92% tổng số nợ đọng phải xử lý

Trong số đó, có một tỷ lệ đáng kể Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước đã thống nhất cho xử lý khoản nợ vay theo chính sách trước đây. Còn một tỷ lệ lớn khác là các ngân hàng thương mại Nhà nước nỗ lực xử lý tài sản thế chấp và một số biện pháp khác.

Vốn nợ đọng trong các vụ án kinh tế lớn

Ngân hàng Công thương Việt Nam được coi là thành công nhất trong xử lý vốn nợ đọng. Đây là ngân hàng thương mại Nhà nước có số vốn nợ đọng lớn nhất liên quan đến các vụ án Epco - Minh Phụng, Tamexco và nhiều vụ án lớn khác, với tổng số nợ lên tới gần 9.000 tỷ đồng.

Trong nhiều năm qua, với nhiều biện pháp quyết liệt, Ngân hàng Công thương đã cơ bản xử lý gần xong số nợ đọng đó. Tính đến nay, ngân hàng này chỉ còn 540 tỷ đồng nợ đọng liên quan đến vụ án Epco - Minh Phụng

Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại có các khoản nợ xấu và nợ đọng liên quan đến các vụ án kinh tế lớn đứng hàng thứ hai sau Ngân hàng Công thương. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương triển khai các giải pháp: phát mại tài sản, khai thác tài sản, cho thuê tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, đề nghị Chính phủ xử lý các khoản nợ đọng theo chính sách từ thời bao cấp, nên đến nay ngân hàng này cũng đã cơ bản xử lý xong nợ xấu, đang khẩn trưởng triển khai kế hoặch cổ phần hoá.

Do kết quả xử lý nợ xấu đạt được tiến độ đề ra và hàng năm có mức lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch được để lại khá, nên số vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương cũng tăng đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện, đứng cao hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Khó khăn trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước

Tuy nhiên với nỗ lực xử lý nợ xấu nói trên thì lại có một số khó khăn khác làm chậm lại tiến độ được đề ra, đó là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước nói chung và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, công nợ và vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này ít được quan tâm đến.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 khoá IX đã nêu rõ: "Các ngân hàng thương mại Nhà nước được tham gia xây dựng phương án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước có vay vốn ngân hàng". Thực tiễn gần như 100% doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay vốn ngân hàng thương mại cho hoạt động của mình

Nhưng trong Thông tư số 126 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/NĐ - CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, lại không quy định ngân hàng thương mại cho vay vốn là thành phần trong Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Trong khi đó, ngân hàng thương mại cho vay phần lớn là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa. Tại Thông tư này chỉ quy định, ngân hàng thương mại cho vay có ý kiến bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp trong vòng 20 ngày về ý kiến xử lý tài chính.

Quá thời hạn đó, doanh nghiệp được tạm loại khoản nợ lãi vay ra khỏi giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Thời hạn đó không những quá ngắn , nhiều ngân hàng thương mại không thể thực hiện xác nhận nợ vay, quyết định xoá lãi vay hoặc không xoá lãi vay cho doanh nghiệp

Tại các văn bản pháp lý hiện hành không có quy định về xử lý đối với doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá không ký nhận nợ, hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ quá hạn. Thực tiễn đã xẩy ra trường hợp, khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, một số UBND tỉnh đã loại trừ khoản nợ vay ngân hàng thương mại ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Do đó, nhiều doanh nghiệp không chịu nhận nợ cũ. Họ sẵn sàng tìm đến chi nhánh ngân hàng thương mại hay ngân hàng thương mại khác để vay vốn mới, còn nợ của ngân hàng thương mại cho vay trước đây thường bị "lờ"đi. ngân hàng thương mại rất bức xúc trong vấn đề này, nợ rõ ràng có, nhưng cơ sở để đòi nợ thì thật nan giải. Có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do quá bức xúc đối với một nhà máy mía đường ở miền Trung, có nguồn thu nhưng họ không chịu trả nợ ngân hàng, ngân hàng đã phải kiện doanh nghiệp ra toà

Nhìn chung, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng thương mại thường bị đặt ra ngoài. Vì vậy giải pháp được đề xuất là chuyển nợ vốn vay ngân hàng thương mại của doanh nghiệp thành vốn góp của ngân hàng thương mại tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Theo đó, ngân hàng thương mại phải được tham gia với vai trò chính trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tham gia trong ban chỉ đạo xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí tham gia trong hội đồng quản trị công ty cổ phần đó, bởi vì vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn hoặc tỷ trọng khá trong giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào số nợ còn lại chuyển thành vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần.

Theo thông lệ quốc tế, khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ đóng vai trò chính trong quá trình cơ cấu lại nợ, lên phương án và triển khai phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, bơm thêm vốn giám sát nguồn thu bán hàng hoặc giải pháp tối ưu khác cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Nợ đọng lớn nhất đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là các nhà máy mía đường. Hướng xử lý được đưa ra là do các nhà máy mía đường phải cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và được Chính phủ chỉ đạo phải điều chỉnh kỳ hạn nợ. Do đó dư nợ cho vay các nhà máy mía đường không phải trích lập dự phòng rủi ro. Hoặc là cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trích lập dự phòng rủi ro tuỳ theo năng lực tài chính của ngân hàng.

Trong 4 năm qua, nếu như các ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xử lý nợ đọng, thì nhiều khoản nợ của các ngân hàng thương mại Nhà nước có nguy cơ bị dây dưa kéo dài đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế

Vì vậy, giải pháp từ cơ chế được coi như "nút gỡ" cơ bản cần được tháo gỡ trong cả chu trình vướng mắc đó.
Theo VNE

Nợ xấu! xử lý cách nào?


Nợ xấu! xử lý cách nào?

Theo quy định hiện hành, các chủ nợ (ngân hàng, DN) phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa quá hạn, nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi, chủ nợ phải sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của DN. Ngoài ra, chủ nợ còn tiếp tục phần theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.
Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các chủ nợ, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp, việc thu nợ trực tiếp từ khách nợ hầu như không thể do DN không còn nguồn trả nợ, nếu thực hiện kê biên và bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN và việc này cũng không hề đơn giản nếu bên có tài sản đảm bảo không hợp tác, hoặc tẩu tán tài sản... Trường hợp không có tài sản đảm bảo thì chủ nợ phải nộp đơn ra toà yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN khách nợ để thu hồi vốn từ thanh lý tài sản. Áp dụng biện pháp phá sản DN khách nợ cũng chỉ là "bất đắc dĩ" vì quy trình, thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian, có nhiều trường hợp đến 5 năm chưa thực hiện được.

Vậy đâu là giải pháp khả thi trong việc xử lý nợ xấu? Hiện đang có một số hướng đi cơ bản như sau:

Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản... Đây là hướng đi được một số NHTM thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, các chủ nợ vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu, cho nên không khả thi.

Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Tính đến nay, DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các chủ nợ khác. DATC đã trở thành chủ nợ của gần 80 DN với giá trị sổ sách khoản nợ xấu đã mua trên 5.000 tỷ đồng. Việc xử lý các khoản nợ đã mua này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy thực tế cụ thể tại DN khách nợ và đánh giá của DATC, như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của DN…

Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc DN khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, không để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi được cơ cấu lại.

Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng

Các chỉ số phân tích tài chính IRR, NPV và ý nghĩa trong việc đánh giá dự án

Các chỉ số phân tích tài chính IRR, NPV và ý nghĩa trong việc đánh giá dự án

Trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một dự án, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, tác giả xin đưa ra một số nhận định về việc sử dụng hai chỉ số IRR và NPV để đánh giá mức độ khả thi của một dự án.

1. NPV và IRR:  khái niệm và ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả dự án
* Về NPV:
-                     Khái niệm:
NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:

NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu)
 - giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)

-                     Về mặt ý nghĩa:

Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá. Các yếu tố ảnh hưởng tới suất chiết khấu này được phân tích kỹ trong phần sau của bài viết này) và xem NPV có dương hay không. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.

Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí  (bao gồm cả lạm phát).

Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài. Vì thế trong thực tiễn người ta phát triển chi phí vốn thành tỉ suất chiết khấu hay còn gọi là tỉ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được - tỷ suất rào (thường do nhà đầu tư kỳ vọng trên cơ sở cân nhắc tính toán đến các yếu tố tác động vào dự án đầu tư). Một nhược điểm khác nữa của NPV đó là không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.

-                     Tỷ suất rào (tý suất chiết khấu trong các báo cáo Nghiên cứu khả thi)

Tỷ suất rào là tỷ suất hoàn vốn tối thiểu mà tất cả các khoản đầu tư cho một doanh nghiệp cụ thể phải đạt được.
Trước tiên khi tìm hiểu về tỷ suất rào, chúng ta cần phân tích về chi phí sử dụng vốn của một dự án. Nó chính là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức: cả nợ và chủ sở hữu.
Vốn nợ mà các công ty sử dụng đều có một chi phí gọi là lãi suất phải trả cho các trái phiếu và các giấy nợ khác.  Lưu ý rằng vốn góp của các chủ sở hữu cũng là chi phí thực. Chi phí này là chi phí cơ hội - tức là phần mà các cổ đông có thể kiếm được trên phần vốn của mình nếu họ đầu tư vào cơ hội tốt thứ hai ở cùng một mức rủi ro. Ví dụ, nếu nhà đầu tư có 100.000 USD tiền đầu tư vào cổ phiếu Công ty XYZ - một công ty có giá cổ phiếu hay dao động bất thường, chi phí cơ hội của họ cho số vốn đó có thể là 14% - tỷ lệ sinh lời mà họ có thể đạt được cho một vụ đầu tư khác có mức rủi ro tương đương. Vì vậy, đối với một công ty lớn và ổn định, chi phí cơ hội của cổ đông có thể là 10%; còn đối với một công ty công nghệ cao và khá rủi ro thì chủ sở hữu có thể trông đợi tỷ lệ sinh lời 18%. Nói một cách đơn giản thì chi phí vốn là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức.

Vậy tỷ suất rào hợp lý cho một doanh nghiệp cụ thể là bao nhiêu? Tỷ suất này dao động tùy theo từng công ty. Thông thường, tỷ suất rào được lập trên mức có thể đạt được từ một khoản đầu tư không rủi ro, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc.

Cách tính tỷ suất rào:

Tỷ suất rào = Tỷ suất không rủi ro + Tiền phản ánh rủi ro của dự án

Bất cứ nhà đầu tư nào đều mong muốn được đền đáp xứng đáng cho sự không chắc chắn mà họ đã chịu. Về bản chất, các mỗi dự án đều có nhiều yếu tố không chắc chắn. Vì lý do đó, các nhà đầu tư đòi hỏi các dự án tương lai phải chỉ ra được sự hứa hẹn khả dĩ.
Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có các tỷ suất rào khác nhau. Với các khoản đầu tư rủi ro thấp thì tỷ suất vào phải thấp hơn mức được áp đặt cho loại đầu tư rủi ro cao hơn. Ví dụ, một dự án thay thế dây chuyền lắp ráp hiện tại hay các bộ phận thiết bị chuyên dụng phải sử dụng tỷ suất rào là 10%, nhưng dự án sản xuất các dòng sản phẩm mới thì phải sử dụng tỷ suất rào là 15%.

* Về IRR:
-                     Khái niệm:

IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Đây là phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.

-                     Ý nghĩa:

IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên chặn dưới, tuy nhiên, nhờ ứng dụng của Excel, việc tính IRR trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của IRR. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá.

Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án  nào. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Phương pháp IRR có ưu điểm là dễ tính toán vì không phụ thuộc chi phí vốn, rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không biết được mình có bao nhiêu tiền trong tay.

Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một công cụ nữa mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.

IRR cũng có thể được so sánh với tỉ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không thấy dự án nào có IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính, công ty đó có thể đơn giản là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì thực hiện dự án.

2. Đánh giá dự án: NPV hay IRR

Nói chung, nhìn IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả 2 cách để đánh giá.

Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì tỉ suất hoàn vốn nội bộ và  giá trị hiện tại thuần đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Mặc dù việc sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hóa quy trình tính toán, nhưng trong nhiều trường hợp điều đó lại dẫn đến những sai lệch. Nếu một tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng có thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên bản thân tỉ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian. Nếu quy ước sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ làm lãi suất chiết khấu, lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vòng 20 năm, từ đó làm cho tỉ lệ chiết khấu cũng biến động theo. Nếu không có sự điều chỉnh, tức là IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.

Một kiểu dự án khác mà việc áp dụng IRR sẽ không hiệu quả đó là các dự án có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm. Ví dụ một dự án yêu cầu phải có kinh phí ban đầu là -50,000USD (dòng tiền âm)  trong năm đầu tiên. Dự án này sẽ tạo ra 115,000 USD (dòng tiền dương) trong năm tiếp theo, sau đó cần tiếp chi phí đầu tư -66,000USD trong năm thứ 3 vì có sự điều chỉnh lại dự án. Như vậy thì áp dụng một tỉ lệ IRR duy nhất là không phù hợp.

Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỉ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị.

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV.

Ưu điểm của việc sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.

Vậy thì tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn? Có lẽ phương pháp này được ưa thích hơn chỉ vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Phương pháp IRR đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất từ đó nhà quản lý có thể xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung thì IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số tốt mà NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.

Một ví dụ minh hoạ là các dự án giao thông vận tải hoặc khai thác khoáng sản, rõ ràng là sẽ có IRR thấp hơn các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn dự án mở một cửa hàng đồ ăn nhanh, trong khi NPV chắc chắc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, NPV cao hơn không có nghĩa là dự án khai thác khoáng sản tốt hơn, vì chắc chắn lượng vốn ban đầu bỏ ra của dự án này cao hơn dự án trong lĩnh vực dịch vụ rất nhiều. Một lần nữa chúng ta thấy rằng IRR và NPV là những công cụ rất tốt nhưng có những điều kiện áp dụng nhất định như đã trình bày ở trên. Vì vậy, khi so sánh hiệu quả của các dự án, cần xem xét bản chất của ngành nghề kinh doanh và chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có những so sánh kết luận chính xác.

3. Kết luận

Khi phân tích đánh giá dự án, cần lưu ý rằng, các chỉ số trên là chỉ tiêu đánh giá tài chính. Hiện nay, những người làm dự án còn quan tâm đến NPV, IRR Kinh tế. Có nghĩa là lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Ví dụ như đầu tư 1 ngôi trường có thể lỗ về mặt tài chính nhưng nếu tính toán các giá trị kinh tế khác có được từ ngôi trường vào thì NPV kinh tế đáng giá. Hoặc dự án đầu tư vào một nhà máy công nghiệp chế tạo có lãi về mặt tài chính nhưng lại làm ô nhiễm môi trường thì NPV kinh tế có thể lại không đáng giá.

Trong nền kinh tế hiện đại, để đảm bảo công bằng và bảo vệ môi trường, xu hướng chung là tất cả các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế sẽ phải trả cho các tác động ngoai lai mà họ gây ra với chủ thể khác. Một ví dụ là công cụ kinh tế giấy phép xả thải. Theo đó, các công ty xả thải phải chịu một khoản chi phí nhất định cho việc làm ô nhiễm môi trường chung. Tuy nhiên, để đánh giá NPV hay IRR kinh tế, cần các điều tra xã hôi học và kinh tế rộng lớn, trong đó có xem xét tới các tác động ngoại lai gây ra bởi các tất cả các chủ thể. Tác giả xin được phân tích và đi sâu về các khái niệm và ý nghĩa của các chỉ số trên trong một bài viết khác.